a

Mời các bạn bấm vào cuối trang BÀI ĐĂNG CŨ HƠN để đọc tiếp. Những bài viết về trường Trung học Bán Công Định quán được đặt trong thư mục KÝ ỨC HỌC TRÒ.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Sự khác biệt về đau giữa các độ tuổi




Đau là một nguyên nhân chính gây kiệt sức, gây tàn tật, gây mất việc và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Năm 2007, Tổ chức Y tế thế giới đã tổng kết một nghiên cứu dọc trên 15 quốc gia châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ với 26.000 bệnh nhân với dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thấy cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người phải chịu đựng đau.
Thời gian gần đây, mô hình về kiểm soát đau mãn tính và điều trị các triệu chứng của đau đã được quan tâm hơn. Nhiều nghiên cứu đã tiến hành với mục đích hiểu được nguy cơ, triệu chứng và tiến trình ảnh hưởng của đau lên sức khỏe nói chung và bệnh tật nói riêng dựa trên hiểu biết về sinh học, tập quán, tâm lý, tinh thần- triết học. Trạng thái tinh thần có thể ảnh hưởng đến diễn tiến và phát triển của ốm đau và bệnh tật. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của cuộc sống lên sự đau vẫn còn ở thời kỳ sơ khai. Tuy nhiên những mô hình nghiên cứu mới nhấn mạnh và nâng cao vai trò của sinh học- hành vi của đau và đánh giá các triệu chứng đau, kiểm soát đau giúp cải thiện mối tương tác giữa các nhà lâm sàng, bệnh nhân, chủ thể trong  khái niệm: chăm sóc trong hoàn cảnh cụ thể. Mối tương tác giữa các nhà tâm lý học, nhân chủng học, thần học với việc kiểm soát đau và điều trị triệu chứng đã nâng cao sự hiểu biết sâu hơn về cơ chế ảnh hưởng của hành vi lên sự đau.
Đau là một lý do thông thường nhất khiến người ta phải tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thậm chí phải nhập viện.
Đau là trải nghiệm thông thường và xảy ra trong cuộc đời của mỗi người, nhưng chuyện gì xảy ra nếu như đau mãi tồn tại?

giang10

Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta có thể chấp nhận đau như một chuyện bình thường. Quả thực, chúng ta đã có thể cùng với tuổi trẻ của mình để làm mọi thứ để kiểm soát sự đau của mình  một cách hiệu quả nhất không chỉ bằng thuốc.
Tuy nhiên, khi đã có tuổi, khi tâm lý và niềm tin rất khó thay đổi, lúc này sự đau lại được xem như là “bình thường”. Vì vậy, sự chịu đựng đau ở người có tuổi thường xảy ra  và  thường  không tương ứng với việc đánh giá mức độ đau , thường không phù hợp cùng với liệu trình điều trị. Đau mạn tính ở người già cần có sự quan tâm đứng mực không chỉ nghành y mà là của toàn xã hội.
Đau mạn tính ở người già là một vấn đề lớn.
“Chung sống với đau”- đây là một thuật ngữ trái ngược. Tại sao vậy?  Nếu bạn bị đau dai dẳng, đồng nghĩa với bạn không tồn tại!
Giá trị thực và sự đau đớn có mối quan hệ cố hữu. Khi có tuổi, tỉ lệ đau càng cao, hoặc ít nhất là cảm giác không dễ chịu. Tuổi già thường có nguy cơ bị đau cao hơn phần dân số còn lại, nhưng tuổi trẻ thì lại có trải nghiệm tốt hơn về việc kiểm soát sự đau.
Cơ chế kích thích hay ức chế trong hệ thần kinh chi phối khác nhau đối với trải nghiệm về đau và phụ thuộc vào dẫn truyền rất phức tạp của hệ thống nhiều nơ ron thần kinh. Ảnh hưởng của tuổi tác lên não bộ của con người được biết đến thông qua sự thay đổi cấu trúc, chức năng và các chất hóa học dẫn truyền. Tế bào và các chất đệm của hệ thần kinh thay đổi dẫn theo sự thay đổi về cảm nhận đau (nociception). Một bằng chứng mạnh  về sự liên quan giửa tuổi tác và sự giảm các tế bào thần kinh tiết serotonin và noradrenalin ở sừng sau tủy sống gây nên suy giảm cơ chế ức chế đau. Các dây thần kinh ngoại biên, cả sợi có myelin và không myelin sẽ giảm theo tuổi. Tuổi càng lớn thì có sự  tổn thương và thoái hóa của các  sợi thần kinh cảm giác. Do đó, ngưỡng đau tăng lên theo tuổi. Chính vì vậy mà ở người già dễ có nguy cơ tổn thương mô.
Đối với người già sẽ không có cùng một trải nghiệm về đau với một cường độ kích thích giống nhau giống như đa số người trẻ. Các sợi thần kinh bị tổn thương bởi chấn thương hay bệnh tật trở nên nhạy cảm hơn. Với người già, có sự chậm đáp ứng với cơ chế mẫn cảm hóa ngoại biên mặc dù sự hàn gắn mô tổn thương thường kéo dài hơn so với người trẻ. Vì vậy, hiện tượng đau ở người già có xu hướng dai dẳng đặc biệt với các tổn thương gây tác động âm tính đối với đau.
Vì vậy việc đánh giá đau ở người già là một thách thức. Các xét nghiệm chuyên sâu hay phương thức điều trị phức tạp sẽ trở nên không quan trọng  bằng các hình thức mang lại sự  dễ chịu hay kiểm soát các triệu chứng đi kèm do đau gây nên như  sự mất ngủ, chán ăn, trạng thái trầm cảm, lo âu…Và khi này, chăm sóc toàn diện sẽ vô cùng quan trọng trong bối cảnh đau ở người  già.

Người già và các chứng đau mãn tính



Đau mãn tính ngày càng trở thành vấn đề quan tâm trong chăm sóc người già với con số khá cao là 1/3 nhóm dân số này. Đau mãn tính không phải là triệu chứng mong đợi của tuổi tác, vì vậy nên được đánh giá và điều trị một cách kịp thời và đúng mực.  Nhiều người già không có khả năng làm việc liên quan nguyên nhân do đau và họ mất luôn khả năng duy trì một cuôc sống lành mạnh, chủ động với sự tham gia các hoạt động xã hội khi một triệu chứng đau mới xuất hiện. Tất cả các yếu tố này gây giảm chất lượng cuộc sống của người già.

giang 25

1. Đau cơ- xương khớp
Nguy cơ đau hệ cơ xương tăng cùng với tuổi, bao gồm: Viêm khớp, loãng xương có gẫy xương (Gãy đại thể và gãy vi thể), hẹp ống sống. Với loại đau này làm mất tính tự chủ trong cuộc sống của người già và hay gặp ở phụ nữ hơn vì vậy nguy cơ kèm theo là loãng xương và gãy khớp háng. Đau gây hạn chế vận động mà hạn chế vận động là một trong các nguyên nhân của hiện tượng loãng xương. Vì vậy nguy cơ loãng xương tăng cao hơn sau tuổi 50 đối với cả nam và nữ.
2. Đau lưng do hẹp ống sống:
Đau vùng lưng là triệu chứng hay gặp ở người già. Đặc trưng của đau lưng do hẹp ống sống là đau sau lưng, đau vùng mông, đau chân khi đứng và đi lại. Tư thế giảm đau là ngồi và ngửa lưng ra sau. Đau cách hồi khi đi lại xảy ra nhiều hơn đau khi đứng. Một vài dấu hiệu thần kinh của chân có thể có mặc dù khám xét khi nghỉ ngơi hoàn toàn bình thường.  Tuy nhiên, cường độ của triệu chứng đau ban đầu không là dấu hiệu tiên lượng, cho dù thang điểm đau ở mức độ nhẹ.



3. Chứng đau nửa đầu:
Đau nửa đầu ít gặp hơn ở người già. Đau nửa đầu thường gặp ở phụ nữ cho dù tỉ lệ đau nửa đầu giảm theo tuổi. Tuy nhiên, khi đau đầu mới xuất hiện ở người già với độ tuổi > 50 thì cần phải đánh giá một cách toàn diện để tìm ra nguyên nhân của đau đầu thứ phát, bao gồm: Viêm  tế bào khổng lồ động mạch thái dương, u nội sọ, chảy máu dưới màng nhện và bệnh của cột sống cổ. Đặc biệt, bệnh viêm động mạch có nguy cơ mất thị lực và đột quỵ và cần điều trị khẩn cấp không được chờ đến khi có xét nghiệm máu hay kết quả sinh thiết động mạch.
4. Đau thần kinh:
Đau thần kinh là nguyên nhân khá phổ biến ở người già như: Đau sau mắc Herpec, đau dây thần kinh sinh ba, đau thần kinh ngoại biên. Đặc biệt đau thần kinh sinh 3 tăng theo tuổi, ở nữ gấp đôi ở nam, tỉ lệ chung là 0,004% dân số (Thống kê ở Mỹ – 2006).
Những liệu pháp điều trị đau dùng thuốc hay không dùng thuốc đối với người trẻ vẫn phát huy tác dụng đối với người già. Ở người già, việc dùng thuốc cần điều chỉnh liều để hạn chế tác dụng phụ và tương tác thuốc do ở người già thường có các bệnh phối hợp đi kèm nên tăng sự nhạy cảm với tác dụng phụ của thuốc. Hậu  quả của đau mãn tính không được chữa trị được đề cập như cảm giác khó chịu, bực bội, bất lực, trầm cảm, mất sự tự chủ. Với nhóm người già thì hầu hết các triệu chứng đau đều có thể chữa trị một cách hiệu quả với điều trị đa mô thức: Tập thể dục, thay đổi nhận thức về đau, tương tác thay đổi sinh lý đau và thuốc. Thuốc giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát đau chứ không phải là lựa chọn duy nhất.
Nguồn: D. Marcus, Chronic Pain: A primary Care Guide to Practical Management,  Geriatrics and Chronic Pain, Springer 2009.
Bs. Bùi Hạnh Tâm