a

Mời các bạn bấm vào cuối trang BÀI ĐĂNG CŨ HƠN để đọc tiếp. Những bài viết về trường Trung học Bán Công Định quán được đặt trong thư mục KÝ ỨC HỌC TRÒ.

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Truyền thông Trung Quốc “điếng người” vì truyện tranh Thần đồng Đất Việt

Đăng Bởi -
Lucy Nguyễn
Việc công ty Phan Thị vừa công bố dự án bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt – Hoàng Sa – Trường Sa 10 tập, và phát hành tập 1-Khẳng định chủ quyền đã khiến Trung Quốc lo ngại.
Yêu biển đảo tổ quốc từ truyện tranh
Thần đồng Đất Việt-Hoàng Sa-Trường Sa 10 tập là bộ truyện tranh Việt Nam đầu tiên mang nội dung chủ quyền biển đảo với tập 1 đầy hấp dẫn với nhiều hình ảnh vui nhộn, cách dẫn chuyện rất con nít, nhí nhảnh nhưng vẫn truyền tải được những kiến thức lịch sử sinh động.
Chị Phan Thị Mỹ Hạnh – giám đốc công ty Phan Thị, đồng thời cũng là trưởng dự án bộ truyện tranh trên, cho biết, công ty đã mất hơn một năm thu thập tài liệu lịch sử và cấu tứ nên bộ truyện tranh trên sao cho vừa phải đảm bảo tính vui nhộn của truyện tranh, vừa bảo toàn tính chính xác về các tư liệu lịch sử của chủ quyền biển đảo. Sau ấn bản tiếng Việt, Phan Thị dự tính sẽ phát hành song ngữ bộ truyện tranh trên để đông đảo trẻ em Việt trên toàn thế giới đều đọc được.
anh 2
Chị Phan Thị Mỹ Hạnh (giám đốc Phan Thị) cùng tiến sĩ Nguyễn Nhã tại buổi họp báo công bố dự án truyện tranh
Theo đó nội dung tập 1 chủ yếu cung cấp tài liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam từ thời Chúa – vương triều Nguyễn, đồng thời giới thiệu hoạt động của dân binh Hoàng Sa.
Tập 2 – Lãnh thổ An Nam sẽ cung cấp các cứ liệu mà phía Trung Quốc đã khẳng định Hoàng Sa hoặc Đại Trường Sa là của Việt Nam, căn cứ theo tài liệu: thư trả lời của tổng đốc lưỡng quản Quỳnh Châu Hải Nam và nhật ký của nhà sư Thích Đại Sán.
Tập 3 – Khám phá Hoàng Sa sẽ giới thiệu cho độc giả nhí những điều cần biết về các sản vật trên các đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Tập 4 – Huyền bí Paracels cung cấp chứng cứ của phương Tây khẳng định Paracel là của Việt Nam và những nỗi kinh hoàng khi qua quần đảo này năm 1701 trong những lá thư của giáo sĩ phương Tây.
Các tập từ 5 tới 10 lần lượt có tên: Chiến thuyền nhà Nguyên, Hùng binh biển đảo, Chiến dụ Tàu Ô, Trương Long Văn Hầu, Mộ gió Hoàng Sa, Sứ giả 2 triều. Và mỗi tập sẽ lần lượt được phát hành theo định kỳ 3 tháng/tập.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – người hiệu đính bộ truyện tranh trên, vui vẻ nói: “Tôi rất ấn tượng về câu chuyện biển đảo được viết thành một cốt truyện hợp với tuổi thần tiên, các châu bản được sử dụng trong chuyện rất chính xác, cụ thể. Nếu truyện tranh được phổ biến sẽ kích thích lòng yêu nước của giới trẻ”.
anh 3
“Truyện tranh về Hoàng Sa-Trường Sa sẽ là bước khởi đầu cho phương thức truyền bá thông điệp yêu nước, kiến thức về chủ quyền biển đảo đến thế hệ trẻ thật gần gũi, đơn giản nhưng không kém phần sâu sắc”- tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã.
Nhà thơ Lê Minh Quốc còn đề nghị Phan Thị nên tổ chức các cuộc thi trong các trường học để huy động nguồn lực tài liệu trong công chúng, đồng thời cũng khơi dậy lòng yêu nước của các em.
Đại tá Nguyễn Hải Triều – đại diện Bộ tư lệnh hải quân, khi đại diện cho các cháu thiếu ở quần đảo Trường Sa – Hoàng Sa, nhận món quà 200 tập 1 – Khẳng định chủ quyền từ công ty Phan Thị, đã xúc động nói: “Việc phát hành bộ truyện tranh này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tuyên truyền biển đảo của chúng ta, đồng thời có ý nghĩa giáo dục rất tốt cho trẻ nhỏ, giúp trẻ ngay từ nhỏ đã định hình được khái niệm chủ quyền biển đảo”.
Ngoài ra, Phan Thị còn lập riêng 1 FB mang tên Một triệu like cùng Thần đồng Đất Việt khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam để giới thiệu kĩ lưỡng hơn về bộ truyện tranh này.
Trung Quốc vội vã phản ứng
Ngay sau khi hay tin Việt Nam vừa phát hành tập 1 bộ truyện tranh trên, giới truyền thông Trung Quốc đã hối hả nhảy vào cuộc. Báo mạng quân sự Trung Quốc (www.ckjunshi.com) ngày 1.10 giật tít bài Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên nhận biển Đông của Trung Quốc là của mình, thừa nhận: “với bộ truyện tranh này, Việt Nam sẽ coi Hoàng Sa – Trường Sa là lãnh thổ của mình, và giáo dục cho lớp trẻ Việt Nam, từ nhỏ đã có ý thức về chủ quyền lãnh thổ.”
Báo này cũng đăng tải rất nhiều hình trong cuốn truyện tranh tập 1 trên và vô hình chung lại giúp Việt Nam tuyên truyền, khẳng định chủ quyền đối với Trường Sa, Hoàng Sa.
Báo mạng quân sự (www.junshier.com) ngày 2.10 cũng đăng bài Bắc Kinh phẫn nộ: Truyện tranh Việt Nam ngang nhiên cho rằng biển Đông của Trung Quốc là của riêng họ. Theo đó bài báo cũng cho biết không thừa nhận việc cách gọi Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và vẫn khẳng định hai quần đảo này thuộc lãnh thổ của họ.
anh 1
Tập 1 Khẳng định chủ quyền hấp dẫn bởi hình vẽ vui nhộn, giọng văn tung tẩy
Báo mạng Truyện tranh quốc tế Trung Quốc (www.chncomic.com) ngày 30.9 cũng đăng bài Việt Nam xuất bản truyện tranh Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa – Trường Sa, tuyên truyền “chủ quyền” từ con nít với nội dung tương tự.
Báo mạng Nam Đô (nandu.oeeee.com) ngày 30.9 đăng bài Việt Nam xuất bản thần đồng Đất Việt, tuyên truyền rằng Việt Nam là nước đầu tiên phát hiện ra quần đảo Trường Sa.
 Báo mạng quân sự (military.china.com) ngày 30.9 cũng đăng bài Việt Nam dùng truyện tranh Thần đồng Đất Việt để khiêu khích chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của Trung Quốc.
Ngoài nội dung tương tự, còn đăng tải nhiều hình ảnh người dân Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc và lo ngại về việc Việt Nam đang tích cực mua tàu ngầm để đối chọi lại với Trung Quốc và tích cực huy động lực lượng quân đội trên biển.
Tuy nhiên bài báo này cũng trở lại kiểu cảnh cáo rằng: “Kết quả mà Việt Nam đối chọi với Trung Quốc sẽ là mất đi cơ hội phát triển đất nước dài lâu”.
Ngoài ra có rất nhiều báo mạng khác ở đại lục, Hồng Kông, Đài Loan… cũng đăng tải lại các nội dung trên như các bài: Việt Nam tuyên truyền chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa từ con nít (powerapple.com, takungpao.com.hk), Truyện tranh thần đồng Đất Việt của Việt Nam lôi kéo trẻ con vào vấn đề chủ quyền biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa không thuộc về Trung Quốc (pp.faloo.com, randian.cc, comic.k618.cn, www.nanhai.org.cn),
Nếu gõ 8 chữ Thần đồng Đất Việt: Hoàng Sa – Trường Sa bằng tiếng Hoa sẽ lập tức có ngay 54.900 kết quả, hiện đang thu hút nhiều lời bình luận trên nhiều diễn đàn lớn của nước này như: tuku.military.china.com,  forum.china.com.cn, tiexue.net, q.115.com
Việc nhiều báo mạng và diễn đàn Trung Quốc hối hả phản ứng khi tập 1 bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt-Hoàng Sa-Trường Sa vừa phát hành cho thấy động thái lo sợ của nước này. Xem ra báo giới Trung Quốc sẽ còn phải bận dài dài khi từng tập truyện tranh này lần lượt xuất bản.
L.C. Ảnh Lucy Nguyễn

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

CHUẨN BỊ CHO NGÀY 20/11/2013

THÔNG BÁO

Theo thông báo của lớp trưởng, thông báo cho tui để thông báo cho mọi người chuẩn bị tinh thần (là tui có tới 3 chữ thông báo rồi đó nghen lớp trưởng) dự định là năm nay tụi mình sẽ đi picnic trong thác chớ không ăn chơi ngoài đường nữa.
 Theo đề của tổ trưởng tổ 2 (Nghiệp) thì thác 3 giọt là nơi được đề cử giải. Xin giới thiệu đây (lấy trên mạng nha).


Hoang sơ Ba Giọt....



            Thác Ba Giọt - Phú Hòa - Định Quán là một điểm đến kỳ thú cho những ai thích khám phá vẻ đẹp thiên nhiên còn nguyên vẹn nét hoang sơ
      Thác Ba Giọt cách TP.HCM chừng 140km. Từ Sài Gòn bạn chạy dọc theo quốc lộ 20 hướng lên Đà Lạt, qua cầu La Ngà. Tới cây số 118 bạn nhìn bên tay trái sẽ thấy bảng đề khu du lịch sinh thái Hoa Phượng. Bạn quẹo trái đi vào con đường nhỏ tráng nhựa dài độ 8km. Đường tuy quanh co nhưng đủ rộng cho cả xe du lịch vào tận nơi. Cuối đường bạn sẽ bắt gặp một không gian hoang sơ, kỳ thú, thoáng mát của dòng thác Ba Giọt ầm ì tuôn.
       Lối vào khu du lịch sinh thái là
những tán phượng còn sót lại những trái khô quắt queo của mùa cũ bên cạnh những chồi non báo hiệu tiết xuân sang. Chỉ chừng vài tháng nữa thôi, khi đám ve sầu bắt đầu gọi hè, những tán phượng dọc lối đi ấy sẽ đỏ rực màu hoa nhung nhớ làm sống dậy bao hồi ức thuở học trò.
       Thác Ba Giọt còn có tên là Ba-zọt, đối với nguồn gốc tên gọi này, nhiều người cho rằng có lẽ là do khi nhìn từ trên cao xuống thác đổ thành ba nhánh lớn bên cạnh vô số các nhánh phụ trông như những giọt nước khổng lồ từ trên trời rơi xuống giữa bạt ngàn rừng cây đồi núi.....

So với nhiều ngọn thác kỳ vĩ khác của vùng cao nguyên như Draysap, Đambri, Đatanla, thác Ba Giọt không thể sánh về độ cao, nhưng xét về độ rộng thì thác trên tỏ ra vượt trội với những ghềnh đá chồng chất nối tiếp nhau trải dài tưởng chừng đến vô tận… Ở Ba Giọt, đá chồng lên đá, nước len qua đá nhiều hình thù tạo nên vô số những dòng chảy khác nhau đẹp mắt. Nơi những ghềnh đá cao, nước cuộn lên, uốn mình một lượt trước khi đổ ào xuống hồ rộng phía dưới. Mùa khô, Ba Giọt hiền hòa thong thả vậy chứ khi mùa mưa tới, dòng thác cuộn chảy dữ dội đến không thể nhận ra hình ảnh quen thuộc của “ba giọt nước”.Đây là ngọn thác lớn có thể so với thác ở Đà Lạt, nhưng du khách tới đây lại không có cảm giác như ở trên cao nguyên mà là giữa vùng biển rộng. Bởi quanh thác là bờ cát thoai thoải, trải rộng, cả những con sóng xô nhau chạy vào bờ. Ngay giữa dòng nước có nhiều khóm hoa cao quá đầu người, đủ màu lung linh trên nước bạc. Thác Ba Giọt khi chảy qua những ghềnh đá chia hẳn thành 3 dòng rất đẹp, bên cạnh là ngút ngàn cát trắng, rải rác khắp nơi là những tảng đá lớn 4, 5 người ngồi. Du khách có thể men theo bãi cát, đi ngược lên thượng nguồn để thấy 3 dòng thác đang tuôn dưới chân mình. 
       Thác Thượng lại nổi bật ở một suối đá ngầm nước trong văn vắt với hàng trăm cục đá lớn nhỏ, những tán cây xanh mát rượi. Thác Thượng không có dòng lớn mà chỉ có những làn nước nhỏ nằm rải rác khắp nơi và chảy len qua những tảng đá lớn... Mùa xuân là mùa những cây xanh có hình dáng giống như cây liễu bắt đầu trổ hoa vàng, rất đẹp. Chính vì thế, người dân bản địa rất thích du thác và chụp cho mình vài tấm ảnh kỷ niệm ở đây.
Đảo tình nhân

       Nổi giữa Ba Giọt là cụm đảo có tên gọi Tình Nhân với cỏ hoang ngập quá chân người chờ bạn khám phá. Một mạn hồ có neo sẵn mấy chiếc thuyền và ca-nô sẵn sàng chở khách ra đảo tham quan hay đi câu cá giữa lòng thác. Dọc trên bờ hồ, du khách có thể ngả lưng nghỉ ngơi thư thả trên những chiếc võng được giăng sẵn dưới những mái nhà tranh quán lá đơn sơ.
         Thác Ba Giọt là địa điểm được nhiều cần thủ tìm đến để thỏa thú câu cá lăng, cá trèn… Bãi bồi của thác tương đối rộng, thoai thoải tiện cho người buông cần câu ven bờ hay có thể thuê thuyền chở ra giữa lòng hồ để câu tùy thích. Ở đây nổi tiếng có loài cá Lăng. Anh bạn tôi mê câu lăng cho biết: Để câu được cá lăng lớn ở Ba Giọt, nhóm anh phải phục qua đêm, dùng mồi thuốc (cá linh phơi nắng cho thật ươn, xay cho nhuyễn rồi đem ủ) thì mới dễ “vấp” lăng ở Ba Giọt. Tại các quán lá đơn sơ ở Ba Giọt, bạn cũng có thể thưởng thức món lẩu cá lăng, lăng nướng, chiên giòn với giá 150.000 đồng/kg. Cá lăng ở đây thường được thợ câu đem vào quán bán để phục vụ du khách. Cá lăng ở quán đều được đánh bắt tự nhiên nên thịt rất ngon, béo ngọt, vàng ươm hấp dẫn với lớp da dày ngầy ngậy. Con cá lăng nặng chừng hơn 1kg, có con hơn 3kg được thả trong một hồ nhỏ trong quán, khách ưng con nào tùy ý "đi chợ" để chủ quán bắt đem “mần” thịt. Chừng 15 phút là có ngay một lẩu cá nóng nghi ngút khói cùng đĩa mắm ngon thái ớt sẵn.Cá tươi nên nước lẩu ngọt đậm đà có thể làm hài lòng bất kỳ thực khách khó tính nào. Ngoài cá lăng, du khách cũng có thể chọn món lẩu cá điêu hồng với giá bình dân. Muốn chắc bụng có thể gọi thêm đĩa mì xào bò hay kêu con gà ta, làm hai món: nướng lụi và nấu cháo hành hoa, ăn mát ruột mát gan mà lại bổ dưỡng.

Zậy đó, mà khả năng ngày đi picnic sẽ là 18/11/2013.
Kính báo cho bà con biết