Sự khác biệt về đau giữa các độ tuổi
Đau là một nguyên nhân chính gây kiệt sức, gây tàn tật, gây mất việc và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Năm 2007, Tổ chức Y tế thế giới đã tổng kết một nghiên cứu dọc trên 15 quốc gia châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ với 26.000 bệnh nhân với dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thấy cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người phải chịu đựng đau.
Thời gian gần đây, mô hình về kiểm soát đau mãn tính và điều trị các triệu chứng của đau đã được quan tâm hơn. Nhiều nghiên cứu đã tiến hành với mục đích hiểu được nguy cơ, triệu chứng và tiến trình ảnh hưởng của đau lên sức khỏe nói chung và bệnh tật nói riêng dựa trên hiểu biết về sinh học, tập quán, tâm lý, tinh thần- triết học. Trạng thái tinh thần có thể ảnh hưởng đến diễn tiến và phát triển của ốm đau và bệnh tật. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của cuộc sống lên sự đau vẫn còn ở thời kỳ sơ khai. Tuy nhiên những mô hình nghiên cứu mới nhấn mạnh và nâng cao vai trò của sinh học- hành vi của đau và đánh giá các triệu chứng đau, kiểm soát đau giúp cải thiện mối tương tác giữa các nhà lâm sàng, bệnh nhân, chủ thể trong khái niệm: chăm sóc trong hoàn cảnh cụ thể. Mối tương tác giữa các nhà tâm lý học, nhân chủng học, thần học với việc kiểm soát đau và điều trị triệu chứng đã nâng cao sự hiểu biết sâu hơn về cơ chế ảnh hưởng của hành vi lên sự đau.
Đau là một lý do thông thường nhất khiến người ta phải tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thậm chí phải nhập viện.
Đau là trải nghiệm thông thường và xảy ra trong cuộc đời của mỗi người, nhưng chuyện gì xảy ra nếu như đau mãi tồn tại?
Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta có thể chấp nhận đau như một chuyện bình thường. Quả thực, chúng ta đã có thể cùng với tuổi trẻ của mình để làm mọi thứ để kiểm soát sự đau của mình một cách hiệu quả nhất không chỉ bằng thuốc.
Tuy nhiên, khi đã có tuổi, khi tâm lý và niềm tin rất khó thay đổi, lúc này sự đau lại được xem như là “bình thường”. Vì vậy, sự chịu đựng đau ở người có tuổi thường xảy ra và thường không tương ứng với việc đánh giá mức độ đau , thường không phù hợp cùng với liệu trình điều trị. Đau mạn tính ở người già cần có sự quan tâm đứng mực không chỉ nghành y mà là của toàn xã hội.
Đau mạn tính ở người già là một vấn đề lớn.
“Chung sống với đau”- đây là một thuật ngữ trái ngược. Tại sao vậy? Nếu bạn bị đau dai dẳng, đồng nghĩa với bạn không tồn tại!
Giá trị thực và sự đau đớn có mối quan hệ cố hữu. Khi có tuổi, tỉ lệ đau càng cao, hoặc ít nhất là cảm giác không dễ chịu. Tuổi già thường có nguy cơ bị đau cao hơn phần dân số còn lại, nhưng tuổi trẻ thì lại có trải nghiệm tốt hơn về việc kiểm soát sự đau.
Cơ chế kích thích hay ức chế trong hệ thần kinh chi phối khác nhau đối với trải nghiệm về đau và phụ thuộc vào dẫn truyền rất phức tạp của hệ thống nhiều nơ ron thần kinh. Ảnh hưởng của tuổi tác lên não bộ của con người được biết đến thông qua sự thay đổi cấu trúc, chức năng và các chất hóa học dẫn truyền. Tế bào và các chất đệm của hệ thần kinh thay đổi dẫn theo sự thay đổi về cảm nhận đau (nociception). Một bằng chứng mạnh về sự liên quan giửa tuổi tác và sự giảm các tế bào thần kinh tiết serotonin và noradrenalin ở sừng sau tủy sống gây nên suy giảm cơ chế ức chế đau. Các dây thần kinh ngoại biên, cả sợi có myelin và không myelin sẽ giảm theo tuổi. Tuổi càng lớn thì có sự tổn thương và thoái hóa của các sợi thần kinh cảm giác. Do đó, ngưỡng đau tăng lên theo tuổi. Chính vì vậy mà ở người già dễ có nguy cơ tổn thương mô.
Đối với người già sẽ không có cùng một trải nghiệm về đau với một cường độ kích thích giống nhau giống như đa số người trẻ. Các sợi thần kinh bị tổn thương bởi chấn thương hay bệnh tật trở nên nhạy cảm hơn. Với người già, có sự chậm đáp ứng với cơ chế mẫn cảm hóa ngoại biên mặc dù sự hàn gắn mô tổn thương thường kéo dài hơn so với người trẻ. Vì vậy, hiện tượng đau ở người già có xu hướng dai dẳng đặc biệt với các tổn thương gây tác động âm tính đối với đau.
Vì vậy việc đánh giá đau ở người già là một thách thức. Các xét nghiệm chuyên sâu hay phương thức điều trị phức tạp sẽ trở nên không quan trọng bằng các hình thức mang lại sự dễ chịu hay kiểm soát các triệu chứng đi kèm do đau gây nên như sự mất ngủ, chán ăn, trạng thái trầm cảm, lo âu…Và khi này, chăm sóc toàn diện sẽ vô cùng quan trọng trong bối cảnh đau ở người già.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét