Đà Lạt tiếp theo (3) AnChu
Đà Lạt theo tuyến Đại Ninh - Phan Thiết
Tại chỗ "cắm cờ" có một ngã ba (Lương Sơn), nếu rẽ trái là đi theo hướng Nhà máy Thủy điện Đại Ninh,
hình ảnh ngã ba (nơi cắm cờ) đi Thủy điện Đại Ninh.
Cái cua ngay sau ngã 3 rẽ vào đường đi đến hồ Bàu Trắng (Bàu Sen)
Bàu Trắng hình thành từ lâu đời. Trong tiếng địa phương Bàu có nghĩa là “hồ”. Bàu Trắng gồm có 2 bàu là bàu Ông và Bàu Bà. Bàu Bà diện tích 70 ha, nơi rộng nhất là 500m, độ sâu trung bình là 5m, nơi sâu nhất là 19m vào mùa mưa. Nằm giữa những triền cát trắng nên Bàu Bà còn được gọi với cái tên Bàu Sen bởi sen trong hồ vào mùa nở hoa phủ kín cả hồ. Hệ sinh vật ở Bàu Sen rất phong phú, có nhiều loại cá nước ngọt.
Chuyện qua rồi không muốn nhắc lại. Nhưng đây là cái đèo năm xưa đoàn du khách người Nga 9 người bỏ mạng nơi này, còn lại mang về Nga trị liệu.
Phong cảnh bên đường.
Nhà máy đây rồi.
Nhìn gần hơn tí nữa.
Một góc hồ Đại Ninh.
Ngã 3 rẽ vào Khu du lịch thác Bảo Đại.
thủy điện Đại Ninh theo đường đi Đà Lạt khoảng hơn 30km, tiếp tục rẽ phải 3km sẽ tới thác Bảo Đại.
Người Chu Ru (dân tộc sống đông đúc ở xã Tà In) gọi dòng thác này là thác Jraiblian - nghĩa là thác Đá Cao. Đây là dòng thác xưa nay ít ai đặt chân đến, rất hoang vu và đầy bí ẩn nên nó còn có một tên gọi khác là thác Hoang. Ngày xưa, mỗi lần đi săn bắn, vua Bảo Đại thường dừng chân nghỉ ngơi bên dòng thác này nên ngày nay người Kinh còn gọi là thác Bảo Đại.
Đường dẫn xuống thác ngang qua một cây si già khiến ai đến đây cũng phải ngước nhìn. Cây si này trở thành một cái cổng để mở nếu muốn xuống thác. Qua khỏi cái cổng thiên nhiên ấy gặp ngay một khe đá nứt cao vút và dựng đứng, hai bên vách đá sừng sững với nhiều dây leo buông thõng như những cánh tay của người khổng lồ. Đó là hang đá - lối xuống thác! Hang đá hơi tối và lạnh, với những tảng đá hình thù kỳ lạ tạo sự hứng thú, tò mò khám phá với những ai lần đầu đặt chân đến.
Chưa kể lối đi xuống thác đâm ngang trổ dọc, tạo điều kiện cho việc ngắm thác ở nhiều góc độ, nhiều tầng bậc khác nhau. Xung quanh thác bao phủ một rừng cây xanh và cây nào cũng được xếp vào loại cổ thụ. Người ưa mạo hiểm có thể đu những dây leo này để xuống thác.
Dòng nước từ ngọn suối trên cao chảy xuống rất mạnh, đổ qua một vách đá cao sừng sững trên 30m, mang theo màu đỏ của đất bazan nên thác có màu đỏ đục. Nhưng nước buông mình xuống cái hồ nhỏ bên dưới thì tung bọt trắng xóa. Bụi nước trắng tủa ra mờ mờ ảo ảo như đám mây trời vắt ngang.
Bên dưới thác là một hồ nhỏ, sâu và nhiều đá ngầm lởm chởm. Người ta có thể di chuyển từ bên này sang bên kia thác. Những ai muốn thử sức mình... đi hết chiều ngang của thác thì những tảng đá nổi này là một thách thức thú vị vì đá phủ một lớp rêu, một lớp đất trơn.
Trạm Công an Tà Hine ngay ngã 3 đường vào thác Bảo Đại.
Từ phía bên trong đường (Đại Ninh-Lương Sơn) nhìn ra QL20.
Đây Đà Lạt
Cao đẳng SP Đà Lạt
Nhà thờ Mai Anh
Nhà thờ Domaine de Marie, hay Lãnh địa Đức Bà, hay còn gọi là Nhà thờ Mai Anh (vì nằm trên ngọn đồi có nhiều hoa anh đào-đồi Mai Anh) là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà của tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn với tổng diện tích là 12ha nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km về phía tây nam.
Cá nhân tôi rất thích ngôi nhà thờ xinh đẹp này, lần nào đến Đà Lạt tôi cũng lặn lội tìm tới. Và bạn Mom Studio cung cấp những hình ảnh tuyệt đẹp này cho tất cả những ai yêu Đà Lạt tại trang Dalathoa
(Tôi thực sự không dám khoe ảnh của mình khi nhìn thấy bộ ảnh nghệ thuật của ban Mom .. hic hic xấu hổ)
Bố cục kiến trúc nhà thờ có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây. Vẫn là dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn: chiều rộng 11 m và chiều dài là 33 m. Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính.
Tiền đình được thiết kế là một hình tam giác cân, trên đỉnh nhọn của nóc mái có gắn một câythánh giá, phía trước được tô điểm bởi các cửa vòm nhỏ hình lưỡi mác. Chính giữa mặt đứng, phía gần đỉnh mái có một cửa sổ hoa hồng hình tròn. Chi tiết này thường xuất hiện trong các nhà thờ của Pháp cuối thế kỷ XVII.
Hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Mái nhà có độ dốc khá lớn, được lợp ngói màu đỏ sản xuất ở Việt Nam. Hệ vì kèo gỗ được chế tạo tinh vi góp phần vào việc hình thành một không gian nội thất trong nhà thờ. Các cửa sổ mái nhô ra từ phần mái lớn vừa tạo những điểm nhấn duyên dáng cho một diện tích mái khá lớn, vừa là nơi gắn những tấm kính màu (xuất xứ từ Pháp) chiếu sáng cho không gian thánh đường thêm phần lung linh, huyền ảo.
Phần tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo kiểu kiến trúc vùng Normandie(miền Bắc nước Pháp). Tường dưới mái xây khá dày và các cửa được thiết kế sâu vào bên trong, do đó ở mặt bên của công trình có thể nhận thấy rõ các mảng đặc - rỗng, sắc độ đậm nhạt -sáng tối, làm cho mặt bên của công trình càng thêm ấn tượng và độc đáo.
Trước đây nhà thờ là tu viện chính của dòng tu nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn (từ năm 1940 -1943). Sau năm 1975 ngoài nhà nguyện và hai dãy tu viện, các cơ sở khác đã được sử dụng cho các mục đích công ích. Ở đây các sơ đã nuôi rất nhiều trẻ em mồ côi và dạy nghề cho các em như dệt, thêu, vẽ tranh, v.v..để các em trở thành những người có ích cho xã hội.
Phía sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu hiện đại với ba dãy nhà 3 tầng của Dòng Nữ tu Bác Ái, bao quanh vườn trong, tường quét vôi màu vàng, mái lợp ngói đỏ.
Nhà thờ do linh mục Boutary, người Pháp, đã gắn bó nhiều năm với đồng bào dân tộc và nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ đứng ra xây dựng. Nhà thờ được xây dựng trong 6 năm từ 1960-1968.
Xung quanh chợ có khá nhiều hàng rong
Món bánh tráng nướng, trét trứng gà và mỡ hành
Bán theo kiểu rất dã chiến, khi công an dẹp thì trong tít tắt, tất cả biến mất chỉ có khách đang ăn là ngơ ngác...
...tìm đại 1 chỗ nào đó ăn tiếp ...
Khi công an đi thì mọi việc trở lại như cũ.
Hẹn gặp lại tiếp trong Đà Lạt - Phan Rang
Đà Lạt theo tuyến Đại Ninh - Phan Thiết
Trên Quốc lộ 1A - Huyện Bắc Bình - Phan Thiết
Tại chỗ "cắm cờ" có một ngã ba (Lương Sơn), nếu rẽ trái là đi theo hướng Nhà máy Thủy điện Đại Ninh,
hình ảnh ngã ba (nơi cắm cờ) đi Thủy điện Đại Ninh.
Cái cua ngay sau ngã 3 rẽ vào đường đi đến hồ Bàu Trắng (Bàu Sen)
Nối liền 2 tuyến giao thông Phan Thiết và Đà Lạt là đèo Đại Ninh. Ai đến đây khó có thể nào bỏ qua vẻ đẹp của Bàu Sen - chốn thần tiên giữa những triền cát ở Mũi Né và Nhà máy Thuỷ Điện Đại Ninh khi qua đoạn đường đèo.
Cách Phan Thiết khoảng 65 km về hướng đông bắc, Bàu Trắng thuộc địa phận thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Du khách có thể đến với Bàu Trắng bằng hai cung đường khác nhau: Phan Thiết men theo đường biển đến Mũi Né, qua chợ Mũi Né, Đồi Hồng cứ thế chạy dọc bãi biển trong khoảng một tiếng đồng hồ là tới Bàu Trắng. Hoặc từ thành phố Phan Thiết theo quốc lộ 1A đến Lương Sơn, rẽ phải chừng 18km băng qua những ngọn đồi trọc, lúc lên cao, lúc xuống thấp, xuyên qua các cánh rừng sò đo, rừng dừa xanh mướt trên những động cát trắng thơ mộng cũng sẽ tới được Bàu Trắng.Bàu Trắng hình thành từ lâu đời. Trong tiếng địa phương Bàu có nghĩa là “hồ”. Bàu Trắng gồm có 2 bàu là bàu Ông và Bàu Bà. Bàu Bà diện tích 70 ha, nơi rộng nhất là 500m, độ sâu trung bình là 5m, nơi sâu nhất là 19m vào mùa mưa. Nằm giữa những triền cát trắng nên Bàu Bà còn được gọi với cái tên Bàu Sen bởi sen trong hồ vào mùa nở hoa phủ kín cả hồ. Hệ sinh vật ở Bàu Sen rất phong phú, có nhiều loại cá nước ngọt.
Chuyện qua rồi không muốn nhắc lại. Nhưng đây là cái đèo năm xưa đoàn du khách người Nga 9 người bỏ mạng nơi này, còn lại mang về Nga trị liệu.
Phong cảnh bên đường.
Nhà máy đây rồi.
Nhìn gần hơn tí nữa.
Một góc hồ Đại Ninh.
Ngã 3 rẽ vào Khu du lịch thác Bảo Đại.
thủy điện Đại Ninh theo đường đi Đà Lạt khoảng hơn 30km, tiếp tục rẽ phải 3km sẽ tới thác Bảo Đại.
Người Chu Ru (dân tộc sống đông đúc ở xã Tà In) gọi dòng thác này là thác Jraiblian - nghĩa là thác Đá Cao. Đây là dòng thác xưa nay ít ai đặt chân đến, rất hoang vu và đầy bí ẩn nên nó còn có một tên gọi khác là thác Hoang. Ngày xưa, mỗi lần đi săn bắn, vua Bảo Đại thường dừng chân nghỉ ngơi bên dòng thác này nên ngày nay người Kinh còn gọi là thác Bảo Đại.
Đường dẫn xuống thác ngang qua một cây si già khiến ai đến đây cũng phải ngước nhìn. Cây si này trở thành một cái cổng để mở nếu muốn xuống thác. Qua khỏi cái cổng thiên nhiên ấy gặp ngay một khe đá nứt cao vút và dựng đứng, hai bên vách đá sừng sững với nhiều dây leo buông thõng như những cánh tay của người khổng lồ. Đó là hang đá - lối xuống thác! Hang đá hơi tối và lạnh, với những tảng đá hình thù kỳ lạ tạo sự hứng thú, tò mò khám phá với những ai lần đầu đặt chân đến.
Chưa kể lối đi xuống thác đâm ngang trổ dọc, tạo điều kiện cho việc ngắm thác ở nhiều góc độ, nhiều tầng bậc khác nhau. Xung quanh thác bao phủ một rừng cây xanh và cây nào cũng được xếp vào loại cổ thụ. Người ưa mạo hiểm có thể đu những dây leo này để xuống thác.
Dòng nước từ ngọn suối trên cao chảy xuống rất mạnh, đổ qua một vách đá cao sừng sững trên 30m, mang theo màu đỏ của đất bazan nên thác có màu đỏ đục. Nhưng nước buông mình xuống cái hồ nhỏ bên dưới thì tung bọt trắng xóa. Bụi nước trắng tủa ra mờ mờ ảo ảo như đám mây trời vắt ngang.
Bên dưới thác là một hồ nhỏ, sâu và nhiều đá ngầm lởm chởm. Người ta có thể di chuyển từ bên này sang bên kia thác. Những ai muốn thử sức mình... đi hết chiều ngang của thác thì những tảng đá nổi này là một thách thức thú vị vì đá phủ một lớp rêu, một lớp đất trơn.
Trạm Công an Tà Hine ngay ngã 3 đường vào thác Bảo Đại.
Từ phía bên trong đường (Đại Ninh-Lương Sơn) nhìn ra QL20.
Đây Đà Lạt
Ly kem bơ Đà Lạt.
Bơ thì không lạ, sinh tố bơ xay nhuyễn hoặc dầm hoặc ăn sống với đường, sữa đặc thì đã quen, nhưng cái món kem bơ này thì chưa. Một ly kem có ba viên kem để chung với bơ xay nhuyễn với đường, ăn beo béo bùi bùi lành lạnh, quen quen là lạ.
Trường Đại học Đà Lạt
Số 1 đường Phù Đổng Thiên Vương
Rất thơ mộng nhìn sang sân golf, rộng khoảng 38ha với hơn 40 toà nhà lớn nhỏ ẩn hiện thấp thoáng giữa rừng thông.
Cao đẳng SP Đà Lạt
Những người yêu công trình kiến trúc trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
(Lâm Đồng) luôn dành thời gian để ngắm không chán ngôi trường kỳ lạ này.
Thay vì những khuôn mẫu kiến trúc với góc, ngôi trường độc đáo này lại
phá cách theo một đường cong mềm mại.
Đây là công trình duy nhất ở nước ta từng được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình kiến trúc độc đáo toàn cầu trong thế kỷ XX. Ngôi trường tọa lạc ở số 29 Yersin, thành phố Đà Lạt trước kia mang tên “Petit Lycée Dalat” rồi “Grand Lycée Yersin”, được người Pháp khởi công năm 1927, do kiến trúc sư Moncet tài năng thiết kế và chỉ đạo xây dựng, đến năm 1935 công trình mới hoàn thành.
Theo tài liệu bảo tồn di sản của Lâm Đồng, nhà cong cũng là công trình cao tầng đầu tiên của thành phố Đà Lạt. Ở ngôi trường này, những lớp học trong công trình được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp (lớp ngói cũ do không thể sử dụng được nữa nên đã được thay thế bằng ngói thường như hiện nay) . Điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung độc đáo là tháp chuông. Phía bên ngoài tháp chuông từng có một chiếc đồng hồ cổ nhưng sau thời gian trường tồn đến nay du khách chỉ còn có thể thấy vết tích in lại trên nền gạch đỏ. Bên trên điểm nhấn tháp chuông cũng không còn chuông do có lẽ đã bị tháo dỡ trước đây.
Mặc dù là trường học, mang trong mình những nét kiến trúc cổ điển nhưng trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt vẫn có dáng vẻ ngoạn mục với những đường cong mềm mại ôm lấy một khoảng sân rộng vươn cao những rặng thông xanh biếc soi bóng hồ Xuân Hương, ghi dấu ấn độc đáo vào bức tranh thơ mộng của Đà Lạt. Gần như đứng ở bất cứ điểm cao nào của thành phố du lịch nhìn về trung tâm người ta cũng có thể nhìn thấy tháp chuông và biểu tượng kiến trúc cong cong vòng cung của trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt. Phải công nhận, những công trình sư tạo tác nên dãy nhà cong này thực sự am tường về thẩm mỹ khi chọn vị trí thiết kế ngôi nhà có một không hai ở nước ta.
Nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt (nhà thờ con gà)
Nhà thờ Chính tòa Ðà Lạt là một trong những nhà thờ công giáo ở Việt Nam có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn. Đây là nhà thờ lớn nhất thành phố Đà Lạt một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của Ðà Lạt do người Pháp để lại. Nhà thờ nằm trên đường Trần Phú (gần khách sạn Novotel) thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
Nhà thờ Mai Anh
Nhà thờ Domaine de Marie, hay Lãnh địa Đức Bà, hay còn gọi là Nhà thờ Mai Anh (vì nằm trên ngọn đồi có nhiều hoa anh đào-đồi Mai Anh) là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà của tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn với tổng diện tích là 12ha nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km về phía tây nam.
Cá nhân tôi rất thích ngôi nhà thờ xinh đẹp này, lần nào đến Đà Lạt tôi cũng lặn lội tìm tới. Và bạn Mom Studio cung cấp những hình ảnh tuyệt đẹp này cho tất cả những ai yêu Đà Lạt tại trang Dalathoa
(Tôi thực sự không dám khoe ảnh của mình khi nhìn thấy bộ ảnh nghệ thuật của ban Mom .. hic hic xấu hổ)
Bố cục kiến trúc nhà thờ có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây. Vẫn là dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn: chiều rộng 11 m và chiều dài là 33 m. Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính.
Tiền đình được thiết kế là một hình tam giác cân, trên đỉnh nhọn của nóc mái có gắn một câythánh giá, phía trước được tô điểm bởi các cửa vòm nhỏ hình lưỡi mác. Chính giữa mặt đứng, phía gần đỉnh mái có một cửa sổ hoa hồng hình tròn. Chi tiết này thường xuất hiện trong các nhà thờ của Pháp cuối thế kỷ XVII.
Hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Mái nhà có độ dốc khá lớn, được lợp ngói màu đỏ sản xuất ở Việt Nam. Hệ vì kèo gỗ được chế tạo tinh vi góp phần vào việc hình thành một không gian nội thất trong nhà thờ. Các cửa sổ mái nhô ra từ phần mái lớn vừa tạo những điểm nhấn duyên dáng cho một diện tích mái khá lớn, vừa là nơi gắn những tấm kính màu (xuất xứ từ Pháp) chiếu sáng cho không gian thánh đường thêm phần lung linh, huyền ảo.
Phần tường được xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ theo kiểu kiến trúc vùng Normandie(miền Bắc nước Pháp). Tường dưới mái xây khá dày và các cửa được thiết kế sâu vào bên trong, do đó ở mặt bên của công trình có thể nhận thấy rõ các mảng đặc - rỗng, sắc độ đậm nhạt -sáng tối, làm cho mặt bên của công trình càng thêm ấn tượng và độc đáo.
Trước đây nhà thờ là tu viện chính của dòng tu nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn (từ năm 1940 -1943). Sau năm 1975 ngoài nhà nguyện và hai dãy tu viện, các cơ sở khác đã được sử dụng cho các mục đích công ích. Ở đây các sơ đã nuôi rất nhiều trẻ em mồ côi và dạy nghề cho các em như dệt, thêu, vẽ tranh, v.v..để các em trở thành những người có ích cho xã hội.
Phía sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu hiện đại với ba dãy nhà 3 tầng của Dòng Nữ tu Bác Ái, bao quanh vườn trong, tường quét vôi màu vàng, mái lợp ngói đỏ.
Nhà thờ Cam Ly- Nhà thờ Sơn cước
Nhà thờ Cam Ly (Cam
ly là tên một ngọn thác ở Đà Lạt) hay nhà thờ Sơn Cước là một nhà thờ
của Giáo hội Công giáo Việt Nam tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt
Nam. Nhà thờ phục vụ chủ yếu cho người dân tộc thiểu số.Nhà thờ do linh mục Boutary, người Pháp, đã gắn bó nhiều năm với đồng bào dân tộc và nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ đứng ra xây dựng. Nhà thờ được xây dựng trong 6 năm từ 1960-1968.
Kiến trúc
- Kiến trúc nhà thờ được nghiên cứu cách điệu từ mái nhà rông cổ truyền cùa đồng bào dân tộc Tây Nguyên, và được thể hiện theo tinh thần của trường phái kiến trúc thô mộc. Có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương tây và truyền thống của đồng bào dân tộc.
- Từ chính diện phía đầu hồi, mái nhà cao hơn 17m gợi tưởng hình mũi tên vút lên trời cao; phía mặt bên trông xa giống như hình lưỡi búa khổng lồ nằm vắt ngang trời; đó là hình ảnh các vũ khí thô sơ gắn liền với đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc.
- Trang trí bên trong nhà thờ thật hiệu quả nhờ cách xử lý không gian ánh sáng huyền ảo bằng các ô cửa sổ kính màu theo hình hoa văn dân tộc gồm các hình tam giác, hình vuông,… Trên cung thánh có một bàn thờ dài 3,9m, rộng 0,9m, được làm bằng gỗ thông già lấy từ đỉnh Lang Biang, đã hong khô hơn 15 năm trước khi đưa vào xây dựng nhà thờ. Dưới cây thánh giá, trên tường đá kiểu có gắn 3 cái sừng trâu. Đối với người dân tộc, con trâu vừa là bạn trong sản xuất mùa vụ, vừa là vật tế lễ thần linh khi được mùa.
- Ở tiền sảnh có hình hai con thú: con cọp tượng trưng cho sức mạnh; con chim phượng hoàng tượng trưng cho sự thông thái. Người dân tộc cảm thấy an toàn khi có con cọp canh gác gần đó và con chim phượng hoàng cảnh báo từ xa. Ngoài ra, những con thú này cũng có tượng trưng cho ý nghĩa tôn giáo: Người nguyên thủy có bản năng hoang dã như con cọp, nhưng khi được hoàn thiện bởi Chúa, sẽ trở nên khôn ngoan như con chim phượng hoàng.
Nhà thờ Giáo xứ Langbiang
Nhà thờ Giáo xứ Langbiang
|
Giáo Xứ Lang Biang nằm trong dẫy núi Langbiang,
thành lập từ thập niên 1950. Giáo dân hầu hết là người dân tộc. |
Chợ Đà Lạt
Chợ Đà Lạt là
một trung tâm thương mại của thành phố Đà Lạt tọa lạc trên trục đường
chính là đường Nguyễn Thị Minh Khai và được xem là "con tim của thành
phố Đà Lạt". Không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán, chợ
còn là điểm thu hút khách tham quan khi đến thành phố Đà Lạt.
Xung quanh chợ có khá nhiều hàng rong
Món bánh tráng nướng, trét trứng gà và mỡ hành
Bán theo kiểu rất dã chiến, khi công an dẹp thì trong tít tắt, tất cả biến mất chỉ có khách đang ăn là ngơ ngác...
...tìm đại 1 chỗ nào đó ăn tiếp ...
Khi công an đi thì mọi việc trở lại như cũ.
Hay không? CHỈ LÀ Ở VIỆT NAM MỚI CÓ
Xin cảm ơn các bạn trong dalathoaHẹn gặp lại tiếp trong Đà Lạt - Phan Rang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét