Đây là bài cuối cùng về
Đà Lạt của AnChu. Xin lỗi mọi người vì mình chỉ đi được Khu DL Thung
Lũng vàng (bằng taxi), còn lại đều lấy trên mạng nên không có cách gì
hướng dẫn các bạn. Mình nghĩ trong 6 bài viết về Đà Lạt mình đã ghi hầu
như đầy đủ các tuyến đường. Riêng bài này mình chốt lại cuối cùng, và
sau khi đi hết đường cao tốc (từ ) Đà Lạt - Liên Khương các bạn sẽ thấy trên đường về tay phải là
hướng đi Buôn Mê Thuột
Bắt đầu nhé. Chỗ mình được đi là Khu Du lịch Thung lũng Vàng
Hồ Suối Vàng
Rời trung tâm Đà Lạt theo hướng Bắc đi Lạc Dương, đến km 7 Tùng Lâm rẽ trái, du khách còn phải vượt qua đoạn đường dài khoảng 12km gập ghềnh uốn lượn giữa những đồi thông chập chùng trước khi đến được hồ Suối Vàng, nơi mà 100 năm trước đây khi lần đầu tiên đặt chân đến vùng đất này, ngẩn ngơ trước cảnh sắc thơ mộng kỳ ảo của thiên nhiên còn nguyên vẹn nét hoang sơ, Yersin đã chạy nhảy reo hò như một cậu học trò nhỏ để sau này đề nghị với toàn quyền P. Doumer cho xây dựng khu nghỉ dưỡng nơi đây.
Hồ Suối Vàng gồm hai hồ là Dankia ở trên và Ankroet ở dưới, được tạo bởi hai đập cùng tên Ankroet chắn dòng sông Đa Dung phát nguyên từ núi Langbian; cạnh đó là một thác nước trắng xóa cũng mang tên Ankroet - thác này đã được toàn quyền Decoux chọn làm nơi xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên của Đà Lạt vào năm 1942.
Hồ Suối Vàng có sức chứa khoảng 20 triệu khối nước, ngoài việc cung cấp nguồn nước trong lành cho thành phố Đà Lạt, còn được dùng để vận hành tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện Ankroet với công suất năm đạt 15 triệu kw/h.
Nơi đây còn có nhà máy nước Suối Vàng khá hiện đại do Đan Mạch giúp xây dựng hoàn thành năm 1984 với công suất 18.000m3/giây, với sự kiểm nghiệm thường xuyên của Trung tâm Y tế dự phòng đã xác nhận nước đầu nguồn luôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết.
Dankia - Suối Vàng ngày nay đã được nhìn nhận đúng với giá trị thực của nó. Trong một tương lai không xa nơi đây cùng với khu vực Tuyền Lâm sẽ là một đối trọng của Đà Lạt hiện nay đã bị bê tông hóa tràn lan đến bực bội. Một liên doanh gồm một bên là Tỉnh Lâm Đồng và một bên là Singapore đã có kế hoạch đánh thức nàng sơn nữ Dankia với hàng trăm hạng mục lớn nhỏ sẽ được dựng lên bên hồ, trên hồ và giữa những đồi thông, thảm cỏ mượt mà … chúng ta có quyền hy vọng nơi đây sẽ đem lại sức hấp dẫn quyến rũ cho một vùng đất huyền thoại luôn làm say đắm biết bao khách viễn du
Khu Du Lịch Suối Vàng – Suối Bạc – Thung Lũng Vàng
Đầu xuân 2005 Khu Du Lịch Thung Lũng Vàng (KDL – TLV) của Công Ty Cấp
Thoát Nước Lâm Đồng nằm cách TP. Đà Lạt khoảng 20km về phía Bắc, ngay
bên cạnh hồ ĐanKia – nơi mà cách đây 112 năm đã từng làm say đắm Bác Sĩ
Yersin – người khai sinh ra TP. Đà Lạt và cũng là nơi đặt nhà máy nước
Đan Kia – Suối Vàng chính thức mở cửa đón khách du lịch.
Đường vào KDL – TLV láng nhựa phẳng lì, 2 bên đường là những đồi thông xanh ngút ngàn nối tiếp nhau chạy tít tắp đến tận chân trời. Cạnh đó là những thu lũng xanh mềm, mượt mà không thể tả. Vừa bước qua khỏi cổng, du khách sẽ bắt gặp một cong thác nhân tạo nước trắng xoá chảy róc rách suốt ngày đêm. Kia là vườn hoa và bon sai với những cây đại thụ quý hiếm thuộc họ lá Kim như: Tùng, thông đỏ, thông năm lá, pơ mu…được cắt tỉa một cách công phu và mỹ thuật. Còn đá thìnhiều vô kể, được xếp đặt một cách hài hoà và đẹp mắt. Nào là hồ nước, khu vui chơi với những cái tên nghe ngồ ngộ: Khu Thái Cực, hồ Lưỡng Nghi…Những cặp uyên ương mới cưới thường thích tời đây để chụp ảnh cưới. Khó có ai nghĩ rằng ở giữa rừng thông bạt ngàn lại có Khu Du Lịch đẹp đến như vậy.
Về tên gọi “Thung Lũng Vàng” thì kỹ sư Trần Đình Lãnh giải thích: Sở dĩ đặt tên là TLV là vì đây là những thung lũng xinh đẹp gắn liền với địa danh “Suối Vàng” vốn nổi tiếng từ bao đời nay. Việc làm thác nước nhân tạo lả để gợi nhớ về một thời xa xưa ông bà ta đã cực khổ biết bao mới tìm được nguồn nước mát lành để duy trì sự sống. Qua tên gọi nhằm gởi một thông điệp đến mọi người: Hãy tiết kiệm nước, vì nếu không cho đến một ngày nào đó “một phần tất yếu của cuộc sống” sẽ không còn nữa và không có nước chắc chắn cuộc sống của con người sẽ…không tồn tại. Ý tưởng của nhà thiết kế KDL – HSV là mong muốn cho mọi vật luôn hài hoà, bổ sung cho nhau để sinh tồn và phát triển theo học thuyết Phương Đông: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinhTứ Tượng giúp cho mọi vật Trường Tồn. Vì vậy mà ta thấy trong KDL – HSV có tênlà Khu Thái Cực, hồ Lưỡng Nghi. Và ngay cả những viên đá lót trên lối đi cũng được xếp theo quẻ “Thiên hả đồng nhân” trong Kinh Dịch với ước muốn biến nơi đây thành chốn gặp gỡ tốt lành của bè bạn bốn phương và nguyên ước cho Đan Kia luôn là vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”
Ý tưởng xây dựng KDL – HSV hình thành từ năm 1999 với ý định ban đầu xây một công viên nhằm giúp thư giãn cho anh em chông nhân nhà máy nước sau những giờ làm việc căng thẳng. Sau đó chính quyền địa phương lại giao cho nhà máy quản lý 174 hecta rừng quanh khu vực. Thế là BGĐ quyết định cho thành lập Khu DL theo quyết định số 409/TTG ngày 27/05/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của Đà Lạt – Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020, ngày 10/12/2003 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 4147/UB: Đồng ý chủ trương lập Khu Du Lịch Sinh Thái của Công Ty Cấp Nước Lâm Đồng tại tiểu khu 112 (Khu vực quanh Nhà Máy Nước Suối Vàng).
Ngày mùng một tết ất Dậu 2005 là ngày KDL – TLV chính thức khai trương đón khách theo quyết định số 287/QĐ-UB ngày 04/02/2008 của chính quyền địa phương. Người phụ trách KDL cho biết: “Kể từ khi mở cửa KDL – HSV mỗi ngày có 1.000lượt du khách thập phương vào đây chiêm ngưỡng phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Đồ án quy hoạch cho KDL do 2 Kiến Trúc Sư Nguyễn Hữu Thành và Lê Văn Khải của Công Ty Xây Dựng Kiến Trúc Miền Nam thiết kế.
Theo đồ án, KDL – TLV có diện tích 178,9 ha bao gồm: Khu Trung tâm chính với bãi đậu xe, nhà đón tiếp, khu bán hàng lưu niệm, khu vui chơi giải trí, thể thao, cắm trại, câu cá và các trò chơi trên nước. Bên cạnh đó là vườn hoa, hồ cảnh, thác nhân tạo, vườn tượng, vườn mai anh đào, nhà hàng. Sẽ có khu nghĩ dưỡng dành cho cá nhân và tập thể, khu canh nông với những vườn cây ăn trái đặc sản Đà Lạt. Tiếp theo là khu “Cung Tình” bao gồm khu sinh hoạt ngoài trời, nhà hoà nhạc, cafeteria…Ngoài ra còn khu rừng thông tự nhiên với những hang động mang tính điển tích như: “Lưu Nguyễn lạc thiên thai, Động Từ Thức”, các bãi sinh hoạt lửa trại phục vụ du lịch…
Đường vào KDL – TLV láng nhựa phẳng lì, 2 bên đường là những đồi thông xanh ngút ngàn nối tiếp nhau chạy tít tắp đến tận chân trời. Cạnh đó là những thu lũng xanh mềm, mượt mà không thể tả. Vừa bước qua khỏi cổng, du khách sẽ bắt gặp một cong thác nhân tạo nước trắng xoá chảy róc rách suốt ngày đêm. Kia là vườn hoa và bon sai với những cây đại thụ quý hiếm thuộc họ lá Kim như: Tùng, thông đỏ, thông năm lá, pơ mu…được cắt tỉa một cách công phu và mỹ thuật. Còn đá thìnhiều vô kể, được xếp đặt một cách hài hoà và đẹp mắt. Nào là hồ nước, khu vui chơi với những cái tên nghe ngồ ngộ: Khu Thái Cực, hồ Lưỡng Nghi…Những cặp uyên ương mới cưới thường thích tời đây để chụp ảnh cưới. Khó có ai nghĩ rằng ở giữa rừng thông bạt ngàn lại có Khu Du Lịch đẹp đến như vậy.
Về tên gọi “Thung Lũng Vàng” thì kỹ sư Trần Đình Lãnh giải thích: Sở dĩ đặt tên là TLV là vì đây là những thung lũng xinh đẹp gắn liền với địa danh “Suối Vàng” vốn nổi tiếng từ bao đời nay. Việc làm thác nước nhân tạo lả để gợi nhớ về một thời xa xưa ông bà ta đã cực khổ biết bao mới tìm được nguồn nước mát lành để duy trì sự sống. Qua tên gọi nhằm gởi một thông điệp đến mọi người: Hãy tiết kiệm nước, vì nếu không cho đến một ngày nào đó “một phần tất yếu của cuộc sống” sẽ không còn nữa và không có nước chắc chắn cuộc sống của con người sẽ…không tồn tại. Ý tưởng của nhà thiết kế KDL – HSV là mong muốn cho mọi vật luôn hài hoà, bổ sung cho nhau để sinh tồn và phát triển theo học thuyết Phương Đông: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinhTứ Tượng giúp cho mọi vật Trường Tồn. Vì vậy mà ta thấy trong KDL – HSV có tênlà Khu Thái Cực, hồ Lưỡng Nghi. Và ngay cả những viên đá lót trên lối đi cũng được xếp theo quẻ “Thiên hả đồng nhân” trong Kinh Dịch với ước muốn biến nơi đây thành chốn gặp gỡ tốt lành của bè bạn bốn phương và nguyên ước cho Đan Kia luôn là vùng đất “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”
Ý tưởng xây dựng KDL – HSV hình thành từ năm 1999 với ý định ban đầu xây một công viên nhằm giúp thư giãn cho anh em chông nhân nhà máy nước sau những giờ làm việc căng thẳng. Sau đó chính quyền địa phương lại giao cho nhà máy quản lý 174 hecta rừng quanh khu vực. Thế là BGĐ quyết định cho thành lập Khu DL theo quyết định số 409/TTG ngày 27/05/2002 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của Đà Lạt – Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020, ngày 10/12/2003 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản số 4147/UB: Đồng ý chủ trương lập Khu Du Lịch Sinh Thái của Công Ty Cấp Nước Lâm Đồng tại tiểu khu 112 (Khu vực quanh Nhà Máy Nước Suối Vàng).
Ngày mùng một tết ất Dậu 2005 là ngày KDL – TLV chính thức khai trương đón khách theo quyết định số 287/QĐ-UB ngày 04/02/2008 của chính quyền địa phương. Người phụ trách KDL cho biết: “Kể từ khi mở cửa KDL – HSV mỗi ngày có 1.000lượt du khách thập phương vào đây chiêm ngưỡng phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Đồ án quy hoạch cho KDL do 2 Kiến Trúc Sư Nguyễn Hữu Thành và Lê Văn Khải của Công Ty Xây Dựng Kiến Trúc Miền Nam thiết kế.
Theo đồ án, KDL – TLV có diện tích 178,9 ha bao gồm: Khu Trung tâm chính với bãi đậu xe, nhà đón tiếp, khu bán hàng lưu niệm, khu vui chơi giải trí, thể thao, cắm trại, câu cá và các trò chơi trên nước. Bên cạnh đó là vườn hoa, hồ cảnh, thác nhân tạo, vườn tượng, vườn mai anh đào, nhà hàng. Sẽ có khu nghĩ dưỡng dành cho cá nhân và tập thể, khu canh nông với những vườn cây ăn trái đặc sản Đà Lạt. Tiếp theo là khu “Cung Tình” bao gồm khu sinh hoạt ngoài trời, nhà hoà nhạc, cafeteria…Ngoài ra còn khu rừng thông tự nhiên với những hang động mang tính điển tích như: “Lưu Nguyễn lạc thiên thai, Động Từ Thức”, các bãi sinh hoạt lửa trại phục vụ du lịch…
Thác cửa thần
Đứng dưới một
thung lũng sâu, cỏ lau ngập đầu, cây cối hoang sơ, ngước nhìn lên, du
khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một dòng thác cao khoảng 20 m đang
cuồn cuộn đổ xuống. Đó là thác Cửa Thần, nơi có cảnh quan thiên nhiên
tuyệt đẹp gắn liền với một giai thoại thú vị.
Khởi hành từ Đà Lạt, du khách theo đường rừng vào huyện Tà Nung, rồi vượt lên 800 m đường nữa thì gặp thác Cửa Thần.
thẳng = Liên khương 9km
<- Huyện Nam ban (Tà nung) 18km
-> Huyện Liên nghĩa (Đức trọng) 9km
Tương truyền, ngày xưa, bộ tộc người Srê sống ở đây gặp năm mất mùa, già làng phải đi vào rừng tìm cái ăn cho dân. Sau khi băng qua nhiều núi, nhiều rừng, già làng mệt, ngồi xuống nghỉ thì bỗng trông thấy một vị thần hiện ra trên đỉnh thác. Vị thần dắt già làng đến vách núi có hai bờ đá cao vút như cái cổng khổng lồ, tới một hồ nước lớn. Tại đây già làng đã bắt được rất nhiều cá tươi đem về cứu đói cho dân. Từ đó thác nước này mang tên Cửa Thần.
Phía bên
trái thác còn có một nhánh suối khác tràn xuống nền đá hoa cương được
thiên nhiên sắp xếp thành 3 tầng, tạo nên dòng thác thơ mộng được gọi
tên là thác Ba Tầng. Từ thác Cửa Thần, ngược dòng thêm 200 m, vượt qua
ghềnh đá cheo leo, luồn dưới những lùm cây um tùm, bạn sẽ gặp một dòng
thác thấp hơn, êm đềm hơn có tên gọi là thác Khát Vọng. Tên gọi này được
lấy theo tên của một loài cá chiều chiều vẫn thường lao lên khỏi mặt
nước trên dòng thác.
Đến Tà Nung du khách còn có dịp tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng cao qua bộ tộc Srê - cư dân nơi đây.
Thác VoiVị trí: Thác Liêng Rơwoa( Thác Voi) nằm ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, cách thành phố Đà Lạt 25km về hướng tây nam.
Đặc điểm: Thác Liêng Rơwoa còn gọi là thác Voi là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ với chiều cao hơn 30m, rộng chừng 15m.
Các già làng K'ho cư trú lâu đời ở miền đất này kể rằng: Ngày xưa, vị tù trưởng của vùng núi Jơi Biêng có cô con gái rất đẹp. Mỗi khi sơn nữ cất giọng hát thì lá rừng thôi xào xạc, đàn chim ngừng tiếng hót để lắng nghe. Người yêu của nàng là con trai của tù trưởng làng bên. Chàng được nhiều người yêu mến, quý trọng không chỉ bởi vóc dáng vạm vỡ, khuôn mặt khôi ngô mà còn vì sự gan góc, dũng cảm ít ai sánh kịp.
Họ đã trao lời hẹn ước nên duyên chồng vợ song chàng trai phải lên đường giết giặc và rồi nhiều mùa trăng trôi qua mà chẳng thấy quay về. Cô gái đau khổ tìm đến ngọn núi hoang vắng mà trước kia họ từng hò hẹn, cất tiếng hát tha thiết, sầu thảm với hy vọng người trong mộng tìm về chốn xưa. Tiếng hát khiến loài chim B'ling xúc động. Chúng rủ nhau bay đi thật xa để dò la tin tức rồi về báo cho nàng biết là chàng trai đã hy sinh ngoài chiến trường.
Thế nhưng, sơn nữ vẫn không chịu chấp nhận sự thật phũ phàng đó. Nàng cứ hát, hát mãi cho đến khi kiệt sức, ngã quỵ và không bao giờ gượng dậy được nữa. Đàn voi phủ phục nghe nàng hát bấy lâu nay cũng hóa đá lặng câm. Bỗng có tiếng nổ lớn, trời đất rung chuyển khiến ngọn núi gãy ngang và một dòng thác đột ngột tuôn chảy, tung bọt trắng xóa. Tiếng thác nước rì rầm hòa cùng tiếng xào xạc của rừng cây, tiếng líu lo chim hót như tiếp nối lời ca, tiếng đàn của sơn nữ xinh đẹp, thủy chung. Người K'ho bèn đặt tên cho thác là Liêng Rơwoa Jơi Biêng - thác của những con voi phủ phục hóa đá trước tình yêu nồng nàn, son sắt.
Giữa mênh mang, lớp lớp cây rừng mầu xanh ngắt hoặc điểm xuyết những chòm lá đỏ rực như lửa, những thảm hoa màu vàng tươi hoặc tím biếc đẹp đến lạ lùng. Dưới chân thác và trong cánh rừng già xuất hiện một số tảng đá lớn có hình thù hệt như những con voi. Thế nên, tiếng thác đổ ầm ào khiến người thưởng ngoạn tưởng như có một đàn voi chạy đua hoặc tung vòi phun nước đùa nghịch với nhau. Phía sau dòng thác trắng xóa đang tung bụi nước mù mịt là những hang động sâu hun hút đầy bí ẩn. Đó là hang Dơi ăn sâu xuống lòng đất đến 50m với những vách đá có các hình thù, mầu sắc rất lạ mắt. Rễ cây và dây leo đan xen chằng chịt, càng xuống sâu, hang càng tối nhờ nhờ và lạnh lẽo như động của phù thủy. Đó là hang Gió với lối vào rất hẹp nhưng bên trong khá rộng, vi vút tiếng sáo gió trời.
Để
chinh phục thác Voi, bạn phải vừa đi, lại vừa leo trèo, có khi phải leo
lên một khối đá lớn, rồi đổ xuống phía bên kia tảng đá, tay bám vào bất
cứ thứ gì có thể để làm điểm tựa. Nhưng đừng quá lo lắng vì điều này!
Bạn hãy thử cái cảm giác được ngắm nhìn hết thảy mọi vẻ đẹp của núi
rừng, ngắm thác Voi từ khi còn ở đằng xa, được nghe tiếng thác đổ ào như
voi gọi bầy hay đó đơn giản chỉ là một sự tự hào với chính bản ta khi
đã chinh phục được ngọn thác kỳ vĩ!
Trên
đường khám phá Thác Voi du khách có thể ghé thăm các cơ sở ươm tơ nuôi
tằm của người dân Nam Ban. Vào mùa Cà phê trổ bông, ta thấy trắng xoá cả
một vạt đồi và hương thơm ngào ngạt của hoa cà phê. Và khi thác Voi đã
hiện ra trong tầm mắt, chính cái vẻ đẹp nguyên sinh, trong không gian
tĩnh mịch, giữa bốn bề là rừng cây, núi đá, tiếng thác đổ đã tạo nên
điều kỳ thú, hấp dẫn. Hơi nước cuộn lên màn khói, hư ảo mà lại như cầm
nắm và cảm nhận được rất rõ. Dòng nước trong veo tuôn chảy qua sườn núi
đá hoa cương trông thật ngoạn mục, nhất là khi ánh nắng rực rỡ chiếu rọi
xuống thác làm bừng lên cầu vồng bảy sắc. Ngút tầm mắt là rừng đại ngàn
với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, thân và cành chằng chịt dây
leo. Phía sau dòng thác trắng xóa đang tung bụi nước mù mịt là những
hang động sâu hun hút đầy bí ẩn.Nếu như vào những năm 1995 trở về trước, để xuống dưới chân thác thì phải bám theo những rễ cây rừng bám trên những vách đá dựng đứng để xuống, thì bây giờ du khách phải vượt qua 145 bậc tam cấp. Đây lại là một cơ hội để bạn thử hết những cái cả giác rất lạ, mà lại rất thực. Khi đến chân thác, bạn lại được dịp trầm trồ và thán phục khả năng tạo hình và sắp đặt của tạo hóa nơi đây. Những khối đá lô nhô, những thảm thực vật xanh mượt và những hang động kỳ thú sẽ cho bạn cái cảm giác được sống trọn vẹn với thiên nhiên nơi này. Và sẽ không có gì lạ khi người ta lại đặt tên cho ngọn thác này cái tên là thác Voi. Bởi xung quanh chân thác có khoảng 7 – 8 tảng đá được phủ rêu xanh lên hệt như những chú voi đang xum tụ về suối uống nước vậy.
Những khối đá lô nhô nơi chân thác cũng tạo ra những hang động là nơi trú ngụ của những đàn dơi lớn, có hang sâu đến 50m với vách đá sừng sững, vừa hoang sơ, huyền ảo lại phủ lên mình một hệ thảm thực vật phong phú, đa dạng. Tại đây, rễ cây và dây leo đan xen chằng chịt, càng xuống sâu, hang càng tối và lạnh lẽo như động của phù thủy. Nép mình lách qua những kẽ đá, du khách lại có thể tự mình khám phá được muôn vạn hình thù kỳ quái trong hang Gió thâm u với lối vào rất hẹp nhưng bên trong khá rộng, vi vút tiếng sáo gió trời. Quả thật bạn sẽ không khỏi bất ngờ khi đi vào những hang động này đấy!
Vị trí: Đa Mê nằm giữa buôn làng N' Thol Hạ của người bản địa K'Ho, cách ngã ba Liên Khương - Đức Trọng - Lâm Đồng khoảng 8km.
Đặc điểm: Đa Mê bao gồm 2 ngọn thác Đa Mê 1 và Đa Mê 2 cao ngất, ầm ào tuôn chảy ngày đêm giữa núi rừng hùng vĩ.
Đặc điểm: Đa Mê bao gồm 2 ngọn thác Đa Mê 1 và Đa Mê 2 cao ngất, ầm ào tuôn chảy ngày đêm giữa núi rừng hùng vĩ.
Đa
Mê là một hệ thống các kênh rạch, ngoằn ngoèo chạy ẩn mình dưới những
tán rừng xanh ngắt...Tất cả "quần thể" độc đáo này được thiên nhiên
kiến tạo từ muôn đời nay nhưng phải đến giữa đầu năm 2001 mới được khám
phá và đánh thức bởi doanh nghiệp Thanh Long. Chủ doanh nghiệp dịch vụ
sinh thái này là ông Phạm Văn Thược - một kỹ sư nông nghiệp (đúng hơn
là một nông dân) gốc người Hà Nội. Ông đến khai phá và định cư ở vùng
đất mới Nam Ban - Lâm Hà - Lâm Ðồng từ năm 1976. Đặt viên gạch khởi
công đầu tiên, ông Thược phải bỏ ra 40 triệu đồng đền bù một số hộ sản
xuất nông nghiệp để san ủi, mở rộng một con đường với chiều dài hơn
200m, rộng 6m từ quốc lộ 27 chạy đến thác. Kế tiếp, ông xây dựng khu
nhà nghỉ, cửa hàng nằm giữa công viên với hàng trăm dáng bonsai, hàng
ngàn "kỳ hoa dị thảo". Rừng, suối, thác, động vật hoang dã, hồ bơi, nhà
rông... được bố trí trong một không gian hài hoà, rộng hơn 30ha. Ở đây,
chiếc cổng chào cũng thật đặc biệt: cao 8m, mô phỏng theo kiến trúc
"Vạn lý trường thành”. Bên cạnh hồ bơi tại khuôn viên là phòng trưng
bày các mẫu vật Tây Nguyên. Những hang động, hòn non bộ cũng được xây
dựng khá cầu kỳ, trong đó thích nhất là tượng mãnh hổ và đại bàng đang
sà cánh hướng vào nhau, biểu tượng của cảnh "Anh hùng tương ngộ" đậm
chất sử thi Tây Nguyên...
Lên du lịch Ðà Lạt – Lâm Ðồng du khách không chỉ được nghỉ lại đêm giữa rừng, lắng đọng với nhịp điệu cồng chiêng cao nguyên mà còn được len lỏi trên dòng kênh rạch với những chiếc thuyền độc mộc; được câu cá, thưởng thức những sản vật sông hồ giữa rừng thông lộng gió, ngắm hàng dừa xanh xoã bóng bâng khuâng xuống mặt hồ. Ông Thược chọn hai thung lũng gần kề vốn sình lầy, um tùm cỏ dại để nạo vét, xây dựng kè đá, dẫn nước từ thác vào bằng kênh đào dài hơn 200m. Hồ bơi rộng 400m², hồ du thuyền và câu cá rộng gần 5.000m² tha hồ cho khách du lịch đắm mình giữa không gian trời-mây-rừng-suối -nước cao nguyên.
Ðây là một khu du lịch sinh thái có quy mô lớn hàng đầu ở Lâm Ðồng với tổng số tiền cho những hạng mục đầu tư hoàn thành là 3,5 tỷ đồng. Hiện nay, khu du lịch sinh thái Đa Mê đã chính thức “trình làng” đón khách. Người dân bản địa, người dân địa phương được tự do ra vào, không phải thu vé vào cổng. Từ đây, trên bản đồ du lịch Ðà Lạt – Lâm Ðồng, du khách sẽ có thêm tour mới: du lịch sinh thái Thanh Long.
Làng Cù lần
Từ
Khu du lịch Thung Lũng Vàng đi thêm chừng 10 cây số nữa là gặp Khu du
lịch Làng Cù Lần với những cảm giác vừa mới lạ vừa gần gũi với tiếng
suối chảy, thông reo, chim hót và đặc biệt được xem các chú cù lần hiền
lành và những hàng cây cù lần khép nép, lặng lẽ giữa không gian khoáng
đạt, trong lành…
Không gian sinh thái của Làng Cù Lần |
Tọa lạc trên địa giới thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, những hạng mục đầu tư xây dựng ở Khu Du lịch chủ yếu thiết kế tôn nạo nét đẹp hoang dã, tự nhiên của rừng đồi, hồ, suối, cây cỏ…Mỗi khách du lịch vào cổng với chiếc vé 30 ngàn đồng, được đạp xe đạp địa hình vòng quanh trên thảm cỏ tự nhiên rộng trên dưới 1 ha.
Người
lớn, trẻ em cũng được thả hồn mình trên những cánh diều bay bổng trên
không trung từ dưới thảm cỏ này. “Neo đậu” trên vách đồi, ven hồ, giữa
rừng cây..là 15 căn nhà sàn nghỉ chân với mái tranh, trụ gỗ để trống
vách rộng rãi, thoáng mát bốn bề… cũng hoàn toàn miễn phí, không giới
hạn thời gian.
Vào đây du khách được tự do mang theo đồ ăn, thức
uống, cầm đàn guitar ngân nga hát bổng trầm, mặc cho hàng ngàn cây cù
lần bên hồ đung đưa cánh lá giữa muôn ngàn sắc xanh thăm thẳm của rừng.Cũng có nhiều du khách với sở thích lội bộ giữa rừng Làng Cù Lần, được bồng bềnh bước từng bước chân qua chiếc cầu phao dài chừng 50 mét, bắc qua bên góc của con hồ rộng hơn 10 ngàn mét vuông. Một nhóm 4 người có thể bước lên chiếc bè cây tầm vông, chống sào đẩy bè lướt trôi tròn xoay khắp hồ. Hoặc một nhóm 3 người bước lên chiếc thuyền gỗ độc mộc, khua từng nhịp chèo rẽ nước giữa tiếng gió ngàn hun hút. Hoặc thong thả ngồi bên những bụi gốc cây cù lần, buông câu xuống hồ chờ phao chìm để nhấc cần lên bắt những con cá rô phi, mè, chép, trắm…cân nặng mỗi con từ nửa ký trở lên.
Bên trên một bậc cấp của hồ, nhóm du khách khác có thể chọn dịch vụ cưỡi ngựa trên thảo nguyên thu nhỏ rộng 1 ha. Rồi chờ đêm xuống, cùng nắm một vòng tay lớn quanh bếp lửa bập bùng, chếnh choáng men rượu cần cùng những vũ khúc tưng bừng của cồng chiêng bản địa Tây Nguyên.
Trước khi rời khỏi Khu Du lịch Làng Cù Lần để hẹn ngày trở lại, du khách thường kịp sử dụng quỹ thời gian cuối cùng để tham quan phòng tranh của các họa sĩ trong nước với hơn 100 bức tranh sơn dầu, sơn mài, bột màu… thể hiện tính biểu cảm, tính thẩm mỹ qua từng hình ảnh con người, sự vật. Cứ thế khách đến rồi khách ra về, sau hai tháng đi vào hoạt động, Khu Du lịch Làng Cù Lần đã thu hút đáng kể lượng khách đến tham quan, một ngày trung bình đón 200- 300 lượt khách; một ngày cao điểm trong dịp tết vừa qua đón đến 500-600 lượt khách.
Khu du lịch Trần Lê Gia Trang (Trúc Lâm Viên)
Tọa lạc tại thôn
K’long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm TP.
Đà Lạt khoảng 15km, Khu du lịch văn hóa - nghệ thuật Trần Lê Gia Trang
hay còn được gọi là Trúc Lâm Viên sẽ là một sự lựa chọn hợp lý khi bạn
đến Lâm Đồng.
Khu
du lịch văn hóa - nghệ thuật Trần Lê Gia Trang được khởi công xây dựng
từ năm 2006 với hàng trăm nhân công, ngày đêm miệt mài làm việc đã biến
nơi đây từ một vùng đồi hoang, sơ thành cảnh quan thật tuyệt mỹ. Toàn bộ
khu du lịch được kiến tạo trong diện tích khoảng trên 40ha, với nhiều
hạng mục công trình quy mô, mang đậm nét văn hóa truyền thống, nhiều ý
tưởng độc đáo như: suối Thanh Lương và Dân Sinh, thác Bảy tầng, thác Tam
Bảo, hồ Định An, nhà Thủy tạ, Vọng Nguyệt lầu, Nghinh Phong cát, cùng
nhiều công trình nghệ thuật khác đang hòa mình vào thiên nhiên. Từ núi
Voi hùng vĩ, những mạch nước ngầm âm thầm hội tụ thành dòng suối Thanh
Lương đổ xuống thác Bảy tầng như một nhạc khúc nghìn năm bất tận làm nao
lòng thi nhân mặc khách khi đến vãng cảnh chốn này.
“Trên dòng nước mát thác Thanh Lương.
Vọng lại âm thanh thật diệu kỳ,
Bóng bọt tung bay trên phiến đá.
Nghìn năm nhạc khúc nước trôi đi”.
Vọng lại âm thanh thật diệu kỳ,
Bóng bọt tung bay trên phiến đá.
Nghìn năm nhạc khúc nước trôi đi”.
Thông qua các hệ thống địa đạo là nơi vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng của du khách. Tất cả đều được thể hiện hết sức sinh động trong lòng núi. Dưới những rạng thông xanh thấp thoáng bên sườn đồi là những Bungalow tiện nghi và xinh xắn, là không gian riêng tư ấm áp cho một mái ấm gia đình.
Đan xen với những công trình xây dựng mỹ thuật có biết bao tiểu cảnh, cây kiểng, bonsai, hòn non bộ, thác nước nhân tạo hay Thạch Hoa viên với những kỳ hoa dị thảo giữa sa thạch hàng ngàn năm tuổi, tất cả hòa quyện như một bức tranh thủy mặc sống động.
Hòa mình giữa thắng cảnh thiên nhiên hữu tình, non xanh nước biếc, thả hồn theo rừng thông đỏ vi vu hòa lẫn tiếng suối reo bên sườn núi Voi hùng vĩ ... Thưởng thức nét văn hóa độc nhất vô nhị trên cao nguyên Trúc Lâm Viên: Trà đạo tại vườn đá cảnh Nhật Bản với những khối đá, những bộ bàn ghế được chế tác công phu nhập nguyên bộ từ đất nước hoa anh đào...
...Nhẹ bước vào cõi thiền mênh mang tĩnh tại cùng Thất Tuệ Hiền tại trung tâm Trúc Lâm Viên... ...Đắm mình trước những tác phẩm tranh thêu tay nghệ thuật, độc đáo với kỹ thuật thêu nổi bằng chỉ tơ tằm trên nền tơ lụa, cảm nhận nét tinh tế mang đậm bản sắc văn hóa Việt và kỹ xảo thiêu hoa của các nghệ nhân Trần Lê Gia Trang...
Từ
trên đỉnh cao đồi vọng cảnh của khu du lịch, du khách có thể phóng tầm
mắt nhìn bao quát cả một khu đồi bạt ngàn cây xanh, như thể đang đứng
trước một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ. Với cảnh quan tuyệt đẹp và khí
hậu trong lành được thiên nhiên ưu đãi, cùng với sự đi lên của một thành
phố Đà Lạt thơ mộng, khu du lịch văn hóa - nghệ thuật Trần Lê Gia Trang
sẽ là một địa chỉ quen thuộc, để lại ấn tượng khó phai trong lòng du
khách bốn phương mỗi khi có dịp dừng chân trên phố núi đầy sương để
thưởng ngoạn chốn này...
Hướng dẫn đi:
Đón xe đi Đà Lạt và xuống ở đoạn gần sân bay Liên Khương. Từ đó đón xe ôm vào Trần Lê Gia Trang. Ngõ vào Trần Lê Gia Trang nằm trên đường cao tốc, hướng về phía núi Voi thuộc thôn K’Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng.
Do khu du lịch nằm trên đường cao tốc nên đi bằng xe máy thì không thể vào khu du lịch được (đường cao tốc cấm xe gắn máy).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét