a

Mời các bạn bấm vào cuối trang BÀI ĐĂNG CŨ HƠN để đọc tiếp. Những bài viết về trường Trung học Bán Công Định quán được đặt trong thư mục KÝ ỨC HỌC TRÒ.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Người già và các chứng đau mãn tính



Đau mãn tính ngày càng trở thành vấn đề quan tâm trong chăm sóc người già với con số khá cao là 1/3 nhóm dân số này. Đau mãn tính không phải là triệu chứng mong đợi của tuổi tác, vì vậy nên được đánh giá và điều trị một cách kịp thời và đúng mực.  Nhiều người già không có khả năng làm việc liên quan nguyên nhân do đau và họ mất luôn khả năng duy trì một cuôc sống lành mạnh, chủ động với sự tham gia các hoạt động xã hội khi một triệu chứng đau mới xuất hiện. Tất cả các yếu tố này gây giảm chất lượng cuộc sống của người già.

giang 25

1. Đau cơ- xương khớp
Nguy cơ đau hệ cơ xương tăng cùng với tuổi, bao gồm: Viêm khớp, loãng xương có gẫy xương (Gãy đại thể và gãy vi thể), hẹp ống sống. Với loại đau này làm mất tính tự chủ trong cuộc sống của người già và hay gặp ở phụ nữ hơn vì vậy nguy cơ kèm theo là loãng xương và gãy khớp háng. Đau gây hạn chế vận động mà hạn chế vận động là một trong các nguyên nhân của hiện tượng loãng xương. Vì vậy nguy cơ loãng xương tăng cao hơn sau tuổi 50 đối với cả nam và nữ.
2. Đau lưng do hẹp ống sống:
Đau vùng lưng là triệu chứng hay gặp ở người già. Đặc trưng của đau lưng do hẹp ống sống là đau sau lưng, đau vùng mông, đau chân khi đứng và đi lại. Tư thế giảm đau là ngồi và ngửa lưng ra sau. Đau cách hồi khi đi lại xảy ra nhiều hơn đau khi đứng. Một vài dấu hiệu thần kinh của chân có thể có mặc dù khám xét khi nghỉ ngơi hoàn toàn bình thường.  Tuy nhiên, cường độ của triệu chứng đau ban đầu không là dấu hiệu tiên lượng, cho dù thang điểm đau ở mức độ nhẹ.



3. Chứng đau nửa đầu:
Đau nửa đầu ít gặp hơn ở người già. Đau nửa đầu thường gặp ở phụ nữ cho dù tỉ lệ đau nửa đầu giảm theo tuổi. Tuy nhiên, khi đau đầu mới xuất hiện ở người già với độ tuổi > 50 thì cần phải đánh giá một cách toàn diện để tìm ra nguyên nhân của đau đầu thứ phát, bao gồm: Viêm  tế bào khổng lồ động mạch thái dương, u nội sọ, chảy máu dưới màng nhện và bệnh của cột sống cổ. Đặc biệt, bệnh viêm động mạch có nguy cơ mất thị lực và đột quỵ và cần điều trị khẩn cấp không được chờ đến khi có xét nghiệm máu hay kết quả sinh thiết động mạch.
4. Đau thần kinh:
Đau thần kinh là nguyên nhân khá phổ biến ở người già như: Đau sau mắc Herpec, đau dây thần kinh sinh ba, đau thần kinh ngoại biên. Đặc biệt đau thần kinh sinh 3 tăng theo tuổi, ở nữ gấp đôi ở nam, tỉ lệ chung là 0,004% dân số (Thống kê ở Mỹ – 2006).
Những liệu pháp điều trị đau dùng thuốc hay không dùng thuốc đối với người trẻ vẫn phát huy tác dụng đối với người già. Ở người già, việc dùng thuốc cần điều chỉnh liều để hạn chế tác dụng phụ và tương tác thuốc do ở người già thường có các bệnh phối hợp đi kèm nên tăng sự nhạy cảm với tác dụng phụ của thuốc. Hậu  quả của đau mãn tính không được chữa trị được đề cập như cảm giác khó chịu, bực bội, bất lực, trầm cảm, mất sự tự chủ. Với nhóm người già thì hầu hết các triệu chứng đau đều có thể chữa trị một cách hiệu quả với điều trị đa mô thức: Tập thể dục, thay đổi nhận thức về đau, tương tác thay đổi sinh lý đau và thuốc. Thuốc giúp nâng cao hiệu quả kiểm soát đau chứ không phải là lựa chọn duy nhất.
Nguồn: D. Marcus, Chronic Pain: A primary Care Guide to Practical Management,  Geriatrics and Chronic Pain, Springer 2009.
Bs. Bùi Hạnh Tâm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét