a

Mời các bạn bấm vào cuối trang BÀI ĐĂNG CŨ HƠN để đọc tiếp. Những bài viết về trường Trung học Bán Công Định quán được đặt trong thư mục KÝ ỨC HỌC TRÒ.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

17 ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG TƯ DUY CỦA NGƯỜI GIÀU VÀ NGƯỜI NGHÈO

 

 

Một bộ ảnh nói về "17 diểm khác biệt trong tư duy của người giàu và người nghèo" đang được chia sẻ nhiều khiến dân mạng rất thích thú.

17 khác biệt trong tu duy của người giàu và người nghèo
 
Một dân mạng đã chuyển bộ ảnh thành lời văn theo thứ tự các bức ảnh từ trên xuống dưới:
Người giàu: Tôi tạo ra cuộc đời tôi. Người nghèo: Cuộc sống toàn những việc bất ngờ xảy đến với tôi.
Người giàu: Tham gia cuộc chơi tiền bạc để thắng. Người nghèo: Tham gia cuộc chơi tiền bạc chỉ để không bị thua.
Người giàu: Quyết tâm làm giàu. Người nghèo: Muốn trở nên giàu có.
Người giàu: Suy nghĩ lớn. Người nghèo: Suy nghĩ nhỏ.
Người giàu: Tập trung vào các cơ hội. Người nghèo: Tập trung vào những khó khăn.
Người giàu: Ngưỡng mộ người thành công và giàu có khác. Người nghèo: Bực tức với những ai thành công và giàu có.
Người giàu: Kết giao với người tích cực và thành công.Người nghèo: Giao du với người tiêu cực hoặc thất bại.
Người giàu: Sẵn sàng tôn vinh bản thân và giá trị của họ. Người nghèo: Suy nghĩ tiêu cực về bán hàng, quảng bá.
Người giàu: Đứng cao hơn những vấn đề của họ. Người nghèo: Nhỏ bé hơn những vấn đề của họ.
Người giàu: Rất biết đón nhận. Người nghèo: Không biết đón nhận.
Người giàu: Chọn được trả công theo kết quả. Người nghèo: Chọn được trả công theo thời gian.
Người giàu: Suy nghĩ "cả hai". Người nghèo: Suy nghĩ "hoặc là/ hoặc".
Người giàu: Chú trọng vào tổng tài sản. Người nghèo: Chú trọng vào thu nhập từ làm việc.
Người giàu: Quản lý tốt tiền của họ. Người nghèo: Không biết quản lý tốt tiền của họ.
Người giàu: Bắt tiền của họ làm việc chăm chỉ. Người nghèo: Làm việc chăm chỉ vì tiền của họ.
Người giàu: Hành động bất chấp sợ hãi. Người nghèo: Để nỗi sợ hãi ngăn cản họ.
Người giàu: Luôn học hỏi và phát triển. Người nghèo: Nghĩ họ đã biết hết.

Cư dân mạng phần lớn đồng tình với quan điểm của tác giả. Một số dân mạng khác cho rằng tác giả đã quá đề cao đồng tiền, coi đồng tiền là trên hết.

Còn bạn, bạn nghĩ sao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét