a

Mời các bạn bấm vào cuối trang BÀI ĐĂNG CŨ HƠN để đọc tiếp. Những bài viết về trường Trung học Bán Công Định quán được đặt trong thư mục KÝ ỨC HỌC TRÒ.

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016


GIAO THÔNG CỘNG ĐỒNG TẠI SINGAPORE 

Việc đi lại bằng xe bus rất phổ biến tại Singapore. Đi xe bus rẻ hơn nhiều so với taxi và có nhiều trạm dừng hơn làtàu điện. Bus đi đến hầu hết các điểm du lịch ở Singapore, do đó không quá khó để có thể du lịch một vòng quanh thành phố chỉ bằng bus. Và đây cũng là phương tiện hiệu quả nhất khi đi du lịch nếu muốn nhìn thấy cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. 



Ở Singapore có hai hãng xe bus chính là SBS Transit (xe bus màu đỏ và trắng) và SMRT (xe bus màu vàng). Cả hai đều có tuyến đường riêng của mình và các trạm xe bus có ở khắp nơi trong thành phố.
1.1SBS Transit
Nắm giữ hơn 75% thị phần xe bus ở Singapore, SBS Transit là nhà điều hành xe bus lớn nhất ở quốc đảo này. Hệ thống xe bus của SBS Transit rất thuận tiện, có cả xe chạy các tuyến đến những địa điểm khó tiếp cận nhất, như các khu vực cách xa trung tâm thành phố và khu trung tâm.
SBS Transit cũng có các dịch vụ xe buýt đặc biệt hoạt động về đêm gọi là dịch vụ Nite Owl, hoạt động vào các ngày thứ sáu, thứ bảy và buổi tối các ngày lễ nhằm phục vụ các khách hàng có nhu cầu đi lại ban đêm với giá vé là 4SGD (cho cả thanh toán bằng Ez-link và tiền mặt)
Hầu hết xe của hãng đều được trang bị điều hòa và cung cấp các dịch vụ như xe chạy trục chính (trunk), xe chạy tuyến nhà ga, sân bay (feeder), xe tốc hành (Express), xe liên khu vực (Townlink) và xe chất lượng cao (Premium)
Ứng dụng Iris NextBus (Mục Iris Journey Planner) của SBS Transit giúp hành khách có thể ước tính được giờ đến của xe buýt dựa trên thời gian thực và đưa ra các giải pháp di chuyển bằng xe buýt theo giá vé rẻ nhất, khoảng cách đi bộ gần nhất hoặc thời gian đi ngắn nhất. Bạn có thể sử dụng dịch vụ này khi vào trangwww.sbstransit.com.sg, thông qua GPRS và tin nhắn SMS trên điện thoại di động.
1.2SMRT
SMRT là nhà điều hành tàu cao tốc MRT của Singapore, nhưng cũng cung cấp các dịch vụ xe bus. SMRT chạy chủ yếu ở phía Bắc Singapore.
Giống như SBS Transit, SMRT có cả xe chạy tuyến nhà ga, sân bay, dịch vụ tốc hành và dịch vụ chất lượng cao.
SMRT còn có dịch vụ xe chạy đêm NightRider khá được ưa chuộng vì là chọn lựa an toàn, hợp lý cho những hành khách thích tiệc tùng cuối tuần hay có công việc về khuya. Mỗi tuần SMRT phục vụ bảy tuyến xe đêm từ 11h30 đêm đến 4h sáng, từ thành phố đi các khu cư dân xa trung tâm


Ngoài các dịch vụ xe bus thông thường, hệ thống bus ở Singapore còn có một vài dịch vụ đặc biệt như:
  •  Dịch vụ xe bus trung chuyển (Feeder bus services): vận chuyển khách từ nhà ga, sân bay đến tận nhà. Các chuyến bus này hoạt động thường xuyên với giá vé cố định.
  •  Dịch vụ bus tốc hành (Express Services): dịch vụ bus này có ít trạm dừng hơn, do đó tiết kiệm được thời gian đi lại
  •  Mua sắm trong thành phố(City Shopper): dịch vụ bus này kết nối các khu vực dân cư lân cận với các khu mua sắm trong quận trung tâm như là đường Orchard và thành phố Suntec
  •  Dịch vụ chất lượng cao (Premium service): loại bus này chuyên vận chuyển khách văn phòng từ nhà đến các quận trung tâm thương mại trong những buổi sáng cao điểm vào các ngày trong tuần với gía vé cố định
  •  Dịch vụ vận chuyển nhanh (Fast Forward Service): những chuyến bus này hoạt động trong suốt giơ cao điểm mỗi sáng và mỗi tối, ít trạm dừng hơn, do đó tiết kiệm được thời gian vận chuyển
  •  Dịch vụ vận chuyển đêm (Night Service): Chỉ hoạt động vào thứ 6, thứ 7 và đêm trước những ngày nghỉ lễ, từ 11h30 khuya đến 4h30 sáng hôm sau (Dịch vụ Night Rider của hãng SMRT) hoặc 12h khuya đến 2h sáng (dịch vụ Nite Owl của hãng SBS)
  •  Dịch vụ vận chuyển từ sân vận động (Stadium direct): những chuyến bus này thường phục vụ sau các buổi hòa nhạc, sự kiện lớn, chạy liên tục từ sân vận động nội thành Singapore đến các khu vực dân cư lân cận nhất định với vé đồng giá
  •  Đưa đón miễn phí: SMRT link có dịch vụ đưa đón miễn phí từ trung tâm thành phố (Dhoby Ghaut) đến Little India và Chinatown vào các ngày cuối tuần và ngày lễ
     


  • ­Xe bus thông thường sẽ hoạt động từ 6h sáng đến 12h đêm mỗi ngày
  • Trong thời gian cao điểm, tần suất hoạt động của bus là 5-8 phút/chuyến, bình thường là 15-18 phút



Dù chọn đi bằng SBS Transit hay SMRT, hành khách đều có hai lựa chọn thanh toán:
4.1Thanh toán bằng thẻ
Thẻ Ez-link: 

Đây là một loại thẻ trả trước, được sử dụng nhiều lần, có thể mua từ bất kỳ phòng vé Transitlink nào tại một số trạm SMRT. Giá ban đầu của thẻ là 15 SGD, trong đó có 10 SGD giá trị nạp và 5 SGD tiền không hoàn lại.

Khi có thẻ Ez-link, hành khách có thể lên bất kỳ xe bus nào và thực hiện việc cà thẻ vào hộp thu phí tự động gắn trên cửa trước và cửa sau của xe để hệ thống tự động trừ tiền. Lưu ý khi lên bus cà thẻ thì khi xuống cũng cà thẻ vì nếu không sẽ bị coi như đã đi cả chặng từ bến đầu tới bến cuối và tính phí theo chặng đường này.

Có thể nạp thêm (top up - mỗi lần ít nhất 10 SGD và tối đa là 100 SGD) tại các phòng vé Transitlink hoặc qua các máy nạp tiền đặt tại các ga MRT, các cửa hàng 7-Eleven hoặc các điểm SingPost. Khi không dùng hết tiền, có thể lấy lại tiền (refund) tại các quầy SingPost.
Thẻ Singapore Tourist Pass (STP)
Nếu chỉ đến Singapore 3 ngày hoặc ít hơn nhưng lại đi nhiều, hành khách có thể mua loại thẻ Singapore Tourist Pass (STP) để đi lại với số lần không giới hạn MRT và xe bus. 

Có 3 loại giá Singapore Tourist Pass là 8 SGD (1 ngày), 16 SGD (2 ngày) và 24 SGD (3 ngày). Điều kiện làphải đặt cọc thêm 10 SGD khi lấy thẻ, hoàn trả lại thẻ trong vòng 5 ngày sau khi hết hạn sử dụng và lấy lại tiền đặt cọc. 

Thẻ này được bán các quầy vé ở bến MRT chính gồm MRT Changi, Orchard, Chinatown, City Hall, Raffles Place, Ang Mo Kio, Harbourfront, Bugis và Lavender
ve-xe-bus-tai-singapore
4.2Mua vé thông thường bằng tiền mặt
  •  Vé sử dụng cho một lần đi, và chỉ sử dụng cho dịch vụ bus
  •  Phải chuẩn bị tiền lẻ chính xác số tiền vé, vì sẽ không được trả lại tiền thừa.
  •  Giá vé phụ thuộc vào khoảng cách di chuyển, dao động khoảng 67 cent đến 1,58 SGD
  •  Nếu không chắc giá vé là bao nhiêu, có thể hỏi tài xế hoặc tham khảo bảng giá vé trên xe bus.
  •  Phải giữ vé trong suốt chuyến đi để nhân viên kiểm soát.


  •  Singapore là một quốc đảo đầy nắng với khí hậu nhiệt đới nên hầu hết các xe bus ở Singapore đềuđược trang bị máy điều hòa,
  •  Một vài tuyến bus của hãng SBS Transit trang bị TV cung cấp thông tin đến hành khách, nhờ vậy mà có thêm kinh nghiệm trong việc đi lại
  •  Xe bus hai tầng có hệ thống truy cập ghế cho hành khách để biết được ở tầng trên còn ghế hay không
  •  Một số xe bus có đường dốc dành cho xe lăn để những người đi xe lăn lên được bus dễ dàng hơn


  •  Không được hút thuốc, ăn uống, mang theo thú cưng và trái sầu riêng (một loại trái cây nhiệt đới có mùi rất nặng)
  •  Bus chỉ dừng đón/trả khách ở trạm dừng
  •  Nếu muốn bắt xe bus, phải vẫy tay khi xe đang đến gần trạm dừng. Nếu muốn xuống một trạm nào đó, phải ấn nút báo hiệu muốn xuống xe, và phải báo trước khi xe đến trạm.
  •  Phải xếp hàng tại các bến xe bus. Xe bus tại Singapore không có phụ xe, mọi người tự giác và nhanh nhẹn khi lên xuống, di chuyển.
  •  Hành khách thường nhường ghế cho người già, người khuyết tật, những ngườii dắt theo trẻ em hoặc những người cần ghế hơn.
  •  Không được phép đứng khi đang ở tầng trên ở những xe bus hai tầng
  • di-lai-bang-bus-o-singapore
  


Singapore nổi tiếng là quốc gia có dịch vụ tàu điện cao tốc hiện đại với nhiều trạm dừng ở khắp nơi trong thành phố. Không chỉ là một trong những hệ thống giao thông sạch nhất thế giới, tàu điện ngầm còn đem lại cho hành khách những góc nhìn tuyệt đẹp về trung tâm và các khu vực trong thành phố, hệ thống này đi đến gần như mọi ngóc ngách của Singapore.

Thực chất hệ thống tàu điện ngầm ở Singapore có 2 loại: MRT (Mass Rapid Transit) và LRT (Light Rapid Transit). Hiểu đơn giản là MRT chạy nhanh, toa dài, êm hơn, dùng cho các mạch giao thông chính còn LRT là loại tàu ngắn và chậm hơn, thường dùng cho những tuyến giao thông ngoại vi (trung chuyển giữa MRT và các khu vực lân cận). Tuy nhiên, chúng được gọi chung là hệ thống MRT.

Tàu điện ở Singapore được điều hành bởi hai hãng SMRT và SBS Transit. Tàu điện ngầm là phương tiện đi lại nhanh nhất với chi phí tiết kiệm nhất nếu muốn đi vòng quanh Singapore và rất thuận tiện cho việc di chuyển một quãng đường dài. Vì di chuyển nhanh mà tiết kiệm chi phí nên tàu điện thường sẽ rất đông vào giờ cao điểm và thỉnh thoảng sẽ có rủi ro không lên được tàu.

Hành khách có thể tải bản đồ hệ thống MRT/LRT trên điện thoại hoặc lấy bản đồ giấy ở các trạm tàu điện ngầm.
Các tuyến MRT
Hiện tại Singapore có 5 tuyến tàu, giao cắt nhau tại nhiều địa điểm. Các tuyến tàu này đi đến hầu hết các điểm du lịch:
  •  Tuyến Nam-Bắc (NS – Màu đỏ): Bắt đầu từ vịnh Marina (NS28) đến Jurong East (NS1), có 28 trạm dừng
  •  Tuyến Đông-Tây (EW – Mùa xanh lá): Điểm đầu là sân bay Changi/Pasir Ris và điểm cuối là Boon Lay, có 31 trạm dừng
  •  Tuyến Đông-Bắc (NE – Màu tím): Đi từ Harbour Front (NE1) đến Puggol (NE17); và từ Harbour Front(NE1) và đến điểm cuối là Puggol (NE17), có 17 trạm dừng
  •  Tuyến vòng Circle (CC – Màu cam): Xuất phát từ Dhoby Ghaut (CC1), kết thúc ở HarbourFront(CC29), có 30 trạm dừng
  •  Tuyến Downtown (DT – Màu xanh dương) viết tắt là DT, hành trình đi từ Bugis đến Chinatown, hiện có 6 trạm là Bugis DT14, Promenade DT15, Bayfront DT16, Downtown DT17, Telok Ayer DT18 và China Town DT19.
Tuyến Thomson bờ biển Đông (Màu nâu) hiện đang được xây dựng và dự kiến sẽ đưa vào sử dụng từ năm 2019 
1.2Các tuyến LRT
Hiện nay có 3 tuyến LRT đang hoạt động trong các khu vực lân cận với Singapore:
  •  Bukit Panjang LRT (ttheo hướng Bắc): tuyến nối Bukit Panjang Town với trạm MRT Choa Chu Kang
  •  Sengkang LRT (Đông Bắc): tuyến nối khu dân cư Sengkangl đến trạm MRT Punggol
  •  Punggol LRT (Đông Bắc): tuyến nối khu dân cư Punggol đến trạm MRT Punggol



Tàu điện hoạt động hằng ngày từ 5h30 sáng đến 0h30 với tần suất 3-8 phút/chuyến, tùy thuộc vào giờ cao điểm hay không. Mỗi trạm MRT sẽ có thông báo thời gian chính xác tàu đến



  •  So với bus thì giá vé tàu rẻ hơn
  •  Giá vé một chiều thông thường dao động trong khoảng 1-2 SGD và từ 0.68- 1.82 SGD nếu sử dụng thẻ Ez- link. Người cao tuổi sử dụng thẻ Ez-link được giảm giá còn 0.68- 0.73 SGD cho mỗi lượt đi, tương tự với học sinh/sinh viên là 0.39- 0.49 SGD
  •  Tương tự như bus, MRT cũng có thể được thanh toán bằng thẻ Ez Link hoặc thẻ STP (Singapore Tourist Pass) nếu là khách du lịch.
  •  Ngoài ra, khách đi tàu điện ngầm có thể mua vé thông thường (ST - Standard ticket) tại các hệ thống máy bán vé công cộng (GTM) ở tất cả các trạm SMRT với gía vé khoảng từ 0.8 SGD đến 1.8 SGD. Màn hình cảm ứng sẽ hỏi khách chọn mua vé đến ga nào, sau đó đề nghị đút tiền xu (10 cents, 20 cents , 50 cents, 1SGD ) hoặc tiền giấy (2SGD và 5SGD) vào máy. Máy sẽ phát hành một tấm thẻ từ giống như card telephone và hành khách sẽ dùng nó khi đi qua cửa rà soát ở ga đi và cửa rà soát ở ga đến. Ở ga đến khách sẽ lại đưa chiếc thẻ này vào máy một lần nữa để nhận lại 1 SGD tiền đặt cọc.

Thẻ Ez-link: 

Đây là một loại thẻ trả trước, được sử dụng nhiều lần, có thể mua từ bất kỳ phòng vé Transitlink nào tại một số trạm SMRT. Giá ban đầu của thẻ là 15 SGD, trong đó có 10 SGD giá trị nạp và 5 SGD tiền không hoàn lại.

Khi có thẻ Ez-link, hành khách có thể lên bất kỳ tàu điện nào và thực hiện việc cà thẻ vào hộp thu phí tự động gắn trên cửa trước và cửa sau của xe để hệ thống tự động trừ tiền. Lưu ý khi lên tàu điện cà thẻ thì khi xuống cũng cà thẻ vì nếu không sẽ bị coi như đã đi cả chặng từ bến đầu tới bến cuối và tính phí theo chặng đường này.

Có thể nạp thêm (top up - mỗi lần ít nhất 10 SGD và tối đa là 100 SGD) tại các phòng vé Transitlink hoặc qua các máy nạp tiền đặt tại các ga MRT, các cửa hàng 7-Eleven hoặc các điểm SingPost. Khi không dùng hết tiền, có thể lấy lại tiền (refund) tại các quầy SingPost.
Thẻ Singapore Tourist Pass (STP)
Nếu chỉ đến Singapore 3 ngày hoặc ít hơn nhưng lại đi nhiều, hành khách có thể mua loại thẻ Singapore Tourist Pass (STP) để đi lại với số lần không giới hạn MRT và xe bus. 

Có 3 loại giá Singapore Tourist Pass là 8 SGD (1 ngày), 16 SGD (2 ngày) và 24 SGD (3 ngày). Điều kiện làphải đặt cọc thêm 10 SGD khi lấy thẻ, hoàn trả lại thẻ trong vòng 5 ngày sau khi hết hạn sử dụng và lấy lại tiền đặt cọc. 

Thẻ này được bán các quầy vé ở bến MRT chính gồm MRT Changi, Orchard, Chinatown, City Hall, Raffles Place, Ang Mo Kio, Harbourfront, Bugis và Lavender
ve-xe-bus-tai-singapore



  •  Có thang máy đến sân ga
  •  Sàn nhà cảm nhận được bằng xúc giác (dành cho người khiếm thị)
  •  Có lối đi cho người sử dụng xe lăn, các gia đình có con nhỏ dùng xe đẩy, người có sức khỏe kém và khách du lịch mang hành lí hoặc va li cồng kềnh, đảm bảo rằng tất cả các nhu cầu của hành khách đều được chăm sóc chu đáo khi đi trên tàu điện ngầm.
  •  Hệ thống thông tin hành khách sẽ cung cấp thời gian dự kiến tàu đến trê màn hình hiển thị và bảng hiển thị trên các tuyến đường
  •  Hệ thống thông tin liên lạc trên tàu để hành khách có thể nói chuyện với nhân viên MRT trong trường hợp khẩn cấp
  •  Hệ thống camera TV khép kín được đặt ở mỗi ga và toa xe để nhân viên có thể kiểm tra những vấn đề phát sinh ở ga và trong tàu nhằm ứng phó, xử lý các tình huống
  •  Không được phép ăn uống, hút thuốc trên tàu. Nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nặng.



5.1Mua thẻ Ez Link hoặc thẻ Tourist Pass
5.2Qụet thẻ để đi vào sân ga (nơi chờ tàu)
5.3Các ga của một line (một màu) thì chỉ có tàu thuộc tuyến màu đó chạy qua. Các ga giao cắt interchange (ví dụ line xanh cắt line vàng) thì ga MRT sẽ có 2 tầng (1 tầng cho tàu line màu xanh, 1 tầng cho tàu line màu vàng), hành khách cần nhìn biển để đến đúng nơi chờ tàu của line mình muốn đi.

Cần xác định ga MRT mình sẽ đến và vạch lộ trình đi. Mỗi sân ga đều có bản đồ MRT. Nếu điểm đi và điểm đến nằm trên cùng 1 line thì không cần phải chuyển line nhưng nếu điểm đi và điểm đến nằm trên 2 line khác nhau thì cần phải chuyển. Ví dụ hành khách muốn đến một ga nằm trên tuyến đỏ từ chỗ đang đứng (thuộc tuyến vàng), thì cần đi tiếp tới ga giao cắt Vàng – Đỏ, để từ đó có thể đổi sang tàu line đỏ để đi tiếp đến bến đích.

Sau khi xác định xong lộ trình thì xác định sẽ lên tàu nào để đi đúng hướng cũng như nhớ tên bến sẽ xuống. Chú ý một line luôn có 2 tàu chạy hai chiều ngược nhau, nằm ở hai đường ray (platform) đối diện nhau trên cùng trên một sân ga. Tàu nào đi hướng nào đều có chỉ dẫn trên biển báo và trên cửa tàu. Nếu lên nhầm tàu (đi ngược hướng mình muốn) thì cần xuống ngay ở ga kế tiếp để đổi sang Platform đối diện để lên tàu đi hướng ngược lại)

Trên tàu luôn có bản đồ, đèn và loa thông báo ga sắp tới. Tại các ga giao cắt interchange, sẽ có biển chỉ dẫn lên hoặc xuống tầng để đổi line cũng như lối ra khỏi MRT
5.4Khi ra khỏi ga thì hành khách phải quẹt thẻ một lần nữa, hệ thống sẽ trừ vào số tiền trong thẻ. 



  •  Khi đến gần ga định xuống (để đổi line hoặc rời ga), nên di chuyển ra đứng gần cửa tàu để xuống cho nhanh chóng
  •  Cứ 3 phút là có một chuyến tàu, khi tàu sắp tới cũng nên đứng gần các cửa lên/xuống để lên cho nhanh. Tuy nhiên nhớ đứng tránh một bên để cho người trên tàu xuống trước khi người ở dưới ga lên.
  •  Tàu điện ngầm ở Singapore thường rất đúng giờ
  •  Chú ý luôn quẹt thẻ khi ra để máy trừ tiền, nếu bạn vì lý do nào đó chưa quẹt thẻ, thì lần tới hệ thống sẽ phát hiện ra và trừ bạn số tiền tối đa cho chuyến đó.

  • ban-do-tau-dien-ngam-o-singapore
 n.




Taxi được xem là phương tiện đắt đỏ nhất trong các phương tiện giao thông tại Singapore. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, taxi lại là phương tiện thoải mái nhất vì nó là dịch vụ cá nhân, phục vụ tận nơi, với không gian bên trong thoải mái và được trang bị máy điều hòa. 



Ở hầu hết các nơi tại Singapore đều có taxi. Có thể bắt taxi bằng nhiều cách:
  •  Bắt xe trên đường đi (ngoại trừ các tuyến đường ở quận trung tâm thương mại với rất nhiều xe bus công cộng hoạt động)
  •  Xếp hàng tại các trạm dừng hoặc bến taxi
  •  Gọi điện thoại (6-3425-222 hoặc bấm theo như bảng chữ cái tương ứng trên bàn phím 6-DIAL-CAB), và cuộc gọi sẽ được chuyển đến tổng đài taxi của các hãng taxi
Trong những trường hợp không thể bắt được taxi, có thể gửi tin nhắn theo cú pháp: Book + số Postcode và gửi đến 71222 (lưu ý ở Singapore mỗi địa chỉ đều có mã bưu điện riêng còn gọi là Postcode) và xe sẽ đến trong vòng vài phút. 



So với xe bus hay tàu điện ngầm MRT, đi lại bằng taxi có thể là một lựa chọn khá tốn kém. Taxi ở Singapore có nhiều cách tính cước và nhiều loại phí khác nhau, tùy thuộc vào hang xe, thời điểm đi và nơi đến.
  •  Ở Singapore, taxi màu xanh, đỏ, vàng giá bình dân, riêng màu trắng là loại tính cước phí cao, thường là các loại xe như Mec, Limousine
  •  Hành khách phải trả phí cơ bản (khoảng 3-5 SGD và 0.22 SGD cho cây số đầu tiên và 0.22 SGD cho mỗi 350m tiếp theo)
  •  Nếu thời tiết xấu, hay tắc đường thì khách hàng phải trả thêm tiền chờ
  •  Hành khách sẽ phải trả thêm phí phụ thu (khoảng 2.8 – 3.2 SGD) vào các thời điểm như đêm khuya,giờ cao điểmngày nghỉ lễphí vào các địa điểm trung tâm (Central Business District- CBD) haycác tuyến đường ERP (Electronic Road Pricing); ngay cả việc đặt chỗ trước giờ cao điểm cũng bị tính phí
  •  Để hạn chế giao thông, giá cước có sự khác nhau theo khung giờ. Giờ cao điểm (7h sáng đến 9h30 sáng và 5h chiều đến 8h tối) tính thêm 35% và từ 24h đêm đến sáng tính thêm 50%



  •  Hầu hết tất cả tài xế taxi sẽ chào khi khách bước lên taxi và sẽ hỏi tuyến đường khách muốn đi thay vì tự quyết định sẽ chở khách đi hướng nào. Tài xế taxi ở Singapore cũng rất rành về các tuyến đường và địa điểm tại Singapore.
  •  Tất cả taxi đều rất sạch, được trang bị máy điều hòa và đủ ghế cho 4 hành khách
  •  Đồng hồ tính cước được bật vào lúc bắt đầu đi và sẽ tính phí chính xác, không gian lận. Tài xế taxi sẽ luôn nhận khoản tiền chính xác theo đồng hồ, dù chỉ là 0.05 SGD
  •  Hầu hết tài xế taxi có thể giao tiếp tiếng Anh căn bản, vì thế không có rào cản gì với khách du lịch
  •  Trạm đón taxi thường có dọc các tuyến đường mà nhu cầu đi lại bằng taxi cao như các trung tâm thương mại, bán lẻ lớn, các tòa nhà văn phòng và gần cổng vào các trạm tàu điện ngầm MRT
  •  



Theo số liệu thống kê hiện tại có khoảng hơn 20 ngàn xe taxi trên toàn lãnh thổ Singapore. Một số hãng taxi chính của thành phố là:
  • Comfort Transportation Pte Ltd / CityCab Pte Ltd: (65) 6552 1111
  • Premier Taxis Pte Ltd: (65) 6476 8880
  • Maxi Cab: (65) 6535 3534
  • SMRT Taxis: (65) 6555 8888



Có những quy tắc nhất định khi bắt taxi ở khu thương mại trung tâm (Central Business District- CBD) - Taxi không được đón hay trả khách dọc theo các tuyến đường ở khu thương mại trung tâm, nơi có bus hoạt động thường xuyên từ 7h sáng đến 10h tối từ thứ 2 đến thứ 7, trừ ngày nghỉ lễ

Nên đặt (book) taxi trước trong một vài thời điểm, nếu không tìm thấy chiếc taxi nào (ngay cả trường hợp đã bấm gọi 6-DIAL-CAB) như những ngày mưa lớn, các tối thứ 6, những địa điểm có nhu cầu taxi cao (Little India, Clarke Quay,...)

Ở khu trung tâm vào khoảng 21h -22h có thể sẽ phải chờ taxi đến hơn 30 phút

Để biết taxi có đang chở khách hay không, có thể nhìn biển báo trên xe taxi hoặc bảng được gắn trên kính chắn gió. Khi một taxi sẵn sàng chở khách thì sẽ có chữ "Taxi" màu xanh hiển thị, ngược lại, nếu trên xe đã có khách thì biển báo sẽ có màu đỏ "Hired""On call" hoặc "Busy".

Tài xế taxi sẽ đổi ca vào lúc 4h30 chiều và sẽ báo họ đang trên đường đi đến điểm nào. Nếu hành khách cần đi đến cùng địa điểm hoặc nơi nào đó cũng trên đường đi thì có thể bắt taxi.

Hành khách phải thắt dây an toàn trong suốt quá trình đi hoặc là phải nộp phí phạt nếu bị bắt không đeo dây an toàn

Thông thường tài xế sẽ hỏi hành khách có cần lấy hóa đơn không. Hành khách nên lấy hóa đơn, phòng khi có để quên đồ thì dễ dàng lấy lại. 

Khi mất đồ thì nên gọi điện ngay đến số điện thoại của các hãng taxi để thông báo mất đồ.
 he-thong-taxi-o-singapore

Tóm tắt

Với hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại và văn minh, việc đi lại ở Singapore luôn rất dễ dàng, thuận tiện cho người dân địa phương, các nhà đầu tư nước ngoài đến Singapore kinh doanh hay cả khách du lịch.

Chính phủ Singapore luôn chú trọng xây dựng một hệ thống giao thông tích hợp bus - tàu điện ngầm MRT -taxi, như một trong những bước căn bản góp phần tạo ra môi trường thân thiện, thoải mái, và đó cũng là một lý do khiến quốc đảo này trở thành điểm đến lý tưởng và dễ dàng nhất để kinh doanh.

Tuy nhiên, việc đi lại tại một thành phố mới, hiện đại như Singapore sẽ có chút bỡ ngỡ cho các doanh nhân hay khách du lịch đến đây lần đầu. Tùy theo nhu cầu đi lại và khả năng tài chính của bản thân, thật sự rất cần thiết để chọn phương tiện thích hợp dựa trên những ưu - nhược điểm và đặc điểm của từng loại phương tiện khác nhau.
L