Ảnh và Máy ảnh
10 lời khuyên cho việc sử dụng máy ảnh kỹ thuật số
Máy ảnh kỹ thuật số (KTS) đã trở nên phổ biến trong cuộc sống, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng cơ bản để chụp được một tấm hình đẹp, từ chỉnh ống kính, độ phơi sáng của máy cho tới cách giữ tuổi thọ pin.
Đã qua cái thời bạn phải lo lắng và tính toán từng lần nhấp máy chụp ảnh với chiếc máy chụp phim, giờ đây, với những chiếc máy ảnh KTS, bạn có thể chụp nhiều ảnh nhất có thể mà không phải lo lắng về việc lãng phí phim.
Bạn cũng có thể xem lại ngay những bức ảnh vừa chụp và quyết định giữ nó hay xóa đi. Bạn chọn in những hình ảnh mình muốn mà không phải lần cả cuộn phim. Một ưu điểm nữa là việc lưu trữ những bức ảnh số rất thuận tiện và dễ dàng.
Nhưng máy ảnh KTS không phải không có những điểm bất lợi. Với máy chụp bằng phim, bạn có thể chụp một kiểu ảnh gần như lập tức khi ấn máy, nhưng với máy ảnh KTS, bạn phải mất vài giây, đặc biệt khi bạn để theo chế độ tự động cân đối. Chụp với máy KTS cũng cần nhiều ánh sáng hơn máy thông thường.
Đôi khi vì thẻ nhớ có dung lượng quá lớn khiến người chụp ảnh chụp quá nhiều đến nỗi chẳng biết làm gì với nó sau này.
Sau đây là một vài gợi ý nhỏ nhằm xóa đi những bất lợi của máy ảnh KTS cũng như giúp bạn sử dụng tốt hơn, khám phá nhiều điều hơn với loại thiết bị này:
Kiểm soát ánh sáng
Điều chỉnh ống kính để thu được ánh sáng cần thiết cho bức ảnh.
Điều đầu tiên bạn cần nhớ với máy ảnh KTS không giống như máy ảnh chụp phim, nó sẽ sử dụng thẻ nhớ và cảm biến thay thế cho cuộn phim.
Khi bạn chụp ảnh, màn trập (digital shutter) mở và để các cảm biến nhận ánh sáng. Từ đó thẻ nhớ lưu trữ cho ra một bức ảnh. Lượng ánh sáng tới cảm biến quyết định gần như mọi thứ sẽ thể hiện về bức ảnh.
Máy ảnh KTS của bạn có thể tạo nhiều tùy chỉnh, nhưng đều với loại và lượng ánh sáng nhất định. Bạn có thể kiểm soát lượng ánh sáng tới cảm biến bằng ba tùy chỉnh:
+ Điều chỉnh tiêu cự ống kính, đảm bảo rằng ánh sáng hội tụ trên bề mặt cảm biến. Hầu hết máy ảnh KTS đều có chức năng tự điều chỉnh tiêu cự, nhưng một số ít vẫn dùng chế độ tự chỉnh và có ống kính thay đổi được.
+ Độ mở của ống kính, độ mở càng lớn sẽ càng nhiều ánh sáng vào cảm biến, càng giúp bức ảnh trở nên đẹp hơn. Thông số này được xác định ở tỷ lệ f/x, x càng lớn thì độ mở càng nhỏ, ví dụ: f/22 sẽ cho ánh sáng vào máy ít hơn rất nhiều so với f/2.8. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là trên máy chỉ để thông số x, x càng nhỏ thì độ mở càng lớn và ánh sáng sẽ vào máy nhiều hơn. Trong trường hợp môi trường chụp nhiều ánh sáng (giữa nắng, có nhiều đèn...) người chụp cần "khép khẩu", tức là tăng số x để giảm lượng sáng vào máy.
+ Tốc độ cửa trập quyết định thời gian cửa trập mở. Tốc độ càng chậm, ánh sáng đi tới cảm biến càng nhiều. Nếu bạn hay đối tượng chụp di chuyển trong khi cửa trập mở, hình ảnh sẽ bị nhòa.
Lựa chọn độ phơi sáng tốt nhất
Các tùy chỉnh khác nhau phụ thuộc mức độ mở cửa trập và khẩu độ.
Ở hầu hết máy ảnh, bạn đều có thể tự chỉnh khẩu độ và tốc độ cửa trập. Điều này có thể giảm thời gian giữa lúc bạn ấn nút và khi cửa trập mở. Mọi máy ảnh đều có chế độ chụp tự động đầy đủ tính năng này, bao gồm cả tiêu cự cho bạn. Thế nhưng, để chế độ phơi sáng tự động không phải luôn tốt trong mọi hoàn cảnh.
Vì vậy, việc hiểu được ý nghĩa của khẩu độ, tốc độ cửa trập và những điều chỉnh khác có thể tạo nên sự thay đổi lớn trong bức ảnh bạn tạo ra với máy ảnh. Bạn có thể học được nhiều thứ bằng việc thử chụp cùng một khung cảnh ở nhiều tùy chỉnh khác nhau, và bạn sẽ thấy sự khác nhau ở những bức ảnh.
Giữ máy chắc tay và cố định tiêu cự
Giá ba chân là cách tốt giúp bạn không bị run tay khi chụp có thể làm nhòe ảnh
Khi máy ảnh KTS cần nhiều ánh sáng hơn máy chụp phim, cửa trập mở lâu hơn. Chính điều này khiến những bức ảnh của bạn có thể bị mờ hoặc nhòe. Sử dụng giá ba chân hoặc một chân của máy ảnh có thể giúp bạn giữ vững máy ảnh.
Ngoài ra, ở hầu hết các máy ảnh KTS, việc ấn nút nửa chừng sẽ tạo giúp máy chọn vùng nét chính xác. Bạn có thể giữ nút này ở vị trí đó cho đến khi sẵn sàng chụp ảnh. Nó cũng sẽ giúp giảm thời gian giữa việc nhấn nút và khi màn trập mở.
Dùng zoom quang học, không dùng zoom số
Zoom quang học cho hình ảnh tốt hơn zoom số
Một ống zoom quang học thay đổi khoảng cách của ống kính tới cảm biến. Còn zoom số lại tạo ảnh từ một phần của cảm biến. Do đó, để có chất lượng hình ảnh tốt nhất, bạn nên chọn loại máy ảnh có zoom quang học lớn, còn thông số về zoom số (thường ký hiệu bằng một số đặt trước chữ x, ví dụ 5x, chỉ nói đến khả năng phóng đại tối đa của thiết bị chứ không có ý nghĩa khẳng định chất lượng hình chụp).
Duy trì pin
Tắt màn hình LCD khi không dùng
Rõ ràng, việc sử dụng màn hình LCD thay vì ống ngắm trên máy ảnh thuận tiện hơn nhiều, nó cũng là một cách tốt để bạn chụp ảnh. Tuy nhiên, màn hình LCD sử dụng rất nhiều pin. Bạn nên để chế độ xem trước những bức ảnh trên màn sau khi chụp (thường chỉ cần khoảng 2-4 giây là đủ), thời gian hiển thị ảnh trên LCD ngắn sẽ giúp bạn tiết kiệm pin cho máy ảnh.
Ngoài ra, hầu hết máy ảnh KTS đều cho phép điều chỉnh độ sáng (LCD Brightness) của màn hình. Vì thế khi thấy pin bắt đầu yếu đi, tốt nhất bạn nên giảm độ sáng xuống vài mức chỉ cần đủ để nhìn. Mặc dù việc giảm độ sáng này có thể khiến cho hình ảnh dễ lóa và khó nhìn hơn khi chụp ngoài trời nắng, nhưng bạn có thể khắc phục bằng cách dùng tay khum lại tạo bóng che lên màn hình để hình ảnh dễ nhìn hơn.
Thêm nữa, thông thường trong menu máy ảnh thường có tùy chọn tiết kiệm pin (Power-saving) để tự động chuyển máy ảnh về tình trạng ngủ tạm thời sau một thời gian nhất định không có thao tác gì. Tùy chọn này cho phép thời lượng pin giảm tối đa, trong khi máy ảnh vẫn luôn ở chế độ sẵn sàng chụp khi bạn nhấn nút bất kỳ.
Theo một báo cáo trong hội thảo gần đây của hãng Sony, tùy chọn standby này thực ra còn tiết kiệm pin hơn là việc tắt đi bật lên máy ảnh liên tục (quá trình khởi động của thiết bị luôn ngốn một lượng năng lượng rất lớn). Kết hợp với mẹo chỉnh thông số ở trên, bạn có thể chụp được thêm cả chục tấm ảnh nữa trước khi pin máy ảnh rơi vào trạng thái ngủ hẳn.
Xóa những bức ảnh không mong muốn
Xóa những bức ảnh không mong muốn giúp bạn sắp xếp ảnh nhanh hơn
Trừ khi bạn muốn chụp vài bức ảnh một cách nhanh chóng của cùng một khung cảnh, còn không bạn nên xem lại những bức ảnh để biết bạn cần cái nào và xóa ngay đi những cái không thích.
Máy ảnh có thể sử dụng những chỗ trống trong thẻ nhớ (tạo ra do ảnh cũ bị xóa) để xếp vào các ảnh mới. Do đó, thứ tự ảnh hiện thị đôi khi sẽ lộn xộn. Một kinh nghiệm quý là hãy cân nhắc và tính toán thật kỹ trước khi chụp để không phải xóa bức ảnh nào.
Tối đa hóa dung lượng lưu trữ trong thẻ nhớ
Lựa chọn mua một thẻ nhớ dung lượng lớn cho phép bạn lưu trữ được nhiều và chụp nhanh hơn
Hầu hết người mua chỉ được kèm theo máy một chiếc thẻ nhớ dung lượng rất thấp. Hãy nâng cấp thẻ và giữ cái cũ cho những trường hợp cần kíp. Bạn có thể để nhiều ảnh vào thẻ nhớ bằng cách giảm độ phân giảm hoặc tăng mức nén mà máy ảnh sử dụng.
Nếu bạn có chiếc máy với độ pixel cao, bạn hãy chỉnh cho nó chụp những bức ảnh có chất lượng thấp hơn một chút. Khi đó, bạn vẫn có thể có những bức ảnh in ra mà chất lượng gần như giảm rất ít hay không có.
Chuyển ảnh
Chuyển ảnh vào máy giúp bạn tránh nguy cơ mất ảnh
Sau khi chụp ảnh với chiếc máy KTS của mình, bước tiếp theo là bạn chuyển nó từ thẻ nhớ vào máy tính. Tùy thuộc vào loại máy mà bạn đặt thẻ nhớ vào trong đầu đọc thẻ hoặc cắm trực tiếp máy vào máy tính thông qua cổng USB hay FireWire.
Một số người thường đợi cho thẻ nhớ gần đầy, nhưng tốt hơn là bạn nên sao chép ảnh ra nơi lưu trữ khác ngay khi có thể. Điều này còn giúp bạn tránh được những lỗi bất ngờ như xóa ảnh ngẫu nhiên. Thêm nữa, việc này giúp bạn sắp xếp, chia sẻ ảnh theo đúng thự tự mà bạn muốn lúc dó.
Lựa chọn chế độ in
Máy in di động là lựa chọn của nhiều người hiện nay
Bạn có thể in ảnh bằng máy in ở nhà hay gửi chúng tới nơi có dịch vụ rửa ảnh. Hai lựa chọn này để có ưu và nhược điểm riêng. Nếu bạn mua một cái máy in, bạn có thể in bức ảnh của bạn thoải mái. Nhiều máy in có khả năng cơ động, do đó bạn có thể mang nó đi trong kì nghỉ và in ảnh khi bạn muốn.
Tuy nhiên, chi phí cho máy in, mực giấy có thể là cách khá đắt đỏ để in ảnh.Vì vậy, việc in ảnh ở chỗ dịch vụ in là một lựa chọn kinh tế hơn. Hơn nữa, với cách làm chuyên nghiệp, dịch vụ cũng rẻ hơn và chất lượng in cũng tốt hơn.
Chia sẻ ảnh trực tuyến
Giảm dung lượng ảnh giúp bạn chia sẻ ảnh trực tuyến nhanh hơn
Thêm một lưu ý nữa, khi bạn muốn chia sẻ ảnh của mình qua thư điện tử, bạn nên giảm kích cỡ ảnh xuống, bởi vì máy ảnh KTS thường tạo ra những ảnh có dung lượng lớn. Cụ thể là:
+ Giảm độ phân giải, đo bằng số chấm trên mỗi inches (DPI). Phân giải tối thiếu cho một bức ảnh trung bình là 72dpi.
+ Giảm kích cỡ ảnh, tương đương một tờ giấy cỡ A4.
Máy ảnh có thể sử dụng những chỗ trống trong thẻ nhớ (tạo ra do ảnh cũ bị xóa) để xếp vào các ảnh mới. Do đó, thứ tự ảnh hiện thị đôi khi sẽ lộn xộn. Một kinh nghiệm quý là hãy cân nhắc và tính toán thật kỹ trước khi chụp để không phải xóa bức ảnh nào.
+ Giảm kích cỡ ảnh, tương đương một tờ giấy cỡ A4.
Làm thế nào để chụp được những bức chân dung đẹp. Kỹ thuật chụp đẹp ảnh chân dung!
Trong nhiếp ảnh nói chung luôn cần sự chú trọng về bố cục, ánh sáng. Với ảnh chân dung thì nguồn sáng là quan trọng nhất. Làm sao căn được những góc cạnh hài hòa, để bức hình thực sự ấn tượng và gợi cảm là mục tiêu của người chụp.
Ảnh một bé gái bộ tộc Yanomami, một tộc người da đỏ sống ở Nam Mỹ. Ảnh: Public Anthropology.
(http://sohoa.vnexpress.net/News/Chuyen-gia/2006/08/3B9AE434/Portrait.jpg)
Chọn lựa máy ảnh : Máy chuyên nghiệp hay không chuyên trên thị trường, không phải máy nào cũng chụp được ảnh chân dung. Ai đó không hiểu sẽ cho rằng máy nào chẳng chụp được, cứ đứng gần vào là xong. Thực ra, càng đứng xa với tới đối tượng, ảnh càng đẹp. Với dòng chuyên nghiệp cần có ống kính telezoom tiêu cự từ 135 mm trở lên là tốt nhất. Các loại camera du lịch số ngày nay có zoom, đáp ứng được yêu cầu chụp từ xa nhưng khoảng cách bao nhiêu, so với máy "prồ" khác biệt ra sao thì bạn cần tham khảo thị trường máy ảnh. Có rất nhiều loại khác nhau. Có loại tuy là dòng amateur nhưng chức năng lại rất cao (Canon Power Shot Pro 1... có ống kính telezoom tiêu cự lên tới 200 mm). Nhưng cũng có loại, ống kính rời có vẻ là máy chuyên nghiệp nhưng thường dành cho dân không chuyên (Nikon D50, D70..). Những model này thường được gọi là bán chuyên nghiệp.
Máy ảnh số thông thường ống kính zoom quang học được ký hiệu bằng độ x (4x, 7x, 9x..., 19x...). Con số càng lớn, ống kính vươn xa được càng nhiều. Nếu muốn chụp chân dung tốt nhất, bạn nên dùng camera có zoom từ khoảng 7x trở lên. Khoảng cách giữa máy ảnh và đối tượng tối thiểu chừng 10 m. Chiếc Canon Pro 1 nêu trên có zoom 7x quá đủ để bạn thỏa mãn niềm đam mê hình ảnh của mình.
Chọn lựa ánh sáng : Nói đến ảnh là nói tới ánh sáng. Không có ánh sáng sẽ không chụp được ảnh. Nguồn sáng ngoài chức năng chính còn là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, sang trọng của sự sống, và là điểm nhấn trong nội dung bức ảnh. Ánh nắng ban ngày vàng rực rỡ, trong đêm có ánh sáng tỏa một vùng chìm chìm nổi nổi, những ánh hào quang xung quanh sự vật, ánh đèn tỏa xuống lung linh, huyền ảo hay ánh đèn sân khấu đầy màu sắc,… Tất cả hiện tượng của nguồn sáng đó chính là cái đẹp mà bạn sẽ cảm nhận được.
Không phải lúc nào ta cũng có được một nguồn sáng thuận tốt nhất. Để bù vào những nguồn sáng thiếu, giới chuyên nghiệp thường mang theo một tấm hắt sáng. Hắt sáng cũng góp phần làm cho khuôn mặt người được chụp sáng đều hoặc với nhiều cách khác nhau, phương pháp này tạo được chiều sâu, tạo khối cho đối tượng. Với một miếng bìa cỡ chừng 50 x 60 cm gấp đôi lại được, bạn dán lên đó các tấm giấy bạc của bao thuốc lá bạn sẽ có tấm hắt sáng rất hay và hiệu quả. Ánh sáng từ những mẩu giấy bạc này sẽ xua tan những chỗ tối, những điểm khuất từng vùng của đối tượng như hốc mắt, hốc mũi, vùng cổ...đánh bạt những nếp nhăn nhỏ già nua, rất khó chịu của con người, tạo cho bức ảnh những nét tươi trẻ, hoàn mỹ.
Nguồn sáng phụ cũng rất quan trọng. Là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, cái thần của con người. Ánh đèn dầu lung lay tỏa sáng một vùng nhỏ trên gương mặt người trong ảnh. Nắng chiếu xiên từ phía sau hoặc từ bên cạnh có thể làm cho sợi tóc nổi bật lên, thấp thoáng những viền trắng xung quanh nhân vật lúc sợi nắng tỏa xuống bờ vai…
Với ống tele để f200 mm, máy số Nikon D70, tốc độ 500, khẩu độ f4, lúc 15h chiều mùa hè, trời nắng. Chân dung cụ ông nổi bật trên nền phông phía sau là người đi đường nhòe đi. Nét lên từng sợi râu. Ảnh: Trường Giang.
(http://sohoa.vnexpress.net/News/Chuyen-gia/2006/08/3B9AE434/DSC_2439[1].jpg)
Kỹ thuật chụp :
Để chụp được ảnh bạn phải hiểu thế nào là tốc độ và khẩu độ. Khi đã dùng tới ống kính tele-zoom (ống kính zoom và tele-zoom là hai loại khác nhau) tốc độ cửa trập (speed) cần đóng mở thật nhanh, khoảng từ 1/125'' trở lên đồng nghĩa với việc ánh sáng có nắng, khẩu độ để mức trung bình f 5.6. Nếu bạn đặt dưới con số này, ảnh sẽ mất nét và rung tay trừ phi camera được đặt lên chân ba càng. Cách tốt nhất là bạn để cố định tốc độ cao trong điều kiện trời nắng, thuận sáng bằng phím chức năng S trên máy, khi ấy khẩu độ sẽ tự động đóng mở giúp bạn có được tấm hình chuẩn sáng. Ngoài ra, những loại máy chuyên nghiệp còn có chức năng cộng, trừ sáng giúp người thợ có được hình ảnh như ý trong những hoàn cảnh khác nhau. Cùng với tác dụng của ống kính tele-zoom, tốc độ càng cao, cửa điều sáng mở càng rộng thì hậu cảnh càng mờ, khuôn mặt người được chụp càng nét căng và nổi bật lên trên nền phông là bất kỳ một vật gì đã bị nhòe đi.
Đường ngang trên nền phông ảnh chân dung là sai hoàn toàn về kỹ thuật lẫn nghệ thuật. Chỉ với một đường vạch được kẻ bởi một sợi dây điện chạy ngang hay mép của bức tường, những đường thẳng cắt ngang đầu người đó vô tình đã làm hỏng đi hình ảnh quan trọng của bạn . Đương nhiên, bức ảnh này khi được mang đi dự thi nghệ thuật sẽ không được chấp nhận.
Bố cục hình ảnh: Ảnh chân dung có hai loại; chân dung bán thân và chân dung cả người. Thông thường, phần nhiều người khi nói đến chân dung là nghĩ đến tấm hình bán thân (từ ngực trở lên). Ảnh bán thân bạn không nên chụp thẳng mặt, không được nhìn thấy cả hai tai (trừ phi đây là ảnh hồ sơ). Mặt người nên quay chếch hướng so với camera, có thể nhìn vào máy hoặc nhìn đi chỗ khác, mơ màng, xa xăm, ngước lên hay nhìn thấp xuống. Bạn đặt máy sao cho không gian phía mặt người đang quay về hướng đó rộng gấp đôi sau lưng.
Điểm đáng lưu ý không kém là kiểu dáng. Tư thế, dáng dấp của đối tượng được chụp rất quan trọng cho bức hình bán thân. Nó bắt nguồn từ dưới chân trở lên. Không phải cứ đứng thẳng người, mặt xoay về một bên là được. Bạn cần phải tạo dáng cho đối tượng giống như chụp cả người, làm sao mềm mại, sống động, kết hợp cả tư thế của chân, tay hoặc có thể ngồi hay đứng có kiếu dáng tùy theo óc sáng tạo của bạn.
Ảnh một bé gái bộ tộc Yanomami, một tộc người da đỏ sống ở Nam Mỹ. Ảnh: Public Anthropology.
(http://sohoa.vnexpress.net/News/Chuyen-gia/2006/08/3B9AE434/Portrait.jpg)
Chọn lựa máy ảnh : Máy chuyên nghiệp hay không chuyên trên thị trường, không phải máy nào cũng chụp được ảnh chân dung. Ai đó không hiểu sẽ cho rằng máy nào chẳng chụp được, cứ đứng gần vào là xong. Thực ra, càng đứng xa với tới đối tượng, ảnh càng đẹp. Với dòng chuyên nghiệp cần có ống kính telezoom tiêu cự từ 135 mm trở lên là tốt nhất. Các loại camera du lịch số ngày nay có zoom, đáp ứng được yêu cầu chụp từ xa nhưng khoảng cách bao nhiêu, so với máy "prồ" khác biệt ra sao thì bạn cần tham khảo thị trường máy ảnh. Có rất nhiều loại khác nhau. Có loại tuy là dòng amateur nhưng chức năng lại rất cao (Canon Power Shot Pro 1... có ống kính telezoom tiêu cự lên tới 200 mm). Nhưng cũng có loại, ống kính rời có vẻ là máy chuyên nghiệp nhưng thường dành cho dân không chuyên (Nikon D50, D70..). Những model này thường được gọi là bán chuyên nghiệp.
Máy ảnh số thông thường ống kính zoom quang học được ký hiệu bằng độ x (4x, 7x, 9x..., 19x...). Con số càng lớn, ống kính vươn xa được càng nhiều. Nếu muốn chụp chân dung tốt nhất, bạn nên dùng camera có zoom từ khoảng 7x trở lên. Khoảng cách giữa máy ảnh và đối tượng tối thiểu chừng 10 m. Chiếc Canon Pro 1 nêu trên có zoom 7x quá đủ để bạn thỏa mãn niềm đam mê hình ảnh của mình.
Chọn lựa ánh sáng : Nói đến ảnh là nói tới ánh sáng. Không có ánh sáng sẽ không chụp được ảnh. Nguồn sáng ngoài chức năng chính còn là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, sang trọng của sự sống, và là điểm nhấn trong nội dung bức ảnh. Ánh nắng ban ngày vàng rực rỡ, trong đêm có ánh sáng tỏa một vùng chìm chìm nổi nổi, những ánh hào quang xung quanh sự vật, ánh đèn tỏa xuống lung linh, huyền ảo hay ánh đèn sân khấu đầy màu sắc,… Tất cả hiện tượng của nguồn sáng đó chính là cái đẹp mà bạn sẽ cảm nhận được.
Không phải lúc nào ta cũng có được một nguồn sáng thuận tốt nhất. Để bù vào những nguồn sáng thiếu, giới chuyên nghiệp thường mang theo một tấm hắt sáng. Hắt sáng cũng góp phần làm cho khuôn mặt người được chụp sáng đều hoặc với nhiều cách khác nhau, phương pháp này tạo được chiều sâu, tạo khối cho đối tượng. Với một miếng bìa cỡ chừng 50 x 60 cm gấp đôi lại được, bạn dán lên đó các tấm giấy bạc của bao thuốc lá bạn sẽ có tấm hắt sáng rất hay và hiệu quả. Ánh sáng từ những mẩu giấy bạc này sẽ xua tan những chỗ tối, những điểm khuất từng vùng của đối tượng như hốc mắt, hốc mũi, vùng cổ...đánh bạt những nếp nhăn nhỏ già nua, rất khó chịu của con người, tạo cho bức ảnh những nét tươi trẻ, hoàn mỹ.
Nguồn sáng phụ cũng rất quan trọng. Là một yếu tố để diễn tả cái đẹp, cái thần của con người. Ánh đèn dầu lung lay tỏa sáng một vùng nhỏ trên gương mặt người trong ảnh. Nắng chiếu xiên từ phía sau hoặc từ bên cạnh có thể làm cho sợi tóc nổi bật lên, thấp thoáng những viền trắng xung quanh nhân vật lúc sợi nắng tỏa xuống bờ vai…
Với ống tele để f200 mm, máy số Nikon D70, tốc độ 500, khẩu độ f4, lúc 15h chiều mùa hè, trời nắng. Chân dung cụ ông nổi bật trên nền phông phía sau là người đi đường nhòe đi. Nét lên từng sợi râu. Ảnh: Trường Giang.
(http://sohoa.vnexpress.net/News/Chuyen-gia/2006/08/3B9AE434/DSC_2439[1].jpg)
Kỹ thuật chụp :
Để chụp được ảnh bạn phải hiểu thế nào là tốc độ và khẩu độ. Khi đã dùng tới ống kính tele-zoom (ống kính zoom và tele-zoom là hai loại khác nhau) tốc độ cửa trập (speed) cần đóng mở thật nhanh, khoảng từ 1/125'' trở lên đồng nghĩa với việc ánh sáng có nắng, khẩu độ để mức trung bình f 5.6. Nếu bạn đặt dưới con số này, ảnh sẽ mất nét và rung tay trừ phi camera được đặt lên chân ba càng. Cách tốt nhất là bạn để cố định tốc độ cao trong điều kiện trời nắng, thuận sáng bằng phím chức năng S trên máy, khi ấy khẩu độ sẽ tự động đóng mở giúp bạn có được tấm hình chuẩn sáng. Ngoài ra, những loại máy chuyên nghiệp còn có chức năng cộng, trừ sáng giúp người thợ có được hình ảnh như ý trong những hoàn cảnh khác nhau. Cùng với tác dụng của ống kính tele-zoom, tốc độ càng cao, cửa điều sáng mở càng rộng thì hậu cảnh càng mờ, khuôn mặt người được chụp càng nét căng và nổi bật lên trên nền phông là bất kỳ một vật gì đã bị nhòe đi.
Đường ngang trên nền phông ảnh chân dung là sai hoàn toàn về kỹ thuật lẫn nghệ thuật. Chỉ với một đường vạch được kẻ bởi một sợi dây điện chạy ngang hay mép của bức tường, những đường thẳng cắt ngang đầu người đó vô tình đã làm hỏng đi hình ảnh quan trọng của bạn . Đương nhiên, bức ảnh này khi được mang đi dự thi nghệ thuật sẽ không được chấp nhận.
Bố cục hình ảnh: Ảnh chân dung có hai loại; chân dung bán thân và chân dung cả người. Thông thường, phần nhiều người khi nói đến chân dung là nghĩ đến tấm hình bán thân (từ ngực trở lên). Ảnh bán thân bạn không nên chụp thẳng mặt, không được nhìn thấy cả hai tai (trừ phi đây là ảnh hồ sơ). Mặt người nên quay chếch hướng so với camera, có thể nhìn vào máy hoặc nhìn đi chỗ khác, mơ màng, xa xăm, ngước lên hay nhìn thấp xuống. Bạn đặt máy sao cho không gian phía mặt người đang quay về hướng đó rộng gấp đôi sau lưng.
Điểm đáng lưu ý không kém là kiểu dáng. Tư thế, dáng dấp của đối tượng được chụp rất quan trọng cho bức hình bán thân. Nó bắt nguồn từ dưới chân trở lên. Không phải cứ đứng thẳng người, mặt xoay về một bên là được. Bạn cần phải tạo dáng cho đối tượng giống như chụp cả người, làm sao mềm mại, sống động, kết hợp cả tư thế của chân, tay hoặc có thể ngồi hay đứng có kiếu dáng tùy theo óc sáng tạo của bạn.
Tốc độ màn trập trong máy ảnh
Trong nhiếp ảnh, ba thông số quan trọng mà người chụp cần nắm rõ là tốc độ màn trập (Shutter Speed), khẩu độ, ISO. Mỗi thông số cho một hiệu ứng khác nhau. Khi ta thay đổi trị số màn trập thì một trong hai trị số còn lại cũng sẽ đổi theo.
Với máy ảnh chụp phim, tốc độ màn trập là thời gian ánh tiếp xúc với phim, do đó định nghĩa dễ hiểu nhất về tốc độ màn trập là thời gian mà màn trập được mở ra để ánh sáng đi vào cảm biến. Nói cách khác, đó là thời gian cảm biến nhận ánh sáng.
Nhà nhiếp ảnh thường dùng tốc độ màn trập, còn gọi là tốc độ chụp, để diễn tả một chuyển động hay bắt dính một chuyển động nhanh.
Vài thông số sau giúp bạn hiểu hơn về tốc độ màn trập:
- Tốc độ màn trập được đo bằng giây, như 1/500s, 1/100s, 1/10s. 1s, 2s… 30s.
- Trong hầu hết các trường hợp, tốc độ chụp tốt nhất thường từ 1/60s trở lên. Với các tốc độ chụp thấp hơn, các chuyển động nhanh hơn sẽ làm mờ ảnh. Ngoài ra, tốc chụp chậm đòi hỏi bạn phải thật chắc tay khi chụp.
- Với các tốc độ chụp dưới 1/60s, bạn cần một chân máy cho vững chắc. Ngoài ra, có thể chọn một ống kính hay thân máy có tính năng chống rung.
- Tốc độ màn trập được thiết lập sẵn trong máy thường tăng/giảm gấp đôi trong mỗi thiết lập, do đó bạn thường có các lựa chọn sau: 1/500s, 1/250s, 1/125s, 1/60s, 1/30s, 15s, 8s...
- Tốc độ màn trập được đo bằng giây, như 1/500s, 1/100s, 1/10s. 1s, 2s… 30s.
- Trong hầu hết các trường hợp, tốc độ chụp tốt nhất thường từ 1/60s trở lên. Với các tốc độ chụp thấp hơn, các chuyển động nhanh hơn sẽ làm mờ ảnh. Ngoài ra, tốc chụp chậm đòi hỏi bạn phải thật chắc tay khi chụp.
- Với các tốc độ chụp dưới 1/60s, bạn cần một chân máy cho vững chắc. Ngoài ra, có thể chọn một ống kính hay thân máy có tính năng chống rung.
- Tốc độ màn trập được thiết lập sẵn trong máy thường tăng/giảm gấp đôi trong mỗi thiết lập, do đó bạn thường có các lựa chọn sau: 1/500s, 1/250s, 1/125s, 1/60s, 1/30s, 15s, 8s...
Tương ứng với mỗi tốc độ màn trập khác nhau trong cùng điều kiện sáng thì khẩu độ cũng thay đổi tương ứng theo. Ví dụ: với khẩu độ f8 tại tốc độ 1/125 sẽ tương ứng với f5.6 ở tốc độ 1/250.
- Các máy ảnh có chức năng chỉnh tay (Manual) cho phép bạn chọn các tốc độ chụp rất chậm, đươc tính bằng giây (như 1 giây, 10 giây, 30 giây…) để sử dụng trong tình huống ánh sáng rất thấp, hay bạn muốn tạo một hiệu ứng đặc biệt, hay các chuyển động liên tục tạo các vệt sáng mờ ảo trong ảnh. Ngoài ra, còn chế độ chụp B (Bulb), cho phép bạn giữ cho màn trập luôn mở khi bạn còn nhấn nút chụp.
- Khi nghiên cứu các hiệu ứng do tốc độ màn trập mang lại, bạn sẽ phát hiện mình có thể tạo hiệu ứng chuyển động cho một cảnh đứng yên, hay bắt dính chuyển động nhanh. Khi có chuyển động trong ảnh, bạn có thể chọn bắt dính chuyển động đó bằng cách tăng tốc độ màn trập, hay cố ý để chuyển động đó tạo thành các vệt mờ trong ảnh.
- Tốc độ chụp chậm đôi khi khá cần thiết để diễn tả chuyển động, như chuyển động nhanh của thác nước đang chảy, hay diễn tả các vệt mờ của các xe đang đua ở tốc độ cao. Trong tất cả các trường hợp, tốc độ chụp chậm đều cần một chân máy (tripod).
- Bạn cần lưu ý sự liên quan giữa tốc độ chụp và độ dài tiêu cự của ống kính. Ống kính có tiên cự càng dài thì độ rung càng nhiều, do đó bạn cần một tốc độ chụp ảnh nhanh hơn.
Một mẹo nhỏ: hãy sử dụng tốc độ chụp lớn hơn độ dài của tiêu cự ống kính. Ví dụ: với ống kính 50mm thì tốc độ chụp là 1/60s, trong khi với ống kính 200mm thì tốc độ chụp là 1/250s.
Lưu ý: Cần phân biệt giữa tốc độ chụp của tốc độ màn trập với tốc độ chụp của máy. Tốc độ chụp của máy là tốc độ chụp liên tiếp nhiều ảnh trong một giây. Tốc độ màn trập (cũng có thể gọi là tốc độ chụp) chính là thời gian mà ánh sáng chiếu vào cảm biến hay phim.
Lưu ý: Cần phân biệt giữa tốc độ chụp của tốc độ màn trập với tốc độ chụp của máy. Tốc độ chụp của máy là tốc độ chụp liên tiếp nhiều ảnh trong một giây. Tốc độ màn trập (cũng có thể gọi là tốc độ chụp) chính là thời gian mà ánh sáng chiếu vào cảm biến hay phim.
Chụp ảnh khi du lịch: Năm vấn đề cần quan tâm
Mách bạn tự nhìn lại năm vấn đề ít được nhận thức đúng, khiến có thể dẫn đến những chuyến đi không thành công. Bởi vì khi đi du lịch, là du khách hay nhà nhiếp ảnh, việc chuẩn bị rõ về ý thức để có được những dự trù, tính toán phù hợp sẽ giúp bạn dễ đạt hiệu năng tối đa của chuyền đi.
Năm vấn đề ấy là:
Năm vấn đề ấy là:
1. Không nhận thức đầy đủ về trang thiết bị mang theoNhiều người hay lầm tưởng về những điều hết sức kỳ quặc, như cho rằng chỉ những dụng cụ tiên tiến nhất, đắt tiền nhất, mới có thể tạo được ảnh đẹp. Hoặc một thái độ tự ti với trang bị của mình, cứ cho rằng sở dĩ mình chưa chụp ra hình đẹp, chắc do máy mình chưa đủ tốt.
Thực ra thì máy ảnh không tạo ra hình ảnh, mà chỉ là một mẩu, một phần trong tiến trình tạo ra hình ảnh mà thôi. Phải hiểu rằng hình ảnh được tạo ra là do "chính mình" - nhà nhiếp ảnh.
Thực ra thì máy ảnh không tạo ra hình ảnh, mà chỉ là một mẩu, một phần trong tiến trình tạo ra hình ảnh mà thôi. Phải hiểu rằng hình ảnh được tạo ra là do "chính mình" - nhà nhiếp ảnh.
Cũng phải thừa nhận là trong một số tình huống nào đó, khi đứng trước hiện trường, trong một số thao tác kỹ thuật nào đó, thì máy hoặc ống kính của ta đã không đáp ứng được tốt nhất. Nhưng hãy xét lại xem: hình như trong rất nhiều trường hợp khác, đó đâu phải là điều đáng quan tâm. Cần hiểu rằng đa số những trang thiết bị tốt, đắt tiền được sản xuất ra thường tốt hơn mức cần thiết, thậm chí vẫn sẽ đáp ứng tốt sau năm năm sử dụng (bất chấp sự tiến bộ, hay phát triển không ngừng của công nghệ). Vấn đề chính là ta nên biết tận dụng hết công suất tối đa của thiết bị, phụ kiện đang có.Thay vì chỉ quan tâm đến dòng máy, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu các tham số của hình ảnh như: khẩu độ, tốc độ, tiêu cự, góc độ, ánh sáng, tương phản, màu sắc,... để chọn được những tham số tối ưu cho từng tình huống nhiếp ảnh khác nhau. Người ta gọi đó là các thủ pháp nhiếp ảnh, để phô diễn một ý tưởng nào đó.
2. Không bỏ công đi tìm kiếmKhi đến một nơi nào đó, bạn nên bỏ công thu thập thông tin về nơi chốn ấy để có thể biết được phần nào về nơi đó, như thời tiết, mùa vụ, cùng những thông tin bên lề để dự trù những gì nên làm, cũng như nên... cẩn thận khi đến đó, cùng các phương tiện di chuyển chính tại đó, hay đi đến đó, để có phương án dự trù phù hợp. Làm được vậy thì khi đến đó, giá như không có cơ hội ghi hình tốt, bạn vẫn có thể có được những khoảnh khắc thoải mái của một chuyến du lịch thuần tuý.
Thế nhưng nếu bạn đặt mục tiêu chụp ảnh lên hàng đầu, bạn rất cần bỏ công tìm thêm những thông tin liên quan đến hình ảnh, nhất là những điểm đặc thù về nơi bạn sẽ đến. Bạn có thể không cần tìm hiểu thông tin trước, nếu xem cơ hội khám phá như là nét sáng tạo nghệ thuật. Tuy vậy, giả như nếu có thông tin nhiều hơn, có thể cơ hội sẽ đến nhiều hơn chăng?
2. Không bỏ công đi tìm kiếmKhi đến một nơi nào đó, bạn nên bỏ công thu thập thông tin về nơi chốn ấy để có thể biết được phần nào về nơi đó, như thời tiết, mùa vụ, cùng những thông tin bên lề để dự trù những gì nên làm, cũng như nên... cẩn thận khi đến đó, cùng các phương tiện di chuyển chính tại đó, hay đi đến đó, để có phương án dự trù phù hợp. Làm được vậy thì khi đến đó, giá như không có cơ hội ghi hình tốt, bạn vẫn có thể có được những khoảnh khắc thoải mái của một chuyến du lịch thuần tuý.
Thế nhưng nếu bạn đặt mục tiêu chụp ảnh lên hàng đầu, bạn rất cần bỏ công tìm thêm những thông tin liên quan đến hình ảnh, nhất là những điểm đặc thù về nơi bạn sẽ đến. Bạn có thể không cần tìm hiểu thông tin trước, nếu xem cơ hội khám phá như là nét sáng tạo nghệ thuật. Tuy vậy, giả như nếu có thông tin nhiều hơn, có thể cơ hội sẽ đến nhiều hơn chăng?
Ngôi trường Vệ Đà truyền thống. (Ảnh: Mitchell Kanashkevich) |
Khi có được những thông tin đằng sau một sự kiện, đó sẽ là điều kiện tốt để có được những truy tìm lý thú. Ở trên là bức ảnh mô tả một em bé Namboodiri (tầng lớp tăng lữ) đang tụng kinh Vệ Đà (có thể được mô tả như một chút của sự thông thái) trong một trường Vệ Đà truyền thống ở một vùng quê Thrissur. Trường này không phải là một điểm hấp dẫn chính trong tuyến du lịch, nhưng hình như nó gợi ra được nhiều cơ hội nhiếp ảnh lý thú.
Xuất phát từ những thông tin mơ hồ của văn phòng du lịch, cũng như tán gẫu của nhân viên ở đây, và thế là một chớp loé lên về một ngôi trường Vệ Đà truyền thống, đã dẫn bước chân nhà nhiếp ảnh lướt qua.
Xuất phát từ những thông tin mơ hồ của văn phòng du lịch, cũng như tán gẫu của nhân viên ở đây, và thế là một chớp loé lên về một ngôi trường Vệ Đà truyền thống, đã dẫn bước chân nhà nhiếp ảnh lướt qua.
3. Không chịu tìm thêm ngoài những phần hấp dẫn chính.
Rất nhiều nhà hướng dẫn du lịch đưa ra những thông tin về những nơi nhất định phải đến, những chỗ chụp sẽ rất hay, như những mô tả chính trong tổ chức tour của mình. Đôi khi chúng ta bị ám ảnh bởi ý tưởng về tính hấp dẫn của những nơi chốn này, đến nỗi đã bỏ qua khá nhiều chủ đề chung quanh đó mà có khi còn hấp dẫn hơn cả điều người hướng dẫn du lịch đề cập đến.
Bạn nên cảnh giác về những điều này, và nên tự mình bỏ công đi tìm bên cạnh những gì được giới thiệu, được dẫn qua. Không nên ngại nếu phải ở thêm một nơi nào đó, một hai ngày để có thể có được cái nhìn toàn diện hơn, vì ngoài những cái vốn được xem là hấp dẫn với con mắt của nhiều người, vẫn có thể tìm được những điều đặc biệt hấp dẫn với riêng mình.
Rất nhiều nhà hướng dẫn du lịch đưa ra những thông tin về những nơi nhất định phải đến, những chỗ chụp sẽ rất hay, như những mô tả chính trong tổ chức tour của mình. Đôi khi chúng ta bị ám ảnh bởi ý tưởng về tính hấp dẫn của những nơi chốn này, đến nỗi đã bỏ qua khá nhiều chủ đề chung quanh đó mà có khi còn hấp dẫn hơn cả điều người hướng dẫn du lịch đề cập đến.
Bạn nên cảnh giác về những điều này, và nên tự mình bỏ công đi tìm bên cạnh những gì được giới thiệu, được dẫn qua. Không nên ngại nếu phải ở thêm một nơi nào đó, một hai ngày để có thể có được cái nhìn toàn diện hơn, vì ngoài những cái vốn được xem là hấp dẫn với con mắt của nhiều người, vẫn có thể tìm được những điều đặc biệt hấp dẫn với riêng mình.
Công viên quốc gia Bromo, Java, Indonesia. (Ảnh: Mitchell Kanashkevich) |
Sau vài ngày lưu trú ở vùng núi lửa Bromo và khu phụ cận, từ nhiều góc nhìn khác nhau, đến ngày thứ ba, thay vì chọn chụp cảnh mặt trời mọc ở núi lửa, tác giả Mitchell Kanashkevich chuyển hướng sang vùng sa mạc phụ cận. Nhờ vậy, anh đã săn được nhiều ảnh lý thú hơn nhiều. Cảnh những người chăn ngựa đi bộ qua vùng mù mịt gió cát nơi vành đai sa mạc cạnh núi lửa như ở trên là một thành quả do Kanashkevich đã chịu khó "sục sạo" thêm.
4. Không nhận thức rõ về ánh sáng.
4. Không nhận thức rõ về ánh sáng.
Đây là một vấn đề nghiêm trọng mà nhiều nhà nhiếp ảnh vướng phải, vì không gặp được điều kiện chiếu sáng hoàn hảo nhưng vẫn phải bấm máy do không thể đợi chờ, hoặc do làm biếng không chịu quay lại. Nhiều biện luận này nọ, nhưng yếu tố chính là ta đã bỏ qua cái ý thức về điều kiện chiếu sáng hoàn hảo, nơi cảnh vật ta định chụp, hay bước chân ta đi qua.
Khi nhận thức rõ được về ánh sáng, nghĩa là ta hình dung ra được sẽ phải chọn loại ánh sáng nào, tương thích với cảnh vật nào đó, để diễn tả một ý tưởng nào đó, phản ảnh đúng ý định sáng tạo của nhà nhiếp ảnh. Vùng quê Transylvania, Romania. (Ảnh: Mitchell Kanashkevich) |
Ở ảnh trên, quang cảnh được chiếu sáng với ánh vàng rực rỡ của buổi ban mai đã đáp ứng được kỳ vọng của nhà nhiếp ảnh, với những ý thức rõ ràng, trước khi bấm máy. Và quả thật những sắc màu tươi rói này đã như thổi hồn, đem lại sức sống thật mãnh mẽ cho cảnh sắc làng quê.
Việc chọn ánh sáng ở thời điểm vàng (golden hours), hay vào một ngày âm u, nếu có được sự tương thích cao với trạng thái cảnh vật, cũng như tâm cảm của nhà nhiếp ảnh, thì đó chính là điều nhà nhiếp ảnh mong đạt được.
5. Né tránh, không dám dùng những nguồn sáng nhân tạo (flash) một cách nghệ thuật.
5. Né tránh, không dám dùng những nguồn sáng nhân tạo (flash) một cách nghệ thuật.
Do cảm nhận khá quen thuộc với ánh sáng, và khi bắt đầu phát triển nhận thức về ánh sáng trên ảnh của mình, nhiều người đã tìm cách chuyển sang hướng từ chối dùng những nguồn sáng nhân tạo, nhất là ánh sáng flash.
Nguyên nhân chính là do chúng ta không dành nhiều thời gian nghiên cứu kỹ về ánh sáng mang nhiều tính nghệ thuật này. Điều đó cũng đúng, vì hầu hết khi nói đến flash, người ta chỉ nghĩ đến việc dùng đèn trên máy, và như thế đã bỏ phí rất nhiều cơ hội có được những vận dụng tuyệt vời nơi những nguồn sáng mang tính chủ động cao, giúp phát huy rất nhiều khả năng sáng tạo hình ảnh, nhất là về phương diện phối sáng.
Những người du mục tại một chơ phiên lạc đà ở Kolayat, Rajasthan, Ấn Độ. (Ảnh: Mitchell Kanashkevich) |
Ở ảnh trên, khi đặt được nguồn sáng đèn flash (đã được bổ sung lọc màu) cùng chiều sáng với nguồn sáng hiện hữu (ngọn lửa), tác giả đã tạo được cảm giác gần với ánh sáng tự nhiên tại hiện trường, dù thực sự nếu chỉ bấm máy với ánh lửa, hình ảnh sẽ khó đẹp được như thế.
Máy ảnh số loại phổ thông dành cho những người mới bắt đầu làm quen với máy ảnh số, thích đơn giản, gọn nhẹ, chỉ cần ngắm và chụp... Loại máy này có nhiều thông số kỹ thuật nhưng đừng quá quan tâm đến các thông số khác vì bạn hầu như chẳng bao giờ dùng đến chúng, bạn nên chú ý các thông số tối thiểu nên có sau đây:
Ngoài ra hiện nay dòng máy ảnh số phổ thông còn được trang bị thêm nhiều chức năng khác nhằm giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc sử dụng, sau đây là một số chức năng đáng chú ý:
Loại máy phổ thông này còn có nhiều chức năng khác nữa, nhưng việc này chỉ làm tăng thêm giá thành của máy ảnh số mà thôi. Sử dụng các chức năng tự động đã là quá đủ, thực tế cho thấy những người sử dụng loại máy này chỉ ngắm và chụp.
Nếu như đến một lúc nào đó bạn cảm thấy các chức năng của loại máy ảnh số phổ thông này không đáp ứng được nhu cầu của bạn thì đó là lúc bạn nghĩ tới một loại máy cao cấp hơn, đó là máy ảnh số loại bán chuyện nghiệp hoặc chuyên nghiệp.
Kỹ thuật sử dụng
Lần đầu tiên sử dụng máy ảnh số chắc có lẽ ai cũng gặp một chút bối rối vì không biết nên bắt đầu từ đâu và cần phải làm gì với cái máy ảnh còn mới toanh này.
Sau đây là một số hướng dẫn cơ bản dành cho người mới sử dụng máy ảnh số:
Chuẩn bị:
Các thao tác cơ bản:
Thiết lập các thông số cho máy
Để chụp được một tấm ảnh đẹp ngoài việc phải chọn đúng các chế độ chụp còn phải biết cách thiết lập thêm các thông số khác, đó là các thông số liên quan đến chất lượng của ảnh như kích thước, độ sáng tối, màu sắc...
Ngoại trừ một vài thông số thông dụng có các nút chỉnh riêng còn các thông số khác khi muốn chỉnh phải truy cập vào Menu hay Function.
Sau đây là cách thiết lập các thông số cơ bản:
Máy ảnh số thường có chế độ chụp tự động (Auto) giúp người sử dụng có được những tấm ảnh khá đẹp mà không cần phải biết nhiều về kỹ thuật chụp ảnh. Tuy nhiên đó chỉ là khi chụp ở các điều kiện bình thường, trong một số trường hợp nếu biết cách sử dụng các chế độ khác của máy ảnh số sẽ giúp có được những tấm ảnh như ý.
Bài này sẽ hướng dẫn sử dụng một số chế độ chụp thông dụng của máy ảnh số:
Shooting Mode (Các chế độ chụp): Hầu hết các máy ảnh số đều có nút chọn chế độ chụp và thường có dạng xoay tròn lần lượt với các chức năng sau:
Auto: Chụp tự động hoàn toàn, tất cả các thông số đều do máy quyết định, các nút chức năng khác đều bị vô hiệu. Chế độ này thích hợp với người mới sử dụng, chưa nắm rõ các chức năng của máy.
Manual: Điều chỉnh tay, người dùng có thể sử dụng tất cả các nút chức năng của máy để thiết lập các thông số như tốc độ chụp, độ mở của ống kính (khẩu độ), ánh sáng... Chế độ này thích hợp với những người chuyên nghiệp, biết cách tính toán các thông số để chụp được tấm ảnh như ý.
Program: Chương trình lập sẵn, máy sẽ tự tính toán và đưa ra các thông số đã được lập trình sẵn, chỉ có một số ít nút chức năng hoạt động để hỗ trợ thêm. Đây là chế độ bán tự động, thích hợp với người dùng muốn sử dụng chế độ tự động nhưng muốn thiết lập thêm vài thông số (ánh sáng, đèn Flash...) để phù hợp với điều kiện thực tế.
Tv (S): Ưu tiên tốc độ, người dùng sẽ chọn tốc độ muốn chụp và máy sẽ tính toán thông số khẩu độ của ống kính để đạt được độ sáng cần thiết. Chế độ này thích hợp để chụp các cảnh có tốc độ cao (chụp đối tượng đang chuyển động...).
Av (A): Ưu tiên khẩu độ, người dùng sẽ chọn khẩu độ muốn chụp và máy sẽ tính toán thông số tốc độ của ống kính để đạt được độ sáng cần thiết. Chế độ này thích hợp để nhấn mạnh đối tượng muốn chụp (chỉ có đối tượng chính rõ nét còn các đối tượng khác và hậu cảnh bị mờ...).
Movie: Quay video, có thể sử dụng chế độ này để thư những đoạn phim bằng máy ảnh số, tùy theo máy mà thời gian cho phép thu khác nhau, có hoặc không có âm thanh.
Portrait: Chụp chân dung, máy sẽ tính toán để làm nổi bật chân dung (hoặc đối tượng) muốn chụp. Chế độ này thích hợp chụp ảnh chân dung.
Landscape: Phong cảnh, máy sẽ điều chỉnh độ nét vô cực để toàn bộ cảnh chụp sẽ có độ nét cao. Chế độ này dùng để chụp phong cảnh.
Night Scene: Cảnh đêm, máy sẽ tính toán các thông số ánh sáng và tốc độ chụp để làm sáng đối tượng được chụp và hậu cảnh xung quanh. Chế độ này dùng để chụp lúc trời tối, ban đêm.
Fast Shutter (Sport): Chụp tốc độ nhanh, máy sẽ chụp với tốc độ cao và đồng thời tính toán các thông số để đảm bảo có đủ ánh sáng cho ảnh chụp. Chế độ này dùng để chụp các đối tượng đang di chuyển nhanh.
Slow Shutter: Chụp tốc độ chậm, máy sẽ chụp với tốc độ thấp và đồng thời tính toán các thông số để đảm bảo cho ảnh chụp không bị quá sáng. Chế độ dùng để chụp các đối tượng đang di chuyển và làm nhòe các đối tượng này để tạo cảm giác đối tượng đang di chuyển.
Stitch Assist (Panorama): Chụp toàn cảnh, dùng chế độ này để chụp 2 hoặc nhiều cảnh liên tiếp kế nhau sau đó ráp nối lại thành một cảnh duy nhất rộng hơn mức cho phép của máy ảnh.
SCN (Special Scene): Chọn chế độ này sau đó sử dụng các nút mũi trên trái hoặc phải để chọn tiếp các kiểu chụp được lập trình sẵn dành cho các cảnh đặc biệt:
Single Shooting: Chế độ chụp 1 ảnh, đây là chế độ chụp thông thường, mỗi khi nhấn nhút chụp chỉ có một ảnh được chụp.
Continuous Shooting: Chế độ chụp nhiều ảnh liên tiếp, đây là chế độ chụp đặc biệt, khi nhấn nhút chụp máy sẽ chụp liên tiếp nhiều ảnh cho đến khi nào không nhấn nút chụp nữa mới ngưng.
Chụp hẹn giờ (Self-timer): Chọn chế độ này để định thời gian cho máy tự chụp.
Cận cảnh (Macro): Chụp các đối tượng ở khoảng cách rất gần, khoảng từ 5cm đến 50cm.
- Kiểu dáng: Tùy theo sở thích mà chọn loại có kích thước nhỏ, nhẹ, có thể cầm trong lòng bàn tay, bỏ vừa trong túi áo hay loại lớn trông giống các máy phim. Tuy nhiên dù chọn loại nào thì các nút phải được bố trí thuận tiện, dễ bấm và nhẹ.
- Độ phân giải: Độ phân giải ít nhất là 2.1 Megapixel (còn gọi là 2 "chấm"), để in ảnh 10x15cm chỉ cần máy ảnh có độ phân giải 2.1 Megapixel là đủ. Tuy nhiên độ phân giải lớn sẽ cho ra những tấm ảnh lớn và rõ nét hơn. Các máy ảnh hiện nay đều có độ phân giải trên 5.0 Megapixel.
- Cảm biến ảnh (Sensor): Có 2 loại, CCD và CMOS. Trước đây CCD luôn được chọn vì có chất lượng cao mặc dù đắt tiền, còn CMOS tuy rẻ hơn nhưng do ảnh chụp bị nhiễu hạt (noise) nên ít được chọn. Tuy nhiên hiện nay với công nghệ tiên tiến CMOS đang làm cho người dùng có cái nhìn khác hơn về nó, bằng chứng là đã có một số máy ảnh cao cấp sử dụng loại cảm biến CMOS này.
- Ống kính (Lens): Ống kính liền với thân máy, có Zoom quang học (Optical) ít nhất là 3x. Zoom quang học cho phép phóng to ảnh muốn chụp (thu gần khoảng cách chụp) mà không làm mất đi chất lượng của ảnh. Đừng quan tâm đến thông số "Zoom kĩ thuật số" (Digital Zoom).
- Exposure: Chế độ đo sáng tự động (Auto).
- Shutter: Chế độ chụp tự động (Auto), chương trình lập sẵn (P) và các kiểu chụp định sẵn (Mode) như trong nhà, ngoài trời, ban đêm, chân dung...
- Flash: Đèn Flash giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng, chống mắt đỏ.
- LCD Monitor: Màn hình tinh thể lỏng có kích thước ít nhất 1.8", các máy hiện nay đều có kích thước màn hình trên 2.5".
- Thẻ nhớ: Hỗ trợ loại thẻ nhớ có tốc độ và dung lượng cao.
- Kết nối: Kết nối với máy vi tính thông qua cổng USB.
- Pin: Nên chọn loại có Pin sạc (Li-ion) và bộ sạc kèm theo máy, loại Pin này có thời gian sạc nhanh. Một số máy sử dụng 2 Pin tiểu (AA) rất mau hết Pin, đối với các máy này thì nên sử dụng Pin sạc (NiMH) có công suất trên 2000mAh.
Ngoài ra hiện nay dòng máy ảnh số phổ thông còn được trang bị thêm nhiều chức năng khác nhằm giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc sử dụng, sau đây là một số chức năng đáng chú ý:
- iAuto: Chế độ "chụp ảnh tự động thông minh" với chức năng này người dùng sẽ không còn bận tâm về các thông số chụp nữa, máy sẽ tự động nhận biết để thiết lập các thông số theo điều kiện môi trường, ánh sáng, khoảng cách...
- AiAF (Artificial Intelligent AutoFocus): Chế độ lấy nét tự động thông minh.
- Face Detection: Chế độ nhận diện gương mặt, máy sẽ nhận biết để tập trung lấy nét vào gương mặt và thiết lập theo chế độ chụp chân dung, ảnh chụp sẽ có gương mặt rõ và sáng đẹp.
- Smile Detection: Chế độ nhận diện nụ cười, khi chọn chế độ này mỗi khi người được chụp cười thì máy sẽ tự động chụp. Có thể điều chỉnh được mức độ cười mĩm hay cười to.
- VR - Vibration Reduction (Giảm độ rung), IS - Image Stabalization (Ổn định ảnh), SteadyShot (Chống nhòe), Mega O.I.S - Mega Optical Image Stabalizer (chống rung quang học): Đây là những chức năng chống rung giúp giảm độ nhòe của ảnh chụp khi rung tay hoặc Zoom xa mà không có chân chống.
- AF assist lamp: Đèn hỗ trợ lấy nét. Chế độ lấy nét tự động luôn gặp khó khăn khi chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, trời tối, trong trường hợp này đèn sẽ phát ra ánh sáng hướng về phía đối tượng được chụp để giúp máy ảnh lấy nét.
- Wide-Angle Lens: Ống kính góc rộng, là ống kính có tiêu cự nhỏ nhất thấp hơn 35mm. Máy ảnh được trang bị ống kính này sẽ cho phép người chụp đứng gần mà vẫn lấy được hết cảnh chụp.
- Thí dụ: Máy ảnh Nikon Coolpix 5400 được gọi là máy ảnh có ống kính góc rộng, độ dài tiêu cự của nó nằm trong khoảng từ 28-116mm. Máy ảnh Canon Powershot G6 thì không (ống kính thường) và nó có độ dài tiêu cự nằm trong khoảng từ 35 - 140mm. Nếu chúng ta tính tỉ lệ Zoom cho mỗi máy thì được 116/28= 4.1x (Nikon) và 140/35=4x (Canon). Mặc dù Nikon Coolpix 5400 có tỷ lệ Zoom lớn hơn Canon Powershot G6 nhưng thực tế thì Canon chụp được "xa" hơn Nikon, còn Nikon thì chụp được "gần" hơn. Điều này có ý nghĩa như thế nào? Nếu bạn dùng máy Canon thì phải đứng cách xa vật thể muốn chụp ít nhất là 3 mét mới lấy được hết toàn bộ vật thể, còn nếu dùng máy Nikon thì chỉ cần đứng cách xa 2 mét là có thể chụp được toàn bộ vật thể. Vậy ống kính óc rộng rất thích hợp khi chụp trong điều kiện chật hẹp.
Loại máy phổ thông này còn có nhiều chức năng khác nữa, nhưng việc này chỉ làm tăng thêm giá thành của máy ảnh số mà thôi. Sử dụng các chức năng tự động đã là quá đủ, thực tế cho thấy những người sử dụng loại máy này chỉ ngắm và chụp.
Nếu như đến một lúc nào đó bạn cảm thấy các chức năng của loại máy ảnh số phổ thông này không đáp ứng được nhu cầu của bạn thì đó là lúc bạn nghĩ tới một loại máy cao cấp hơn, đó là máy ảnh số loại bán chuyện nghiệp hoặc chuyên nghiệp.
Kỹ thuật sử dụng
Lần đầu tiên sử dụng máy ảnh số chắc có lẽ ai cũng gặp một chút bối rối vì không biết nên bắt đầu từ đâu và cần phải làm gì với cái máy ảnh còn mới toanh này.
Sau đây là một số hướng dẫn cơ bản dành cho người mới sử dụng máy ảnh số:
Chuẩn bị:
- Kiểm tra xem có đầy đủ các thiết bị kèm theo máy hay không, danh sách các thiết bị này được in trên hộp máy. Các bộ phận thông thường được kèm theo máy là: Dây đeo, Pin, bộ sạc, dây USB (kết nối với máy vi tính), dây AV (kết nối với Tivi), thẻ nhớ, dĩa CD chương trình và sách hướng dẫn.
- Xem sách hướng dẫn để biết thêm thông tin của máy, vị trí và chức năng của các nút... trong lúc này bạn có thể lắp Pin vào thiết bị sạc để sạc Pin nếu máy ảnh số sử dụng Pin sạc, nếu sử dụng loại Pin Li-ion thì thời gian sạc có thể mất khoảng 2 đến 3 tiếng còn các loại pin tiểu (AA) hoặc pin đũa (AAA) thời gian xạc có thể lâu hơn.
- Gắn dây đeo vào máy nếu muốn.
- Lắp Pin vào máy, lưu ý đúng cực Pin.
- Lắp Thẻ nhớ vào máy, lưu ý lắp đúng chiều và nhẹ nhàng.
Các thao tác cơ bản:
Cầm máy bằng tay phải, lòng bàn tay ôm sát vào phần thân bên hông máy, các ngón tay giữ phần phía trước máy, ngón trỏ đặt vào vị trí nút chụp còn ngón cái đặt ở vị trí nút Zoom (phóng to, thu nhỏ) và dùng để nhấn các nút phía sau máy. Tay trái chủ yếu dùng để đỡ máy và sử dụng một số nút bên trái, lưu ý không được để tay che đèn Flash hoặc ống kính.- Nhấn nút On/Off để mở máy nếu máy sử dụng nút nhấn hoặc gạt qua vị trí On nếu máy sử dụng nút gạt. Lưu ý khi mở máy thì ống kính sẽ chạy ra, tránh không được để thấu kính chạm vào tay hoặc các vật khác.
- Nhấn nút Display để điều khiển tạng thái tắt mở của màn hình LCD.
- Thông thường khi lần đầu tiên mở máy màn hình Date and Time sẽ xuất hiện để yêu cầu chỉnh lại ngày giờ cho đúng. Chỉnh ngày giờ hiện tại cho máy bằng cách nhấn nút mũi tên lên xuống hay trái phải để lựa chọn và sau cùng là nhấn nút Ok hay Set để chấp nhận.
- Nhấn nút Zoom - (W) hoặc + (T) để điều chỉnh phóng to, thu nhỏ khung hình chụp thích hợp. Có thể nhìn vào màn hình LCD hay ống ngắm tùy ý.
- Nhấn nhẹ nút chụp xuống phân nữa để máy tự động lấy nét (Focus), giữ tay vài giây khi nào thấy đèn xanh trên màn hình (hoặc nằm kế bên ống ngắm) hiện lên là có thể nhấn nút chụp xuống hết để chụp. Lưu ý nếu đèn xanh nhấp nháy thì không nên chụp vì đó là tín hiệu báo cho biết máy không thể lấy nét được và hình chụp sẽ bị mờ.
- Sau khi chụp thì hình sẽ hiện trên màn hình vài giây, lúc này bạn có thể xem để đánh giá thực tế hình chụp như thế nào. Nếu xem không kịp hoặc muốn xem lại hình đã chụp bạn hãy nhấn hoặc gạt nút trạng thái sang vị trí xem
(hoặc có thể dùng nút xem nhanh nếu có). Dùng nút mũi tên trái phải để chuyển ảnh và nhấn nút Zoom để phóng to, thu nhỏ ảnh. Nút có biểu tượng thùng rác (Delete) dùng để xóa ảnh nếu muốn. - Sau một khoảng thời gian lâu không chụp thì màn hình LCD có thể tự động tắt để tiết kiệm năng lượng, nếu muốn chụp lại chỉ cần nhấn vào bất cứ nút nào (thông thường là nút chụp) màn hình sẽ trở lại bình thường.
- Tắt máy bằng cách gạt nút sang vị trí Off hay nhấn nút On/Off và giữ vài giây.
- Ảnh sau khi chụp xong sẽ được lưu trong thẻ nhớ, bạn có thể tắt máy và rút thẻ nhớ ra đem đi in ảnh hay copy vào máy vi tính tùy ý.
Thiết lập các thông số cho máy
Để chụp được một tấm ảnh đẹp ngoài việc phải chọn đúng các chế độ chụp còn phải biết cách thiết lập thêm các thông số khác, đó là các thông số liên quan đến chất lượng của ảnh như kích thước, độ sáng tối, màu sắc...
Ngoại trừ một vài thông số thông dụng có các nút chỉnh riêng còn các thông số khác khi muốn chỉnh phải truy cập vào Menu hay Function.
Sau đây là cách thiết lập các thông số cơ bản:
- Focus (lấy nét): Chức năng điều chỉnh độ rõ cho ảnh chụp.
- Auto Focus (AF): Lấy nét (tiêu cự) tự động với Multi AF (nhiều điểm trên ảnh) và Center hoặc Spot AF (điểm chính giữa ảnh, hoặc có thể tự chọn).
- Manual Focus: Chỉnh nét bằng tay, dùng trong trường hợp lấy nét tự động không được hoặc không chính xác.
- Focus mode: Chế độ lấy nét với Continuous AF (lấy nét liên tục kể cả khi không chụp) và Single AF (chỉ lấy nét khi chụp).
- Metering Mode: Chế độ đo sáng, giúp cho máy ảnh nhận biết độ sáng của ảnh. Thông thường máy ảnh số có nhiều kiểu đo sáng để phù hợp với từng kiểu chụp.
Evaluative: Lấy giá trị sáng trung bình toàn ảnh.
Center-Weighted: Lấy giá trị sáng của toàn ảnh nhưng nhấn mạnh ở phần chính giữa (trọng tâm) của ảnh.
Spot: Lấy giá trị sáng của một điểm duy nhất trong ảnh.
Exposure : Độ phơi sáng của ảnh, do cơ chế tự động cân bằng độ phơi sáng của máy ảnh nên đôi lúc độ phơi sáng sẽ không thể chính xác với các trường hợp đặc biệt (hậu cảnh quá tối hoặc quá sáng). Khi đó cần thiết lập thông số này để can thiệp vào mức độ tối hoặc sáng của ảnh (0 là bình thường, giá trị - là giảm sáng, giá trị + là tăng sáng).- White Balance: Cân bằng trắng, thông số giúp máy ảnh nhận biết các nguồn sáng để cho ra đúng màu trắng trong cảnh chụp.
Auto White Balance: Tự động cân bằng trắng, thường chính xác trong đa số trường hợp.
Daylight: Ánh sáng mặt trời.
Cloudy: Ánh sáng trong bóng râm.
Tungsten: Ánh sáng của đèn sợi tóc (đèn tròn).
Fluorescent: Ánh sáng đèn Neon thường.
Fluorescent H: Ánh sáng trắng của đèn Neon.
Custom: Tự chỉnh cân bằng trắng.
- Flash: Đèn chớp sáng hỗ trợ chụp trong điều kiện thiếu sáng, với các chế độ:
Flash Off: Không sử dụng Flash.
Flash On: Sử dụng Flash.
Flash Auto: Tự động Flash khi cần thiết.
Red-eye: Giúp giảm hiện tượng bị mắt đỏ khi chụp ban đêm với đèn Flash.
Flash Output: Điều chình ánh sáng Flash mạnh hay yếu.
- ISO: Thông số độ nhạy sáng, thông số càng cao thì ảnh càng sáng. ISO giúp tăng sáng trong các trường hợp chụp ở nơi thiếu sáng mà không thể sử dụng Flash hay chụp ở tốc độ cao. Lưu ý nếu chỉnh thông ISO càng cao thì ảnh sẽ càng bị nhiễu hạt, trong trường hợp này có thể sử dụng chức năng Noise Reduction để giúp giảm nhiễu hạt cho ảnh.
- Resolution: Độ phân giải của ảnh, thông số này sẽ quyết định đến kích thước của ảnh với các mức:
- Small (VGA, 1MP): Độ phân giải thấp, ảnh thường chỉ được dùng để xem trên màn hình vi tính.
- Medium (2MP, 3MP,...): Độ phân giải trung bình, dùng khi in ảnh có kích thước thông thường (10x15cm, 13x18cm,...).
- Large (5MP, 6MP,...): Độ phân giải cao, dùng khi in ảnh có kích thước lớn (20x30cm hoặc hơn).
- Quality & Compression: Chất lượng và độ nén ảnh, độ nén càng cao thì chất lượng ảnh sẽ càng giảm. Thông thường có 3 cấp độ:
Sử dụng các chế độ chụp
Normal: Ảnh có chất lượng trung bình và dung lượng nhỏ, sẽ chụp được nhiều ảnh.
Fine: Ảnh có chất lượng tốt và dung lượng lớn hơn Normal, đây là thông số thông dụng.
Super Fine: Ảnh có chất lượng cao và dung lượng cũng lớn nhất, dùng thông số này khi muốn ảnh có chất lượng cao.
Máy ảnh số thường có chế độ chụp tự động (Auto) giúp người sử dụng có được những tấm ảnh khá đẹp mà không cần phải biết nhiều về kỹ thuật chụp ảnh. Tuy nhiên đó chỉ là khi chụp ở các điều kiện bình thường, trong một số trường hợp nếu biết cách sử dụng các chế độ khác của máy ảnh số sẽ giúp có được những tấm ảnh như ý.
Bài này sẽ hướng dẫn sử dụng một số chế độ chụp thông dụng của máy ảnh số:
Shooting Mode (Các chế độ chụp): Hầu hết các máy ảnh số đều có nút chọn chế độ chụp và thường có dạng xoay tròn lần lượt với các chức năng sau:
Auto: Chụp tự động hoàn toàn, tất cả các thông số đều do máy quyết định, các nút chức năng khác đều bị vô hiệu. Chế độ này thích hợp với người mới sử dụng, chưa nắm rõ các chức năng của máy.
Manual: Điều chỉnh tay, người dùng có thể sử dụng tất cả các nút chức năng của máy để thiết lập các thông số như tốc độ chụp, độ mở của ống kính (khẩu độ), ánh sáng... Chế độ này thích hợp với những người chuyên nghiệp, biết cách tính toán các thông số để chụp được tấm ảnh như ý.
Program: Chương trình lập sẵn, máy sẽ tự tính toán và đưa ra các thông số đã được lập trình sẵn, chỉ có một số ít nút chức năng hoạt động để hỗ trợ thêm. Đây là chế độ bán tự động, thích hợp với người dùng muốn sử dụng chế độ tự động nhưng muốn thiết lập thêm vài thông số (ánh sáng, đèn Flash...) để phù hợp với điều kiện thực tế.
Tv (S): Ưu tiên tốc độ, người dùng sẽ chọn tốc độ muốn chụp và máy sẽ tính toán thông số khẩu độ của ống kính để đạt được độ sáng cần thiết. Chế độ này thích hợp để chụp các cảnh có tốc độ cao (chụp đối tượng đang chuyển động...).
Av (A): Ưu tiên khẩu độ, người dùng sẽ chọn khẩu độ muốn chụp và máy sẽ tính toán thông số tốc độ của ống kính để đạt được độ sáng cần thiết. Chế độ này thích hợp để nhấn mạnh đối tượng muốn chụp (chỉ có đối tượng chính rõ nét còn các đối tượng khác và hậu cảnh bị mờ...).
Movie: Quay video, có thể sử dụng chế độ này để thư những đoạn phim bằng máy ảnh số, tùy theo máy mà thời gian cho phép thu khác nhau, có hoặc không có âm thanh.
Portrait: Chụp chân dung, máy sẽ tính toán để làm nổi bật chân dung (hoặc đối tượng) muốn chụp. Chế độ này thích hợp chụp ảnh chân dung.
Landscape: Phong cảnh, máy sẽ điều chỉnh độ nét vô cực để toàn bộ cảnh chụp sẽ có độ nét cao. Chế độ này dùng để chụp phong cảnh.
Night Scene: Cảnh đêm, máy sẽ tính toán các thông số ánh sáng và tốc độ chụp để làm sáng đối tượng được chụp và hậu cảnh xung quanh. Chế độ này dùng để chụp lúc trời tối, ban đêm.
Fast Shutter (Sport): Chụp tốc độ nhanh, máy sẽ chụp với tốc độ cao và đồng thời tính toán các thông số để đảm bảo có đủ ánh sáng cho ảnh chụp. Chế độ này dùng để chụp các đối tượng đang di chuyển nhanh.
Slow Shutter: Chụp tốc độ chậm, máy sẽ chụp với tốc độ thấp và đồng thời tính toán các thông số để đảm bảo cho ảnh chụp không bị quá sáng. Chế độ dùng để chụp các đối tượng đang di chuyển và làm nhòe các đối tượng này để tạo cảm giác đối tượng đang di chuyển.
Stitch Assist (Panorama): Chụp toàn cảnh, dùng chế độ này để chụp 2 hoặc nhiều cảnh liên tiếp kế nhau sau đó ráp nối lại thành một cảnh duy nhất rộng hơn mức cho phép của máy ảnh.
SCN (Special Scene): Chọn chế độ này sau đó sử dụng các nút mũi trên trái hoặc phải để chọn tiếp các kiểu chụp được lập trình sẵn dành cho các cảnh đặc biệt:
- Foliage: Chụp cây, hoa, lá...
- Snow: Chụp giữa trời có tuyết.
- Beach: Chụp ở bãi biển.
- Fireworks: Chụp pháo hoa.
- Underwater: Chụp dưới nước.
- Indoor: Chụp trong nhà.
- Kids & Pets: Chụp trẻ em và các con vật.
- Night Snapshot: Chụp cảnh ban đêm.
Single Shooting: Chế độ chụp 1 ảnh, đây là chế độ chụp thông thường, mỗi khi nhấn nhút chụp chỉ có một ảnh được chụp.
Continuous Shooting: Chế độ chụp nhiều ảnh liên tiếp, đây là chế độ chụp đặc biệt, khi nhấn nhút chụp máy sẽ chụp liên tiếp nhiều ảnh cho đến khi nào không nhấn nút chụp nữa mới ngưng.
Chụp hẹn giờ (Self-timer): Chọn chế độ này để định thời gian cho máy tự chụp.
Cận cảnh (Macro): Chụp các đối tượng ở khoảng cách rất gần, khoảng từ 5cm đến 50cm.
Một vài thông số của máy ảnh
1. Khẩu độ Là độ mở của ống kính cho anh sáng đi vào phim hay cảm biến ảnh. Khẩu độ mở càng lớn thì ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại. Các khẩu độ tiêu chuẩn phổ biến là: 1.4 - 1.8 - 2.8 - 3.2 - 3.5 ....11 - 16 - 22 ... Khẩu độ càng lớn tương ứng với số giá số thể hiện càng nhỏ. Các số trên càng lớn đồng nghĩa với khẩu độ càng nhỏ. 2. Tiêu cự Là F trong vật lý, focal length). Focal length được định nghĩa là khoảng cách từ optical center (bên trong ống kính) đến tiêu điểm (focal point). Mặt film (hoặc mặt sensor) được đặt nằm ngay điểm nầy. Khi chúng ta lấy thước, hay khi máy ảnh tự động lấy thước là lúc ta di động ống kính thế nào cho mặt film nằm ngay tiêu điểm, nếu mặt film nằm trước hay sau điểm nầy thì chúng ta bảo lấy thước sai (out of focus) ảnh nhòe đi. 3. Tốc độ màn trập tốc độ bàn đến ở đây không phải là tốc độ để đo xem máy ảnh chụp được bao nhiêu tấm hình trên trong một khoảng thời gian mà là khoảng thời gian mà màn chập mở ra cho ánh sáng đi vào film hay cảm biến hình. Tốc độ tiêu biểu là: 1/8000s - 1/6400s - 1/5000s - ... - 1/125s - 1/60s....1s - 2s - ... Trên máy ảnh tốc độ hiển thị là: 8000 - 6400 - 5000 - ... - 125 - 60 - 1" - 2" - ... Tốc độ chụp phổ thông nhất là 125(1/125 của 1 giây). Ảnh hưởng của tốc độ đến hình: - Tốc độ càng nhanh thì thời gian ánh sáng(hình ảnh) chiếu lên bề mặt film hay cảm biến càng ngắn. Tốc độ càng chậm thì thờ gian ánh sáng(hình ảnh) chiếu lên bề mặt film hay cảm biến hình càng lâu. - Tốc độ càng chậm thì càng dễ bị rung khi chụp. Trong điều kiện thiếu sáng ta thường giảm tốc độ để có hình sáng hơn, điều này khiến cho hình dễ bị nhòe do rung, có thể là do người chụ rung, có thể là do đối được được chụp di chuyển. Do đó khi giảm tốc độ xuống thấm hơn mức trung bình thì nên để máy lên chân, bệ (bàn, ghế...). Thông thường sau khi thấy đèn nhá hay thấy máy kêu do bấm nút chụp tượng được chụp nghĩ là đã chụp xong và di chuyển, khi chụp tốc độ chậm thì máy vẫn ghi hình sau khi bấm nút chụp, do đó để tránh hình bị nhòe do đối tượng di chuyển, nhớ nhắc đối tượng đứng lại 1 tí sau khi bấm nút chụp. - Tốc độ nhanh chậm mang lại các hiệu ứng khác nhau. Nếu đối tượng chụ di chuyển (chiếc xe, viên đạn, quả táo rơi, nước bắn tung tóe ...) với tốc độ thấp hơn hoặc bằng tốc độ chụp thì ta có thể bắt đứng đối tượng chụp. Nếu tốc độ chụp thấp hơn thì ta sẽ có hiệu ứng nhòe hình, cảm giác như là vật đang di chuyển thực sự. 4. Độ bù sáng (EV) Về mặt lý thuyết, độ sáng của đối tượng được chụp là yếu tố quan trọng nhất quyết định độ phơi sáng của ảnh. Do đó, tất cả các máy ảnh đều phải đo độ sáng của đối tượng trước khi căn cứ vào thông số đo sáng để chọn độ mở ống kính và tốc độ chụp để ảnh có độ phơi sáng hợp lý nhất. Thế nhưng, hệ thống tự động của máy ảnh không phải lúc nào cũng làm việc chính xác. Một số đối tượng nhất định có thể làm cho hệ thống đo sáng "nhầm lẫn", tức là định lượng độ sáng của ánh sáng từ đối tượng thấp hơn hoặc cao hơn trị số thực, và ảnh chụp được sẽ có độ phơi sáng cao hơn hoặc thấp hơn mức chuẩn. Trong những tình huống này, cách duy nhất để khắc phục sự sai sót của máy ảnh tự động là sử dụng chức năng bù trừ độ phơi sáng. Phần lớn máy ảnh số hiện nay có dải giá trị bù trừ độ phơi sáng là ± 2EV (cộng hoặc trừ 2 EV), nhưng một số máy lại có dải giá trị nhỏ hơn ((±1.5EV) hoặc lớn hơn (±3EV). EV là chữ viết tắt của Exposure Value (giá trị phơi sáng), và được sử dụng để định lượng độ sáng. Để hiểu thế nào là 1 EV, ta giả sử rằng một lượng ánh sáng nhất định đi tới cảm biến ảnh ở một độ mở ống kính và tốc độ chụp cho trước cho trị số x EV. Nếu giữ nguyên độ mở ống kính và giảm tốc độ chụp đi đúng một nửa giá trị ban đầu thì giá trị phơi sáng của ảnh sẽ giảm đi 1 EV; và khi độ sáng của ánh sáng đi tới cảm biến ảnh tăng gấp đôi thì giá trị phơi sáng của ảnh sẽ tăng lên 1 EV. Do đó, khi giá trị phơi sáng tăng, ảnh sẽ sáng hơn; và khi nó giảm thì ảnh sẽ tối hơn. Với hầu hết máy ảnh, giá trị phơi sáng có thể được điều chỉnh theo "gia số", "khoảng" hay "bậc", với giá trị nhỏ hơn 1 EV. Giá trị tương ứng của gia số, khoảng hay bậc này thường là 1/3 EV và đôi khi là 1/2 EV (tuỳ máy). Trên thực tế, chế độ chỉnh tay của máy ảnh số cho phép người chụp tăng hoặc giảm độ sáng của ảnh một cách có mục đích bằng cách thay đối tốc độ chụp hoặc độ mở ống kính. Đối với những máy ảnh số, nguyên lý và quy trình diễn ra tương tự, nhưng có máy thay đổi độ mở ống kính, có máy lại thay đổi tốc độ chụp để đạt được một thông số bù trừ độ phơi sáng nào đó. Điểm khác biệt này do kiểu thiết kế của từng máy ảnh quyết định. Những người sử dụng máy ảnh tự động cần phải biết rằng việc thử nghiệm trước để biết được một cách chính xác máy ảnh của mình thay đổi độ phơi sáng theo cơ chế nào là hết sức cần thiết. Ví dụ, nếu máy tăng độ mở ống kính (để lấy được nhiều ánh sáng vào ống kính hơn) thì việc chọn một giá trị bù trừ độ phơi sáng dương có thể làm giảm độ sâu trường ảnh. Ngược lại, nếu máy giảm tốc độ chụp để có thời gian phơi sáng dài hơn (do đó ảnh sẽ sáng hơn) thì hiện tượng nhoè hình có thể xuất hiện do máy rung. Tuy nhiên, phần lớn máy ảnh điều chỉnh tốc độ chụp trước, sau đó mới đến độ mở và chỉ khi sự thay đổi của tốc độ chụp xuống đến một ngưỡng mà tại đó rung động của máy ảnh có thể gây nhoè hình. Biết được khi nào cần sử dụng hệ thống bù trừ độ phơi sáng nghe qua thì có vẻ rất đơn giản. Theo nhiều nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm thì một số đối tượng có khả năng "đánh lừa" hệ thống đo sáng, đặc biệt là khi chúng "thống trị" khung hình, chẳng hạn như tuyết, nước, đại dương, cát dưới ánh nắng mặt trời. Khi chụp tuyết, nếu không biết cách xử lý ảnh rất dễ bị xám. Vì vậy, bạn luôn phải nhớ bù trừ độ phơi sáng ở mức giá trị dương bằng cách "ép" máy giảm tốc độ chụp để làm tăng độ sáng cho anh, nhờ đó khiến cho tuyết có màu trắng thay vì màu xám. Một nguyên tắc nữa cần phải lưu ý là trước khi chụp, bạn cần phải kiểm tra xem trong khung hình xem có một trong hai yếu tố sau hay không: Thứ nhất, khi một vùng rộng trong khung hình bị choán bởi một chất đồng nhất như nước, tuyết...vv Thứ hai, trong khung hình có sự tương phản về độ sáng, tức là sự chênh lệch lớn về độ sáng giữa vùng ảnh sáng và vùng ảnh tối, và đối tượng chính nằm ở một trong các vùng đó. Trong những trường hợp trên, bạn phải cẩn thận khi ngắm chụp và nên chọn chế độ bù trừ độ phơi sáng nếu cảm thấy ảnh có khả năng không có độ phơi sáng chuẩn. Chế độ bù trừ độ phơi sáng cũng có thể được sử dụng để tăng hoặc giảm độ tương phản và độ mịn (cũng như độ nhám) của ảnh. Ở chế độ mặc định, hầu hết máy ảnh số luôn tìm cách cân bằng độ phơi sáng trên toàn bộ khung hình, mà trong một vài trường hợp thì sự cân bằng đó là không chính xác. Chẳng hạn như những bức tường đá thường có diện mạo hơi phẳng với độ phơi sáng tiêu chuẩn. Chọn mức bù trừ độ phơi sáng âm sẽ làm tăng độ tương phản của toàn ảnh, khiến cho độ nhám của đá trở nên rõ hơn (dễ nhận thấy đối với mắt người hơn). Những ảnh dưới đây sẽ minh hoạ hiệu ứng đó. Chúng được chụp ở chế độ đen trắng để bạn có thể nhận biết được sự khác biệt dễ dàng hơn so với những ảnh màu. Một tính năng khác, trước đây chỉ có mặt ở các máy cao cấp, đang ngày càng trở nên phổ biến ở máy ảnh số, là chế độ chụp bù trừ độ phơi sáng tự động. Những máy có chế độ này tự thiết lập các thông số bù trừ độ phơi sáng khác nhau và ghi lại từ 3 đến 5 hình tương ứng với các thông số bù trừ độ phơi sáng khác nhau đó. Thường thì máy ảnh cho phép người sử dụng chọn mức bù trừ (chẳng hạn như 0,3, 0,7 hoặc 1 EV), sau đó máy sẽ chụp một ảnh ở độ phơi sáng mà nó tính toán được, một ảnh có độ phơi sáng thấp hơn và một ảnh có độ phơi sáng cao hơn độ phơi sáng tính toán đó. 5. Độ nhạy sáng (ISO) Thông số ISO trên máy ảnh số là đại lượng dùng để đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh đối với ánh sáng. Giá trị ISO thấp tương ứng với độ nhạy sáng thấp của cảm biến ảnh với ánh sáng và ngược lại. Với tất cả máy ảnh, việc tăng độ nhạy sáng thường đi kèm với một vấn đề nào đó, và điều này cũng đúng ở một mức độ nào đó đối với tất cả các loại máy ảnh số, từ những máy đắt tiền cho đến máy rẻ tiền. Khi độ nhạy sáng của cảm biến tăng lên - một quá trình tương tự như việc tăng âm lượng của một chiếc đài radio - nhiễu điện tử bắt đầu xuất hiện, giống như hiện tượng méo tiếng khi tăng âm lượng đài radio. Để cho đơn giản, chúng ta có thể hiểu như sau: Nếu chụp với ISO thấp, ảnh sẽ ít nhiễu và rõ hơn song lại cần nhiều ánh sáng hơn. Vì thế, cần phải có độ mở lớn hơn và/hoặc tốc độ chụp lâu hơn. Còn nếu chụp với ISO cao, ảnh sẽ có nhiều nhiễu, kém chi tiết song lại cần ít ánh sáng nên người chụp có thể chọn độ mở ống kính nhỏ hơn và/hoặc tốc độ chụp nhanh hơn. Thông thường, việc chọn độ nhạy sáng của cảm biến được căn cứ vào 2 nhân tố, đầu tiên là ánh sáng xung quanh; và thứ hai là tốc độ chụp cần thiết để ghi lại hình ảnh. Đôi khi người chụp còn cần phải căn cứ vào yếu tố thứ ba, đó là độ mở ống kính, nhưng đây không phải là yếu tố quyết định khi chọn độ nhạy sáng cao. Theo nguyên tắc, để giữ được chất lượng ảnh ở mức cao nhất có thể, bạn nên chọn ISO càng thấp càng tốt. Ví dụ, để ghi lại được hình ảnh sắc nét của một đối tượng chuyển động trong một ngày nhiều mây, tốc độ chụp cần thiết phải là trên 1/125 giây. Nhưng, ở độ nhạy sáng 50 hoặc 100, điều này không thể thực hiện được ngay cả ở góc mở rộng nhất của ống kính camera. Trong trường hợp này, sự lựa chọn duy nhất là tăng độ nhạy sáng để máy ảnh có thể chọn tốc độ chụp nhanh hơn. Tuy nhiên, việc tăng độ nhạy sáng nên được tiến hành từng bước bởi nếu tăng độ nhạy sáng lên mức lớn nhất khi không cần thiết sẽ phát sinh một số vấn đề. Bạn nên chọn ISO tăng dần và thử chụp để biết được ở ISO nào thì có thể đạt được tốc độ chụp mà bạn cần để phục vụ cho mục đích của mình. Bằng cách đó nhiễu sẽ được giữ ở mức tối thiểu và chất lượng ảnh mà bạn chụp được là cao nhất trong những tình huống đó. Trong bất kỳ bức ảnh nào, người xem cũng thường nhìn thấy nhiễu đầu tiên ở những vùng ảnh tối và những vùng mà các tông màu gần như đồng nhất. Chúng ta sẽ xem xét những ảnh minh hoạ dưới đây, thực chất là vùng ảnh nhỏ nằm trong vùng lấy nét của ảnh phía trên (đánh dấu bằng khung màu vàng) được phóng to, nơi nhiễu sẽ dễ nhìn thấy nhất. Vùng ảnh này hơi tối vì được chiếu ánh sáng nền. Trên thực tế thì điều này rất hữu ích. Khi máy ảnh được cài đặt ở ISO 50, tốc độ chụp 1/5 thì người chụp cần phải dùng một giá đỡ, trong khi với ISO 400 bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi cầm máy trên tay để chụp với tốc độ 1/40. Nếu mức độ nhiễu ở những hình trên có thể nhìn thấy rõ ở vùng tối của khung hình thì chúng sẽ khó nhận thấy hơn ở những vùng sáng hơn, chẳng hạn như những vùng nằm giữa những điểm sáng nhất và tối nhất. Tóm lại, mặc dù độ nhạy sáng ISO cao luôn làm tăng tỷ lệ nhiễu, song chúng cũng cho phép người sử dụng máy ảnh ghi hình với tốc độ chụp cao hơn, rất hữu ích trong việc chống nhoè hình. Cần nhớ rằng khi tăng ISO lên mức cao, nhiễu xuất hiện rõ nhất ở những vùng ảnh tối và những vùng có các tông màu gần như đồng nhất với nhau. Vì thế, bạn nên thử nghiệm trước để biết được vùng ảnh nào dễ bị nhiễu. Sau đó, ngắm chụp lại để lại trừ nhiễu ra khỏi càng nhiều vùng ảnh càng tốt. Trong những điều kiện ánh sáng yếu, nhiễu luôn luôn xuất hiện rõ, và do đó tăng độ nhạy sáng có thể làm giảm chất lượng ảnh đi rất nhiều. Có một điều nghe có vẻ nghịch lý, song khi chụp trong môi trường ánh sáng yếu, tốt hơn hết là người chụp nên ổn định máy ảnh và chọn ISO ở mức tốt nhất có thể để giảm thiểu tỷ lệ nhiễu. | ||||
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét