a

Mời các bạn bấm vào cuối trang BÀI ĐĂNG CŨ HƠN để đọc tiếp. Những bài viết về trường Trung học Bán Công Định quán được đặt trong thư mục KÝ ỨC HỌC TRÒ.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012


Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã

Papua New Guinea là một trong những đất nước có nền văn hóa đa dạng nhất trên thế giới, với hơn 850 ngôn ngữ bản địa. Đây còn là một đất nước nông thôn nhất chỉ có 18% dân số sống ở thành thị.
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Ẩn mình trong thiên nhiên phong phú, Papua New Guinea là một trong những đất nước thu hút khách du lịch yêu thích thiên nhiên, văn hóa và phiêu lưu. Đất nước này nằm gần đường xích đạo và phía bắc giáp với Úc. Đây cũng là một quốc đảo, với hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ và có hơn 5 triệu người sinh sống.
Những địa điểm du lịch nổi tiếng của đất nước này nằm rải rác ở 20 tỉnh và 4 khu vực. Ngay cái tên Papua New Guinea cũng gợi cho du khách một phần hiếu kì muốn được khám phá. Một nhà thám hiểm đã tình cờ phát hiện ra thổ dân có mái tóc xoăn tít trên hòn đảo và đặt tên là Papua, nhưng mà ông ngờ ngợ rằng đây là thổ dân da đen với mái tóc xoăn ở Guinea- một quốc gia nằm ở Tây Phi, nên ông thêm hai chữ nữa là New Guinea. Bây giờ Papua New Guinea trở thành tên của quốc gia.
Papua New Guinea luôn luôn hấp dẫn khách du lịch với những tiềm năng sẵn có mà thiên nhiên ban tặng. Lãnh thổ đất nước này nằm lân cận với con sông Purairi và sông Fly ở phía nam, sông Sepik và Markham nằm ở phía bắc. Hấp dẫn không chỉ dừng lại ở những con sông mà Papua New Guinea còn có ngọn núi Wilhelm cao nhất trong khu vực, nằm biệt lập so với hai dãy Owen Stanley và Bismarck. Sông núi hữu tình tô điểm thêm nét đẹp Papua New Guinea. Tất cả đang chờ bạn khám phá trong kì nghỉ hè thú vị của mình.
Những địa điểm tham quan nổi tiếng
Bạn tự hỏi mình sẽ làm gì trong chuyến đi đến Papua New Guinea. Thật sự mà nói có quá nhiều thứ để bạn làm, để khám phá. Nhưng chỉ ngại rằng thời gian mà bạn dành cho kì nghỉ tại đất nước này quá ngắn ngủi mà thôi, không đủ để làm điều đó. Tất cả đều khởi đầu từ những nơi tuyệt vời và độc đáo nhất. Bắt đầu từ những dòng sông phát ra tia lửa, những ngọn núi hùng vĩ, chiêm ngưỡng những rạn san hô và những bãi biển đẹp. Các vùng ven biển là địa điểm hoàn hảo cho kì nghỉ lại. Sau đây là một số nơi đáng được viếng thăm:
Sông Sepik
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Bình minh trên dòng sông Sepik.
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Thổ dân sống tại vùng sông Sepik.
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Đây là con sông được hình thành lâu đời nhất, mang vẻ đẹp hiền hòa. Nó bắt nguồn trên núi cao và đổ ra biển. Khu vực này còn được thiên nhiên ưu đãi với vẻ đẹp thuần khiết của những đồng cỏ tự nhiên. Khu vực này còn là nơi trú ẩn của bộ tộc hoang dã, mà nền văn minh hiện có thể nói là rất xa lạ đối với họ. Chính vì thế mà nền văn hóa của họ rất đáng chú ý, bạn cũng có thể thưởng thức những lễ hội độc đáo và hơn hết là thử hòa mình vào lối sống kì lạ đó.
Tỉnh Đông Tây Nguyên
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Khu rừng nhiệt đới.
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Đông Tây Nguyên của Papua New Guinea là nơi trú ẩn của các con sông Asaro, Tua, Ramu, Sunatina và Lamari được bao phủ bởi một màu đen tối của những khu rừng mưa nhiệt đới và những ngọn núi. Cây cối và dây leo um tùm chiếm hữu nơi đây, có thể nói đây là nơi tốt nhất của Papua New Guinea để bạn tìm hiểu về những loài thực vật và động vật kì lạ mà chỉ có tại đất nước này.
Tỉnh Simbu
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Những ngôi nhà trên sườn núi.
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Đây cũng là điểm thu hút tuyệt vời, không thể bỏ qua khi viếng thăm Papua New Guinea, được bao quanh bởi dãy núi Simbu. Khu vực này có một vẻ đẹp huyền diệu đặc trưng, tham quan ở địa điểm này bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện về thời kì cổ đại và những di sản văn hóa. Các cư dân sinh sống tại khu vực chỉ sử dụng ngôn ngữ Simbu.
Cảng Moresby
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Cảng biển Moresby.
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Moresby nằm trên bờ biển phía đông nam và nằm gần cảng Fairfax Harbour của Papua New Guinea. Hòn đảo này có thể tự hào rằng đây là cảng lớn nhất khu vực. Khu vực này không có mưa và mang khí hậu ẩm, rất thích hợp cho những hoạt động thể thao dưới nước. Người ta còn có thể dừng chân tại vườn quốc gia Variarata, đi dạo xung quanh khu dã ngoại, đi thuyền hay bơi lội tại công viên nước Crystal Rapids.
Tỉnh Madang
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Một bộ tộc khác tại tỉnh Madang.
Tỉnh Madang nằm ở phía bắc của Papua New Guinea. Nơi đây có biệt danh là “Thị trấn xinh đẹp nhất ở Nam Thái Bình Dương” , là nơi tiếp đón khách du lịch đông nhất đất nước, là thành phố đa dạng văn hóa với đầy sắc màu của trang phục truyền thống. Lông được trang trí trên những chiếc mũ và khuôn mặt được sơn vẽ theo hình hài tổ tiên rất phổ biến ở đây. Khu vực bán đảo này còn được thiên nhiên ưu đãi thêm nhiều thứ khác nữa như công viên tự nhiên và các hòn đảo nhiệt đới.
Núi Hagen
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Bộ tộc tại núi Hagen.

Ngọn núi Hagen nằm trong thung lũng Wahgi. Ngọn núi này được xem như là tâm điểm du lịch của các tỉnh Tây Nguyên Papua New Guniea. Một tour du lịch vòng quanh đồng bằng và thung lũng, bạn sẽ nhận thấy được vẻ đẹp lộng lẫy của ngọn núi này.
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Khách du lịch tại một ngôi làng trên núi Hagen.
Du lịch 'bụi' đến Papua New Guinea hoang dã
Lễ hội Goraka - một trong những lễ hội lớn nhất ở Papua New Guinea.
Vẻ đẹp của Papua New Guniea không chỉ dừng lại những địa điểm du lịch đã nêu ở trên mà còn rất nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác. Hơn 200 hòn đảo núi lửa nằm trên quần đảo Bismarck sẽ mang đến cho bạn những điểm tham quan ngoạn mục. Rất nhiều hoạt động thể thao ngoài trời thú vị thu hút khách du lịch đến với Papua New Guniea như lặn biển tại quần đảo Nam Thái Bình Dương, câu cá, lướt sóng, đi bộ đường dài qua các dãy núi…Quá nhiều thứ để làm và để xem, kì nghỉ tại Papua New Guinea chắc chắn hứa hẹn nhiều điều bất ngờ, thú vị đang chờ đợi bạn khám phá.



Thăm thung lũng của những linh hồn

Là một khu rừng đá dày đặc, trông giống như những mũi kim nhọn đâm thẳng về phía bầu trời, hình thành từng cụm lớn, thung lũng tuyệt đẹp này đã thu hút du khách trong hàng ngàn năm nay.
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thung lũng Animas nằm ở khu vực ngoại vi phía nam thành phố La Paz của Bolivia, nổi bật với sự hình thành địa chất kì lạ, là nơi tập trung những tháp đá nhọn duy nhất và những bức tường.
Những khối đá có hình dạng như ngọn tháp hay kim tiêm được nhóm theo hàng trăm bó, thành cụm lớn và thành từng hàng. Trong số đó có những nhóm đạt đến chiều cao tuyệt vời, tạo nên một quan cảnh thiên nhiên ngoạn mục. Đó là kết quả tan chảy của sông băng cổ đại từng bao phủ khu vực này.
Khi những người đầu tiên viếng thăm thũng này, họ tưởng tượng ra hình thù kì quái của những khối đá này như chính hình hài con người mà linh hồn họ đã hóa đá, vì vậy mà thung lũng này có tên là “ Valle de las Animas ” trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là “ Thung lũng của những linh hồn”.
Động thực vật ở thung lũng này thật khan hiếm. Không có thảm thực vật chỉ có cỏ và cây bụi nhỏ mọc thưa thớt. Nhưng thung lũng này vẫn mang đến cho du khách một cái nhìn mê hoặc về những hình tượng đá kì lạ và thêm vào sự thần bí của địa điểm này là chiêm ngưỡng ngọn núi Illimani cao nhất Bolivia và các đỉnh núi tương tự khác ở phía trên thung lũng.
Khi thành phố La Paz của Bolivia đang trên đà phát triển nhanh chóng, mở rộng cơ sở hạ tầng và nhất là họ xây dựng khu định cư trên vùng đất không thích hợp này cho vấn đề đô thị hóa. Chính vì vậy mà nhiều lần khu vực này phải gánh chịu những đợt lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng.
Thiên tai xảy đến thường xuyên đã phá hủy những ngôi nhà mong manh được xây dựng trong thung lũng này, khiến cho khu định cư mới rơi vào tình cảnh màn trời chiếu đất. Không những thế mà từ khi con người đến sinh sống trong thung lũng này làm mất đi vẻ mỹ quan vốn có xung quanh.
Với chính sách mới không khả quan cộng thêm mối đe dọa của thiên nhiên luôn rình rập mà vào năm 1995, chính quyền thành phố La Paz đưa ra quyết định chính thức bảo vệ khu vực tránh tình trạng suy thoái, thì tình hình này đã được cải thiện hơn nhiều.
Chính phủ Bolivia đã đưa ra nhiều chính sách giải quyết vấn đề định cư cũng như là lên kế hoạch xây dựng những bức tường giữ nước tránh hiện tượng lũ quét và sạt lở đất xảy ra. Nhà nước cùng với nhiều tổ chức xã hội đã đưa ra nhiều hoạt động kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường và bảo tồn vùng đất thuộc di sản thiên nhiên quốc gia này.
Với tất cả những nổ lực mà chính phủ cũng như người dân đã làm mà ngày nay, thung lũng Animas gần như trở về trạng thái nguyên sơ ban đầu. Giờ đây khu vực này trở thành địa điểm du lịch trọng yếu của thành phố La Paz, bởi vẻ đẹp mê hoặc của cấu trúc địa chất thời tiền sử.
Vẻ đẹp của cấu trúc đá thời tiền sử:
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn
Thăm thung lũng của những linh hồn

Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol

Huyền thoại của các thành phố bị mất như Atlantis và El Dorado luôn mê hoặc nhân loại qua nhiều thế kỷ vì sự huyền bí. Nhưng có lẽ, bí ẩn nhất là thành phố nằm ngoài khơi bờ biển Micronesia (Mỹ).
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Nan Madol là một thành phố cổ đổ nát duy nhất của thế giới còn sót lại, nằm ở ngoài khơi bờ biển phía đông của đảo Pohnpie, là thủ phủ của triều đại Saudeleur, ngày nay là một trong bốn tiểu bang trong liên bang Micronesia. Nan Madol bao gồm khoảng 90 hòn đảo nhỏ nhân tạo liên kết với nhau bằng một mạng lưới kênh rạch và thường được gọi là "Venice của Thái Bình Dương". Cái tên Nan Madol có nghĩa là "không gian giữa", là chỉ đến các kênh rạch chằng chịt đan xen xung quanh thành phố.
Nan Madol đã giành được sự quan tâm rất nhiều từ các nhà khảo cổ học, vì các đảo được xây dựng gần như hoàn toàn bằng các bức tường bazan hình lăng trụ cao từ 5,5 m đến 7,6 m và dày khoảng 5,2 m. Bazan là một loại đá được hình thành từ dung nham núi lửa. Các bức tường được xây dựng bằng cách xếp chồng lần lượt các khối đá cao lên, trông như những cây gỗ bị chặt từng khúc bắt chéo lên nhau. "Nội thất" của thành phố được bao phủ bởi một đống san hô đổ nát, đống san hô đổ nát này có mật độ dày đặc và rất cao làm cho thủy triều không thể với tới được.
Các nhà khảo cổ học ước tính tổng số đá bazan hình lăng trụ để xây dựng nên bức tường chắn này là 250 triệu tấn. Tuy nhiên, câu hỏi mà các nhà khảo cổ đặt ra là “ Vì sao các bức tường đá khúc bazan được xây dựng bằng cách xếp chồng lên nhau lại quá cao. Trong khi, mỗi một khúc đá bazan như vậy có thể trọng lên tới 50 tấn? ”. Cho đến bây giờ nó vẫn là một ẩn số, họ vẫn chưa thể giải thích được câu hỏi do mình đặt ra.
Nhưng một câu chuyện dân gian địa phương lại nói rằng trước đây, những người khổng lồ sống trên đảo, chính họ là những người thực hiện công việc bê các khối đá cắt thành khúc này về, để xây dựng lên các bức tường. Truyền thuyết kể về câu chuyện của hai anh em tên là Olosopha và Olosipha. Họ sử dụng sức mạnh phép thuật của mình để vận chuyển các khối đá khúc từ một vùng đất xa xôi, bằng cách làm cho chúng bay trên không trung.
Còn một câu chuyện khác nữa kể về một nhà ảo thuật, người này cũng giống như hai anh em Olosopha và Olosipha trong truyền thuyết, ông ta vận chuyển những khối đá bằng cách cho chúng bay trong không trung về, để xây dựng thành phố Nan Madol và các bức tường. Mỗi câu chuyện đều đề cập đến sự vận chuyển các khối đá từ một nơi xa không rõ nguồn gốc, nhưng các nhà khoa học khẳng định rằng địa điểm lấy đá bazan để xây dựng nên các bức tường không đâu xa, đó là trên hòn đảo đối diện với thành phố Nan Madol.
Một lý thuyết mà các nhà khoa học đưa ra là những người xây dựng đã vận chuyển các khối đá khúc thông qua bè mảng. Nhưng trong một thí nghiệm cho thấy các khối đá này sẽ bị chìm xuống nước ngay lập tức vì trọng lượng khá nặng. Mặc dù, người ta đã tìm thấy những bộ xương trong thành phố với số lượng tương đối lớn, xem mối quan hệ giữa cái chết và việc vận chuyển đá có liên quan với nhau không, nhưng cũng chưa giải thích được gì về các bức tường đá bazan được hình thành như thế nào. Nó vẫn còn là một bí ẩn, vì không có tàn dư của các thiết bị máy ra đời sớm vào thời điểm đó mà có thể giúp các nhà xây dựng chuyển đá đến và xây các bức tường. Nan Madol vẫn tràn ngập trong tranh cãi khoa học và truyền thuyết.
Cứ bí ẩn này tiếp nối bí ẩn khác và các nhà khảo cổ cũng không thể giải thích được về tính năng độc đáo của mạng lưới đường hầm dưới nước, kết nối các đảo rời rạc với nhau. Các đường hầm được xem như là một lối thoát, bắt đầu từ trung tâm của thành phố tỏa ra về phía đại dương. Các đường hầm được tạo ra một cách rõ ràng và rành mạch để kết nối các đảo với nhau. Cho đến ngày nay, các nhà thám hiểm dưới đáy biển vẫn đang cố gắng để khám phá ra những tuyến đường bí mật, nhưng một đường hầm hoàn chỉnh vẫn chưa được phát hiện ra.
Theo lịch sử của người Pohnpei, thành phố Nan Madol bị chiếm đóng bởi một dòng tổ tiên gọi là Saudeleurs, hay còn gọi là “chúa tể của khu vực Nan Madol”. Họ muốn có một thành phố riêng độc quyền cai trị. Dưới triều đại của mình, họ thành lập nhà nước Pohnpei thống nhất các các đảo để cai trị.
Đặc biệt triều đại Saudeleurs chỉ cư trú tại khu vực trung tâm thành phố Nan Madol. Nhiều thường dân cũng chung sống với bậc đế vương trong khu vực này để phục vụ họ khi cần thiết. Nan Madol không có nước ngọt và thực phẩm, cho nên nguồn thực phẩm cơ bản được những thường dân này mang từ bên vào ngoài thành phố.
Sau một thời gian, triều đại Saudeleurs bị lật đổ bởi một nhóm người được gọi là Nahnmwarki. Khi đã giành được quyền cai trị thành phố Nan Madol, nhóm người này không ở lại đây lâu dài mà chuyển ra khu vực lân cận thành phố để sống vì họ thấy khó khăn trong việc vận chuyển nước ngọt cũng như thực phẩm từ bên ngoài vào. Vì vậy mà thành phố đã bị bỏ rơi.
Người ta tìm thấy nhiều địa điểm mai táng trong thành phố Nan Madol. Đó là những tòa nhà hình chữ nhật được xây dựng lên, làm nơi an nghĩ cho dòng tộc Saudeleurs. Trong năm 1985, tàn tích của Nan Madol đã được đưa vào lịch sử một quốc gia.
Ngày nay, Nan Madol hình thành một khu khảo cổ bao gồm hơn 18 km2 và bao gồm các kiến trúc bằng đá được xây dựng trên một rạn san hô bằng phẳng dọc theo bờ biển của đảo Temwen và một số hòn đảo nhân tạo khác liền kề với bờ biển Micronesia của đảo Pohnpei.
Thành phố cổ Nan Madol không phải là địa điểm sôi động và tốt cho vấn đề ăn uống và ngủ nghĩ. Nhưng với ánh hào quang màu nhiệm của thời tiền sử đan xen thì nó là một nơi tốt nhất cho việc trải nghiệm nghệ thuật thiền, cho bạn cảm giác thư thái, hòa quyện tâm hồn mình với thiên nhiên hoang dã.
Một số hình ảnh về thành phố cổ Nan Madol:
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bản đồ thành phố cổ Nan Madol.
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol
Bí ẩn đằng sau thành phố đá cổ Nan Madol

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét