Trong quyển truyện bằng tranh bán chạy nhất trong nhiều năm, được viết vào năm 1972 có tựa đề "Hope For The Flowers" (tạm dịch là "Mong Đợi Mùa Hoa"), bà Trina Paulus kể về một chàng sâu róm (hay sâu rọm) tên là Stripe (từ đây xin đặt tên Việt Nam cho chàng ta là Sâu Sọc) được chào đời trong một gia đình rất là "hạnh phúc" trên một cành cây.
Một ngày kia, Sâu Sọc thấy rằng mình đã lớn thành thanh niên rồi nên quyết định rời nhà "đi giang hồ vặt" một chuyến cho biết đó đây và cũng để học hỏi những "sàng khôn" của đời. Lúc đã bò xuống khỏi nơi trú ngụ, Sâu Sọc lấy làm ngạc nhiên khi gặp hằng hà sa số những con sâu đang hối hả đi về phía trước. Nó cố chạy theo hỏi xem là lũ sâu nầy đang đi đâu, nhưng chàng sâu, nàng sâu nào cũng im lặng lầm lũi tiến bước, chỉ ra dấu ngoắc tay một cách nghiêm trọng như ngầm bảo "hãy theo chúng tôi rồi sẽ biết mà!". Vì tò mò, Sâu Sọc cũng nhập bọn đi với đàn sâu. Đi một lúc lâu thì cả bọn đến một cây cột mà đầu ngọn cao chót vót như đụng tới trời. Quan sát kỹ hơn, Sâu Sọc thấy trên cột toàn là sâu đang lúc nhúc chen nhau bò lên. Nó hỏi trên đó có gì vậy, thì không con sâu nào trả lời. Thấy quá nhiều sâu hăm hở tranh nhau bò lên như vậy, nên Sâu Sọc nghĩ chắc trên đó có gì thú vị lắm. Thế là nó cũng chen lấn vào đám sâu mà cố sức leo lên, đạp đầu, đạp vai nhiều con sâu khác để sớm đến đích. Tuy nhiên, vừa mới đến lưng chừng cây cột thì Sâu Sọc đã "mõi gối chồn chân" và nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Nó tự nhủ thầm rằng có lẽ trên ấy chẳng có gì đâu và quay đầu bò ngược xuống đất.
Nhưng sau khi xuống đến mặt đất rồi, Sâu Sọc lại nghi ngờ chính nó. Hay là mình quá lập dị, chẳng giống ai? Nhìn lại cây cột, nó thấy "thiên hạ" vẫn ráo riết tranh nhau bò lên, bò lên... Nó lại thắc mắc, "ắt là phải có cái gì trên ấy chứ!". Thế là Sâu Sọc nhà ta lại ra sức trèo lên cột một lần nữa. Đặc biệt là lần nầy nó hung hãn hơn trước và tỏ ra rất "anh chị". Nó la hét và đấm đá không nương tay vào những con sâu cản đường. Cuối cùng, Sâu Sọc đã đạt được mục đích. Nó leo lên được đầu cột cao chót vót; nhưng cũng chính là lúc nó thất vọng não nề! Ồ, chẳng có gì cả. Cây cột "danh vọng" của đời nầy được tạo nên bằng chính những con sâu róm. Ngó qua rừng cây bên cạnh, Sâu Sọc thấy những đàn bướm đủ màu đang vỗ cánh bay lượn thảnh thơi. Nó "định thần" nhìn kỹ hơn và khám phá được một điều lạ là trên cành cây có thật nhiều cái tổ kén đang treo lũng lẵng. Có một vài con sâu đang nằm thu mình trong đó như đang bị chôn trong những "ngôi mộ tối".
Ở một tổ kén khác, nó thấy rõ một con bướm vừa tung cánh bay ra. Sâu Sọc vô cùng vui mừng trước khám phá của mình. À! Thì ra cái tổ kén là nơi con sâu chịu bị vùi dập để lột xác. Nó ý thức được rằng mặc dù hiện tại nó là một con sâu rọm, nhưng nó có thể mọc cánh thành bướm bay lên được; với điều kiện là nó phải chui vào tổ kén, phải xuống tận "mồ sâu" để rồi lột xác. Tiến trình hóa thân nầy thật quá cam go; nhưng ngoài con đường nầy, đâu còn con đường nào khác nữa!
10 loài sâu bướm đẹp mà độc hại

Thế
giới của loài sâu bướm hết sức đa dạng, muôn màu muôn vẻ. Vẻ đẹp của
chúng vừa có thể hấp dẫn đồng loại lại vừa đánh lừa được kẻ thù, bởi ẩn
đằng sau vẻ đẹp ấy là những sợi lông chứa chất độc, gây hại cho cả con
người và các loài thú ăn thịt.
Sâu bướm Sibine stimulea

Loài sâu bướm duy nhất trông giống sên này có màu xanh
chủ đạo, điểm một vòng tròn trắng chấm nâu tía ở giữa lưng trông tựa như
cái yên. Gai và lông của loài này có thể khiến người tiếp xúc bị sưng
tấy, buồn nôn và phát ban suốt nhiều ngày. Loài này có thể bắt gặp ở các
khu vườn, cánh đồng và trong rừng. Chúng ăn mọi thứ, từ thực vật vườn
đến những loài cây lớn và cây bụi.
Sâu bướm Tyria jacobaeae

Lúc mới ra đời, sâu bướm Tyria jacobaeae có màu
vàng xám, nhưng khi trưởng thành, chúng sẽ có màu cam nhạt, điểm những
nhóm sọc vằn đen huyền. Loài này rất phàm ăn và có thể ngốn bất kỳ loại
cỏ nào. Khi thiếu thức ăn, hoặc đôi lúc chẳng vì lý do nào cụ thể, nó có
thể ăn thịt đồng loại. Thông thường, sâu bướm Tyria jacobaeae sống theo đàn để hợp tác chống lại kẻ thù. Càng già, chúng càng có xu hướng đấu đá lẫn nhau.
Sâu bướm Danaus plexippus (Linnaeus)

Sau khi sinh nở, thân hình của sâu bướm sọc vàng, đen và
trắng sẽ xẹp xuống, bé đến nỗi rất khó nhìn thấy. Loài này có hai cặp
“râu” đen, một cặp ở ngay phía đầu. Loài sâu bướm này lớn rất nhanh,
chúng chỉ ăn duy nhất thứ lá giống bông tai. Khi trưởng thành hoàn toàn,
bướm chúa dài khoảng 5cm. Mặc dù trông bề ngoài rất đẹp, song chúng lại
vô cùng độc vì chất glycozit kích thích tim có trong lá bông tai mà
chúng ăn. Sau quá trình tháo kén, chúng sẽ hóa thành những con bướm đẹp
nhất trong các loài bướm.
Sâu bướm Lymantria dispar

Xuất hiện từ tháng 5 đến giữa tháng 7, những con sâu bướm Lymantria dispar
mới sinh có màu đen với nhiều chiếc lông dài và cứng. Khi lớn hơn,
chúng có tới 5 cặp đốm xanh dương và 6 cặp đốm đỏ nổi trên lưng với một
vài sợi lông đen trên đầu. Lông của chúng có thể khiến bạn bị viêm da và
đau đớn mỗi khi tiếp xúc. Để xâm nhập khắp ngóc ngách của khu rừng,
chúng trèo lên ngọn cây, chăng tơ lủng lẳng rồi đợi gió đưa đi. Loài sâu
bướm này rất thích ăn các loại lá cứng như phong, du và sồi. Một khi
chúng tràn vào rừng có thể khiến cây bị rụng lá hoàn toàn, gây bệnh tật,
tổn thương cho những côn trùng khác hoặc làm cây chết.
Sâu bướm Ochrogaster lunifer

Đây thực sự là loài sâu bướm vô cùng nguy hiểm. Chất độc của Ochrogaster lunifer
đủ mạnh khiến con người bị chảy máu đến chết. Riêng lông của chúng khi
bay trong không khí cũng đủ gây phát ban và các vấn đề về hô hấp. Ochrogaster lunifer có màu nâu đậm và những sợi lông dài mềm mại. Chúng sống trong chiếc kén cũng màu nâu kết bằng tơ và ra ngoài ăn vào ban đêm.
Sâu bướm Megalopyge opercularis

Đây là loài sâu bướm độc hại nhất vùng Bắc Mỹ. Mặc dù
lớp lông dài và mềm của loài sâu bướm này vốn dĩ vô hại, song chất axit
từ gai của nó có thể làm kẻ thù đau đớn. Thậm chí, các triệu chứng từ
vết thương có thể kéo dài tới vài ngày kèm theo cả chứng đau đầu, buồn
nôn và ói mửa.
Loài này thường xuất hiện trên các cây họ cam, cây du, sồi và trên các loài thực vật vườn.
Sâu bướm Parasa indeterviina

Sâu bướm Parasa indeterviina có một cơ thể sặc
sỡ sắc màu: đỏ, cam, vàng chanh với những sọc vòng xanh và tía. Chúng
hay xuất hiện trên những thực vật thân gỗ như cây sơn thù du, phong,
sồi, anh đào, táo, dương và cây mại châu. Màu sắc sặc sỡ của loài này
dường như cũng đủ cảnh báo rằng chúng rất nguy hiểm với các tuyến độc ở
đầu gai đen. Khi bị chạm vào, những đầu gai này sẽ vỡ ra và chất độc sẽ
thẩm thấu qua da, gây tấy rát, phát ban.
Sâu bướm Lophocampa caryal

Những con sâu thân màu đen trắng này được bao phủ bởi vô
số sợi lông trắng xám với những chấm đen chạy dọc giữa sống lưng. Hai
sợi lông đen mỏng, nhọn và dài nối những tuyến độc sẽ phóng độc khi bị
chạm vào, gây phát ban và hiện tượng mẫn cảm ở da. Loài sâu này thường
xuất hiện khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 ở phía nam Canada và một số khu
vực thuộc Bắc Mỹ.
Sâu bướm Automeris io

Khi trưởng thành, Sâu bướm Automeris io chuyển
từ màu vàng cam sang màu xanh nhạt với những sọc đỏ, trắng chạy dọc cơ
thể. Gai của loài này tiết ra hai loại độc chất mạnh đến nỗi dù chỉ chạm
nhẹ cũng có thể gây cảm giác nóng rát, sưng viêm. Sâu bướm Automeris io
thường xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 9 ở những bãi cỏ, đồng ngô và
rừng, trên cây liễu, phong, du, sồi, nhựa ruồi, dương lá rung, bồ kết ba
gai, anh đào, lê và de vàng…
bướm Euclea delphinii

Loài sâu bướm này có màu sắc sặc sỡ như dải cầu vồng.
Thân nó hơi bẹt và có 4 túm gai màu đen sậm phía cuối cơ thể. Những
chiếc gai có thể phóng độc tạo nên những vết thương nặng. Loài sâu Euclea delphinii
thích ăn cây ngô đồng, liễu, tần bì, sồi, hạt dẻ… Loại sâu này thường
được tìm thấy ở những vùng rừng trải dài từ phía nam Quebec (Canada) tới
Maine và phía nam bang Missouri, Texas, Florida (Mỹ).
Tiến Thành (Theo Nature)
Chú sâu hóa bướm
Có chú sâu nhỏ
Bò đi đâu đó
Chú đi ngủ rồi
Trong kén thật to
Một ngày thức dậy
Hóa thành bướm xinh
Sáng tác: Cô H.Chi

Bò đi đâu đó
Chú đi ngủ rồi
Trong kén thật to
Một ngày thức dậy
Hóa thành bướm xinh
Sáng tác: Cô H.Chi
Cùng tìm hiểu quá trình biến đổi này qua các bức ảnh để biết được thiên nhiên quanh ta kì diệu như thế nào bạn nhé!
Quá trình biến đổi tự nhiên của loài bướm để “lột
xác” thành hình hài xinh đẹp luôn là đề tài hấp dẫn các nhà khoa học vì
sự độc đáo, kì thú trong từng giai đoạn phát triển của nó.


Vòng đời của một con bướm bắt đầu từ giai đoạn
trứng. Bướm thường đẻ trứng trên lá những loại cây là thức ăn ưa thích
của chúng. Trứng rất bé và có nhiều hình dạng khác nhàu nhưng chủ yếu là
dạng hình cầu.


Ảnh một số loài trứng bướm lạ

Mặt đáy của trứng còn có một lớp keo dán đặc biệt
nhanh chóng cứng rắn để giữ cố định quả trứng trên lá. Bản chất của loại
keo này vẫn là một ẩn số chỉ biết là chúng rất cứng, không thể tách rời
được.


Trứng “bám” rất chắc trên lá
Ngoài ra, trứng được bao bằng một lớp sáp mỏng ở bên
ngoài gọi là màng đệm để ngăn sự bốc hơi của nước trước khi ấu trùng có
thời gian để phát triển đầy đủ.
Giai đoạn trong trứng này kéo dài trong vài tuần cho đến khi trứng nở ra ấu trùng (sâu bướm).


Trứng lúc mới đầu và khi sắp nở ra ấu trùng

Bữa ăn đầu tiên của sâu bướm chính là vỏ trứng của
mình. Sau đó, nó sẽ dành phần lớn thời gian để ăn lá cây. Một số ít loài
sâu bướm là loài ăn sâu bọ.

Sâu bướm đang ăn lớp vỏ trứng của mình
Sâu bướm thay lông rất nhiều lần trong suốt quá trình
phát triển và đôi cánh của chúng cũng bắt đầu được hình thành trong
giai đoạn này nhưng chúng rất nhỏ, hầu như không nhận biết được.

Khi sâu bướm đã hoàn toàn lớn, chúng ngừng ăn và
bắt đầu đi tìm chỗ thích hợp để hóa nhộng và thường là ở mặt dưới của
lá. Sau đó, chúng bám chặt vào thể nền, rụng lông lần cuối cùng và hóa
nhộng , giai đoạn này chúng chẳng ăn chẳng uống cũng chẳng động đậy.


Bắt đầu hóa nhộng
Nghe qua thì giống như chúng đang trong tình trạng
“nghỉ ngơi” nhưng thực ra đây là giai đoạn biến đổi hoàn toàn thành hình
dạng khi trưởng thành của loài bướm.
Qua mấy ngày, lớp vỏ ngoài của kén dần trở nên trong
mờ, có thể nhìn mờ mờ cấu trúc bên trong thì đó là giai đoạn nhộng đã
biến đổi hoàn toàn.

Kén lúc ban đầu

Bắt đầu phát triển, lớp vỏ cũng mờ dần

Đã thành hình

Bướm ở trong cọ lưng vào kén để tạo thành một lỗ
thủng nhỏ và cựa mình chui ra. Nhưng ở giai đoạn này bướm chưa thể bay
được vì cánh của chúng vẫn chưa mở ra hẳn.

Bướm ló mình ra khỏi kén
Những con bướm mới thoát khỏi lớp kén phải dành thời
gian để bơm máu vào đôi cánh của chúng và đợi cho chúng trở nên khô ráo
và cứng cáp. Giai đoạn này thường phải mất 3 giờ nhưng cũng có con chỉ
mất khoảng 1 giờ. Đó là lúc bướm đã “lột xác” hoàn toàn, có thể giang
đôi cánh đẹp đẽ của mình và vút bay cao.


“Lột xác” thôi!

Hầu hết các loài bướm ở giai đoạn trưởng thành của
mình có thể sống từ một tuần đến gần một năm tùy thuộc vào loài. Chúng
giao phối, đẻ trứng và lại bắt đầu một vòng đời mới.

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét