a

Mời các bạn bấm vào cuối trang BÀI ĐĂNG CŨ HƠN để đọc tiếp. Những bài viết về trường Trung học Bán Công Định quán được đặt trong thư mục KÝ ỨC HỌC TRÒ.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Chút kiến thức về đồ họa 1
12:21 20 thg 1 2012Công khai0 Lượt xem 0
Các bạn đã đọc những dòng chữ này thì mình tin chắc rằng các bạn thực sự có một niềm với nghệ thuật nói chung và với thể loại Typography nói riêng.Trong loạt bài này mình sẽ giới thiệu đến các bạn những nét cơ bản nhất trong thể loại thiết kế có tên là Typography, loại hình nghệ thuật mà bạn có thể bắt gặp nó tại bất cứ đâu có chữ viết. Với vốn kiến thức ít ỏi,mình mong có thể gửi đến được cho các bạn các định nghĩa, quy tắc, hay cách thức đơn giản nhất để có thể tự tạo ra một tác phẩm Typography.
Chương IKhái niệm về Typography
Loại hình Typography xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ XV tại Đông Âu, và thoạt đầu chúng chỉ là những con chữ bằng kim loại giúp cho công việc in ấn và người phát minh ra những con chữ đó là Johannes Gutenberg (người Đức) . Nhưng trước đó thực chất chưa chính thức được biết đến là từ những con chữ viết tay của, mà người Trung Hoa (khoảng thế kỉ XI ) là những người đã tạo ra những nét sơ khai nhất về loại hình nghệ thuật này. Cho đến nay, Typography đã gần như ăn nhập vào tất cả các lĩnh vực và loại hình (báo chí thông tin đại chúng, các giấy tờ pháp lý, thiết kế mỹ thuật, website điện tử ,v.v…) không còn chỉ riêng trong lĩnh vực in ấn như ngày xưa, và cách thức thể hiện cũng ngày càng đa dạng và phong phú.
Vậy Typography là gì, có rất nhiều định nghĩa trả lời câu hỏi này, nhưng theo mình câu trả lời dễ hiểu và đầy đủ nhất đó là , Typography là loại hình thiết kế lấy các chữ cái làm đối tượng khai thác, khiến các con chữ không chỉ là công cụ truyền đạt thông tin bình thường nữa mà con mang tinh nghệ thuật cao cùng với sự thể hiện có tính khoa học. Các bạn viết chữ hàng ngày, cách bạn trình bầy 1 bài viết đó chính là Typography,nhưng với cách thức trình bầy và kĩ thuật tạo ra nó chỉ là “bản năng” tự có. Nghệ thuật Typography với những kỹ thuật riêng của mình đã tạo ra những tác phẩm không chỉ bắt mắt mà còn tạo ra những câu truyện, những đường đi dẫn dắt người xem đi theo con đường mà tác giả đã vạch ra trong tác phẩm của mình. Có thể nói cách thức thể hiện một tác phẩm typography vô cùng phong phú và đa dạng, với các kĩ thuật bao gồm việc sử dụng các kiểu chữ khác nhau, các cỡ chữ to nhỏ kết hợp, sự sắp xếp vị trí, màu sắc, độ tương phản của các chữ cái cùng sự kết hợp với những hình ảnh, hình học ,v.v… để tạo ra một tác phẩm Typography. Typography không gò bó trong hình thức thể hiện, đó là sự sang tạo bằng các con chữ.
Các thuật ngữ và khái niệm trong Typography
trước tiên chúng ta hãy phân tích cấu tạo và quy ước cơ bản nhất của một chữ cái
Điểm màu
 (Cap line) là đường thẳng thể hiện cho chiều cao của đỉnh cao nhất mà chữ cái có thể tạo ra, như các chữ cái (h,t,k,l,….)
Điểm màu
 (Mean line) là đường thẳng ở giữa của một dòng chữ, có thể nói đó là chiều cao của các chữ bình thường như (a,e,r,o,….)
Điểm màu
 (Baseline) là đường gốc, nó là đường thẳng nối các phần chân chữ định hình trên một dòng kẻ, và bất kì một chữ nào cũng nằm trên một đường gốc.
Khoảng cách giữa Mean Line và Baseline là chiều cao cơ bản của một dòng chữ hay còn gọi là x-Height .
Điểm màu
 (Descent line) là điểm nối các điểm thấp nhất mà các chữ có thể tạo ra trên một dòng,có ở bộ chữ (p,g,y,…)
Điểm màu
 (Serif) là chân các con chữ, mà tuỳ từng lại chữ có và loại chữ ko có (vấn đề này mình sẽ giới thiệu đến các bạn kĩ hơn ở phần sau)
Điểm màu
 (Descender) là phần của con chữ ở phía dưới đường baseline nó co trong các chữ như (p,g,y,q…)
Điểm màu
 (Ascender) là phần của con chữ nằm ở trên đường mean line, nó có ở trong các bộ chữ như (h,l,k,…)
Điểm màu
 (Spur) là một nét nhỏ đánh kết thúc của các con chữ khác nhau, bạn đừng nhầm lẫn giữa Spurvà Serif nhé, Spur nhỏ hơn và nó tạo nên một điểm nhấn riêng cho từng chữ cái
Điểm màu
 (Set Width) là chiều rộng của không gian có thể đặt một con chữ khác nhau vào
Điểm màu
 (Kerning) là khoảng cách của từng con chữ đơn lẻ với nhau.
Tổng hợp các Kerning tạo nên một khoảng cách trung bình giữa các đối tượng chữ cái trong một dòng gọi là Tracking . Bạn phải phân biệt rõ Kerning và Tracking,một cái quy định khoảng cách của từng con chữ đôi một,một cái quy định tổng thể cả dòng chữ
Còn Leadinh quy định khoảng cách giữa các dòng chữ
Khoảng cách giữa Cap line và Descent Line là Body size
Typeface và Font
Mọi người thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này , và vô tình thường dùng từ không đúng cho chúng.
Typeface là một hệ thống bao gồm các kiểu chữ, và mỗi một kiểu chữ khác nhau là một typeface riêng biệt. Ví dụ như Arial là một kiểu chữ , Gill Sans là một kiểu typeface,Adobe Caslon Pro là một typeface (typeface mà mình thích nhất ^^) v.v… Bạn phải phân biệt được sự khác nhau cơ bản của các kiểu chữ, đó là điều tối thiểu và cốt lỗi để tạo nên một tác phẩm typography đẹp. Đôi khi có 2 hay nhiều kiểu chữ, bạn chỉ nhìn lướt qua và thấy dường như thấy chúng ko hề khác nhau. Nhưng mình xin đảm bảo với bạn rằng ko có 2 typeface được lưu hành chính thức mà giống nhau.Khi gặp trường hợp như vậy , việc đầu tiên bạn làm đó là hãy viết 2 chữ cái giống nhau của 2 kiểu chữ cái đó với size lớn lên xem để so sánh, và bạn sẽ có câu trả lời. Và không có một loại chữ nào là không thể sử dụng, tất cả chúng đều có cách dùng và giá trị khác nhau.Và mỗi người sẽ có một vài kiểu chữ yêu thích riêng của mình và bạn có thể sử dụng chúng một cách thành thạo. Mình không khuyên các bạn sử dụng nhiều kiểu chữ trong tác phẩm của mình,nếu dùng nhiều kiểu chữ để tạo nên một tác phẩm đẹp thì thật là tuyệt,nhưng nếu ko đc thì tác phẩm của bạn sẽ chở thành một kho chữ lộn xộn,việc sử và kết hợp các con chữ khác nhau thành thao là rất khó khăn và nó đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian để nghiên cứu và làm quen với 1 loại typeface .Vậy việc đầu tiên mình khuyên các bạn làm đó là hãy sử dụng các typeface mà các bạn thích,quen, đã sử dụng nhiều lần. Chúng ta cần chất lượng hơn số lượng.
Các bạn đã hiểu thế nào là typeface , chúng ta tiếp tục tìm hiểu về Font. Font – một tự quá quen thuộc với các bạn phải không?Vậy font là gì? Mình tin chắc có một số bạn trả lời như định nghĩa về typeface ^^. Nhưng mình xin nói rằng font ko phải như thế. Font là một miêu tả cho typeface,như vậy nghĩa là sao? Chúng ta có thể lấy ví dụ cho dễ hiểu đó là Arial cỡ chữ 9pt là một font , Arial cỡ 12pt là một font , Arial in nghiêng (Arial Italic) là một font ,v.v… mỗi sự thay đổi dù là nhỏ của typeface là một font khác nhau. Việc sử dụng typeface đã vô cùng đa dạnh và phong phú rồi,nhưng để so với font thì … có lẽ chỉ là một chiếc lá trên một cây cổ thụ, mình nói như vậy để các bạn biết rằng việc sử dụng font hợp lý là công việc của thời gian.
Có rất nhiều kiểu chữ, nhưng chúng chỉ đc chia ra thành 5 nhóm chính đó là : Serif, San Serif, Monoface, Script, Fantasy Decoration.
Serif là loại chữ có chân (Cambria , Adobe Caslon Pro…) , ví dụ như các kiểu chữ dưới đây
San Serif là loại chữ không chân. (arial , walkway…)
Monospace: là loại chữ mà độ rộng của các con chữ là bằng nhau,nhìn chúng ta thường có cảm giác tròn và đều (monospace, lucida… )
Fantasy Decoration: là loại chữ có hình thù đặc biệt ,thường là các hình dạng như đồ vật, con người, hoa văn, nhân vật hoạt hình ,v.v.. (windesign…)
Các có thể vào các trang download font và thấy họ cũng sẽ ra các khu vực như trên để các bạn tiện tìm loại chữ mà mình muốn.
***Trên đây mình đã giới thiệu cho các bạn những khái niệm,các thuật ngữ quan trọng và cơ bản nhất trong typography. Chương sau sẽ giới thiệu đến các bạn các quy tắc đầu tiên để tạo nên những tác phẩm cho chính mình.
————–
Chương II: Serif và San serif.
Ở chương 1 các bạn đã được biết Serif là kiểu chữ có chân và San serif là loại chữ không có chân. Và đây cũng là 2 dạng chữ thông dụng và được sử dụng nhiều nhất trong Typography, các bạn có thể nhìn hình minh họa ở dưới đây để biết được rõ hơn
Bạn hãy để ý các vị trí mình khoanh vòng đỏ, đó là điểm khác biệt của 2 loại chữ này.Serif là loại chữ mà ở phần kết thúc mỗi chữ cái có một nét nhỏ đánh kết thúc thừa ra (nét đó được gọi là chân của chữ ) Serif có nhiều loại, có thể chân 2 bên , loại chân 1 bên trái hoặc phải. Còn San Serif là loại chữ phần kết thúc của mỗi chữ gọn với khuôn chữ, như các bạn thấy ở trên và không có nét đánh thừa ra.
Các tác phẩm typography không quy ước rằng chỉ được phép sử dụng một loại chữ Serif hay San Serif trong toàn bộ tác phẩm,nhưng trong các tác phẩm, thường các typographer chỉ sử dụng 1 trong 2 loại chữ trên cho toàn bộ tác phẩm của mình.Bởi lẽ mỗi loại chữ sẽ quy định một ý nghĩa riêng và cảm giác khác nhau cho người đọc,cũng như người xem.Việc kết hợp 2 kiểu chữ trên, tuy chỉ là 1 nét nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn đến cảm giác khi nhìn vào tác phẩm. Nếu tác phẩm chỉ viết bởi 1 trong 2 loại chữ trên ta có được sự thống nhất cho tổng thể, về nội dung cũng như về hình thức, nhưng nếu có sự xuất hiện của 2 loại chữ cùng lúc, các bạn sẽ cảm thấy ngay sự “khó chịu” khi nhìn tác phẩm,mà đôi khi một cảm giác không bắt mắt nhỏ cũng làm hỏng tác phẩm trong mắt người xem.
Serif : Thường giúp người đọc dễ đọc và nhìn bắt mắt hơn nếu bài viết là dòng cỡ chữ nhỏ. nếu bạn muốn tác phẩm có sự dứt khoát,mạnh mẽ thì sự lựa chọn tốt nhất là Serif (Time New Roman là kiểu chữ tiêu biểu cho loại chữ này)
San serif : Thường dùng cho các nhan đề, tiêu đề có kích thước lớn,những thân bài viết ngắn, cần sự chú ý của người xem và thường được sử dụng cho các chữ không dấu, hay các bài viết tính chất quan trọng. Bạn là người phóng khoáng, thì san serif sẽ giúp bạn thể hiện điều đó (Arial là kiểu chữ tiêu biểu cho loại chữ này).
Kern
Các bạn đã biết Kerning là khoảng trống giữa 2 đối tượng chữ đơn lẻ, vậy Kern chính là việc bạn điều chỉnh khoảng cách đó, trong photoshop có thể điều chỉnh điều đó bằng cách chỉ nháy chuột vào giữa khoảng cách đó và dữ im phím Alt kết hợp với việc điều chỉnh phìm mũi tên qua lại tuỳ ý bạn sẽ điều chỉnh được Kerning hoặc trong bảng Character của photoshop điều chỉnh ô (A/V)

Các bạn có thể nhìn hình minh họa trên là ví dụ cho kern chặn, hãy để ý vào những đường gạch đỏ.Các bạn có thể thấy rằng vị trí kết thúc của chữ trước là vị trí bắt đầu của chữ sau không? giữa 2 chữ đôi 1 không tạo nên khoảng cách và chúng lien tục như vậy trong 1 từ được gọi là phương pháp kern chặn.
Kern khoảng là cách các bạn để khoảng trống giữa 2 chữ cái đôi một. Như các bạn đã thấy ở hình minh hoạ trên. Kern khoảng được chia ra các độ lỏng khác nhau, tuỳ các cách điều chỉnh.
Việc sử dụng kern chặn hay kern khoảng không có một quy định hay trường hợp áp dụng nào cụ thể mà tuỳ vào từng bối cảnh ta nên chọn kern chặn hay kern khoảng,nhưng có điểm lưu ý rằng trong việc kern sẽ gây ra một lối nhỏ mà nếu các bạn không để ý sẽ mắc phải, các bạn hãy nhìn hình minh hoạ ở dưới đây và bạn hãy thử nhìn 3 chữ “letters” xem chữ nào dễ nhìn nhất và hoàn thiện nhất ?
Có lẽ câu trả lời là chữ “letters” ở nửa màu đen phải không? Mình muốn các bạn hãy để ý ở chum cữ ETT, ở chữ Letters trên cùng là kern lỏng, khoảng không gian khu vực mà chữ T,E tạo ra khi đứng cạnh nhau là quá lớn khi ta kern tổng thể. Điều đó dẫn đến một sự mất cân đối khi nhìn vào.Còn chữ “letters” thứ 2 mình đã sử dụng kern chặn,bạn cũng hãy để ý cum chữ EET, lỗi sai xảy ra khi ta kern chặn đó là sự va chạm của một số chữ, bạn có thể để ý phần trên của 2 chữ TT và ET, chúng chạm vào nhau, điều đó thật sự không hay chút nào.Nhưng ở từ “letters” thứ 3 hai lỗi trên đã được khắc phục bằng việc không chỉ kern tổng thể cùng lúc mà ta sẽ kern từng đôi hay từng cụm riêng, để tạo nên khoảng cách hợp lý khi kern, đương nhiên việc kern có chọn lọc như vậy không thể làm cho một bài viết có nội dung dài, chúng ta chỉ áp dụng trường hợp này cho các tiêu đề có kích thước lớn và số lượng ít. Lỗi trên có thể gặp ở các chữ đi với nhau đôi 1 như (V ,E,T…)
Luôn luôn kern với số!!! các bạn có thể so sánh kết quả của việc kern số ở hình minh hoạ dưới đây. Phần phía trên là số chưa kern, và nửa dưới là những số đó đã được kern
Tracking
Trên đây các bạn đã biết cách thức cũng như công cụ của việc kerning, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về tracking, như ở phần 1 các bạn đã biết kerning quy định khoảng cách của 2 chữ cái đơn lẻ, còn tracking là tổng thể các khoảng cách của chiều ngang dòng chữ. Cũng như Kern việc điều chỉnh Tracking chúng ta làm tương tự. Và trong tracking được chia làm 2 loại cơ bản ta Tracking bình thường và tracking lỏng.
Một lời khuyên cho các bạn là nên dùng tracking lỏng cho những dòng chữ chính,và tuỵêt đối không dùng kĩ thuật tracking bó quá chặt để tiết kiệm không gian cho tác phẩm.
Dù bạn điều chỉnh Kerning hay Tracking thì tiêu chí mà Typography hướng tới luôn là sự dễ đọc và dễ nhìn.
Line Spacing
Line Spacing là khoảng cách giữa các dòng theo chiều thẳng đứng. Line spacing được chia làm 4 tỉ lệ chính. Tỉ lệ ở đây được đo bằng cỡ chữ
 với khoảng cách dòng
 (khoảng cách dòng được tính từ đường gốc dòng trên đến đường giữa các dòng dưới). Các bạn có thể điều chỉnh 2 thông số này trong bảng Character trong photoshop.
Nào ! chúng ta hãy nghỉ giải lao một chút bằng cách thưởng thức một tác phẩm typography khá đẹp có sử dụng Kern, Tracking và Line spacing. Điều đó sẽ giúp các bạn học tập kinh nghiệm khi thực hành. Enjoy it! ^^
Created by Silvia Brombin
Stretching, Rag, Cutting
Strecth là việc bạn dùng các công cụ kĩ thuật để kéo các chữ. Điều này là điều không thể chấp nhận trong typography, các bạn hãy nhớ rằng không được kéo giãn các chữ cái ra, làm thay đổi hình dạng cơ bản của kiểu chữ. Điều đó một mặt sẽ thể hiện sự không tôn trọng tác giả đã tạo ra kiểu chữ đó ,và lý do thứ 2 các bạn không nên kéo chữ là lúc đó tác phẩm của bạn sẽ chở nên mất tính chuyên nghiệp.Hãy nhìn hình dưới đây các bạn sẽ có thể nhận thấy tác hại của việc kéo chữ ra
Rag: khi bạn đánh máy bất cứ một đoạn văn nào cũng sẽ tạo ra rag, Rag là phần không đồng đều của các dòng chữ nằm ở phía bên phải (nếu các bạn căn lề bên trái ) và ngược lại. Việc tạo ra một rag đẹp rất đơn giản và không sử dụng kĩ thuật phức tạp mà rất đơn giản nhưng hiệu quả của một rag đẹp mang lại thì rất lớn. Các bạn có thể nhìn thấy rõ điều đó ở 2 tác phẩm typography đơn giản sau.
Trong 2 tác phẩm trên mình đều làm cùng một cách để các bạn thấy được tác dụng của rag. Theo cảm giác các bạn khi nhìn vào 2 tác phẩm, tác phẩm nào tốt hơn? Câu trả lời là tác phẩm 1 bởi vì đường rag của chúng uốn đều và tạo nên các lượn song nhẹ song không quá giao động. các dòng chữ không bị xé rách bởi các đường rag. Các bạn có thể so sánh với đường rag của 2 tác phẩm
Một đường rag đẹp không phải là đường rag quá thẳng và cũng không quá giao động,chúng là đường rag có độ uốn đều, khiến đoạn văn không bị đứt đoạn. Việc điều chỉnh rag vô cùng đơn giản nên sau khi hoàn thiện một đoạn văn các bạn hãy dành ra một ít thời gian để cân chỉnh lại đường rag điều đó sẽ giúp tác phẩm của bạn hoàn thiện và có tính chuyên nghiệp hơn.
Cutting: là kĩ thuật bạn cắt dòng chữ. Điểm lưu ý của việc cắt là bạn nên cắt nửa dưới của dòng chữ và không nên cắt nửa trên của dòng chữ. Nếu cắt ở nữa trên sẽ dẫn đến việc khó đọc và nhận biết bạn viết gì sẽ rất khó. Như vậy tác phẩm dù có đạt hiệu quả thẩm mỹ đi chăng nữa cũng không truyền đạt được thông tin. Bạn hãy thử nhìn 2 dòng chữ dưới đây, và hãy cố đọc xem chúng viết gì nhé.
—————
Chương III: Sử dụng các đường thẳng
Các đường thẳng là công cụ đơn giản trong việc thể hiện ý tưởng của bạn, nhưng bạn hãy thạn trong khi sử dụng những đường thẳng trong những tác phẩm typography,bởi vì việc tạo ra quá nhiều đường thẳng sẽ khiến cho việc đọc chở nên vô cùng khó khăn. Và nếu một đường thẳng đặt không hợp lý sẽ làm gẵy mạch chữ trong tác phẩm và nhìn sẽ mất tính chuyên nghiệp
Căn lề
Căn lề là việc bạn điều chỉnh cho chữ cái đầu tiên của dòng xuất hiện tại vị trí nào.Trước đây khi học lớp 1 tập viết các bạn được thầy cô dặn rằng khi xuống dòng thì phải lùi vào một ô và bắt đầu mới viết tiếp, ở Typography các bạn hãy quên điều đó đi, khi bắt đầu một dòng nào đó các bạn hãy đặt chữ cái đầu tiên ngay tại đầu dòng, sát với lề của khuôn hình
Các bạn có thể nhìn ở 2 ví dụ trên để hiểu rõ hơn vì sao lại căn lề ngay từ ngay vị đâu tiên của mỗi dòng chữ. Các bạn có thể thấy nếu việc căn lề lùi vào một khoảng sẽ tạo ra những lỗ hổng thật vô duyên khi nhìn vào tác phẩm và nó sẽ tạo nên những mạch ngắt gián đoạn cho tổng thể bài viết, việc đó khiến cho tác phẩm của bạn chở nên mất tính chuyên nghiệp. Trong typography để tách nội dung của từng phần khác nhau thay vì việc xuống dòng và lùi vào một khoảng thì ta sẽ xuống dòng và để cách ra 1 đến 2 dòng rồi viết tiếp đoạn 2. Các bạn có thể nhìn tác phẩm dưới đây , nó chỉ sử dụng chủ yếu 2 yêu tố là căn lề và chia cột (vấn đề chia cột mình sẽ giới thiệu cho các bạn sau).
Sự sắp hàng
Sự sắp hàng là việc các bạn đặt các dòng chữ xếp cân đối trên một đường thẳng, có 3 các sắp hàng đó là sắp hàng bên trái sắp hàng chính giữa và sắp hàng bên phải. Mỗi cách sắp hàng đều có một công dụng và ý nghĩa riêng của nó.
 Sắp hàng bên trái : Đât à kiểu sắp hàng phổ biến nhất mà các bạn có thể thấy. Về công dụng thì nó dùng để trình bày cho những nội dung chính. Và điều chú trọng trong việc sắp mép trái là bạn hãy để ý rag.
 Sắp hàng chính giữa: Thường dùng cho các đoạn thử mời, tên của trang, tên tiêu đề các giấy có tính pháp lý, đòi hỏi có sự nghiêm túc. Sắp hàng kiểu này thường tạo ra những dòng chữ bị ngắt hàng đột ngột, và đối xứng nhau bằng 1 trục thẳng đứng,tạo cảm giác các dòng chữ bị ngắt ý và tạo ra một cách nhìn mới trong từng dòng, vì thế trong typography đường thẳng đó còn được gọi là đường cắt giác quan.
Sắp chữ bên phải: Được sử dụng trong những khối ngắn, sử dụng mép phải có hiệu quả như một lời ghi chú, điểm nhấn cần lôi kéo sự chú ý, hay lời bình cho 1 tác phẩm. Hãy chú ý sử dụng mép phải vì nó có thể giúp bạn gây thiện cảm cho người xem nhưng nó cũng có thể gây nên ác cảm cho tác phẩm nếu sử dụng bừa bãi.
Hệ thống sắp xếp.
Hệ thống sắp xép là việc bố trí các hình vẽ minh hoạ, chữ viết và các khoảng không (hay còn gọi là các đối tượng) để điều tiết hoặc tạo điểm nhấn. Các đối tượng sẽ phải được sắp xếp theo những quy tắc chung để tạo cho giao diện có tổ chữc và hệ thống cho tổng thể giúp cho việc đọc và quan sát thuận tiện hơn, các bạn có thể thấy hệ thống sắp xếp vô cùng quan trọng trong việc thiết kế giao diện website, việc thiết kế tạp chí, cataloge,v.v… Quy tắc của hệ thống sắp xếp được chia ra làm 4 cách chia : chia cột đơn (Signle-Column Grid), chia cột đa (multi-Column Grid), chia cột đa có đường giữ ( Hazizontal anchor), chia môdun ( modular grid)
Chia cột đơn (Signle-Column Grid) : là cách chia phổ thông và thường gặp nhất trong nhiều trường hợp.
Các khối chữ được đặt trong một khối duy nhất tại mỗi giao diện đó phải là một khối vuông các cạnh. Các đường màu đỏ là đường tưởng tượng trong việc chia cột
Chia cột đa (MCG) : có rất nhiều các để có thể chia cột đa. Việc đặt các đôi tượng vào trong các khối cột khác nhau sẽ tạo nên những cách chia cột đa khác nhau. Nhưng bạn phải lưu ý rằng cho dù bạn chia cột ra sao thì vẫn phải đảm bảo quy tắc cân đối và đúng kích thước cho từng cột, không thể tuỳ tiện tao nên các côt mất cân đối. trong chia MCG, các đối tượng nằm trong cột nội dung chính còn có thể là các tiêu đề, lời chú thích, hình minh hoạ,v.v…
Một lời khuyên cho các bạn rằng các bạn muốn chèn những hình ảnh minh hoạ và mà không muốn thay đổi kích thước chuẩn của ảnh thì hãy lấy ảnh làm mốc và bắt đầu lập ra các bảng sau đó mới them chữ vào cho phần nội dung. Dù là ảnh nhưng chiều rộng phải đảm bảo sự vuông vắn cho các cột
Chia cột đa với khoảng giữ (Harizontal Anchor) là việc phát triển lên từ MCG, các bạn sẽ thấy một đường trống nhỏ nằm ngang tạo ra khoảng ngắt quãng.
Vùng ngang trên đỉnh để chèn các đối tượng như hình ảnh hay tên chính.
Chia môdun (Modular grid): có nghĩa rằng mỗi cột và khối riêng sẽ đảm nhận việc thể hiện một nội dung riêng, một mục đích khác nhau, ví dụ như môdun phụ trách phần chữ chính, môdun phụ trachs phần nội dung,môdun phụ trách phần chú thích,v.v…
Trên đây là những cách sặp xếp hệ thống cơ bản, việc sử dụng chúng sao cho phù hợp là tuỳ vào khả năng sang tạo của từng người, những cách sắp xếp hợp lý sẽ giúp cho việc truyền đạt thông tin đến người xem dễ dàng hơn, và sẽ giúp cho người xem có được thiện cảm ngay từ cái nhìn thoáng qua.Sắp xếp hệ thống là một kĩ thuật khó, chúc các bạn thành công trong việc sắp xếp hệ thống.
Mình xin giới thiệu đến các bạn 2 tác phẩm mà trong đó có lẽ thành công lớn là nhờ vào việc sắp xếp hệ thống khéo léo của tác giả
Các bạn hãy để ý vào độ rộng của cột và những khoảng ngắt, chúng đều có ý đồ của tác giả, tạo sự gắn kết giữ ảnh minh hoạ và khối chữ.
Ở hình một, các bạn khi nhìn vào sẽ cảm thấy khó hiểu tại sao tác giả lại nghĩ ra việc cho một khoảng khuyết trong khối chữ kia,nhưng khi các bạn thử tưởng tượng ra một đường thẳng chạy theo mép khối chữ thì sẽ thấy, đường mép thẳng đứng sẽ gần trùng khít với đường tạo bỏi thân ghế sô-pha trong ảnh phía trên,còn đường năm ngang của khoảng khuyết đó trùng khớp với đường thẳng tạo bởi góc nhà hình bên cạnh. Khi các bạn nhìn xuống hình ví dụ 2 mình đã vẽ cho các bạn 2 đường màu đỏ mờ tưởng tượng,hãy nhìn và tự cảm nhận khả năng quan sát và sang tạo của một typographer đã tạo ra tác phẩm đó
Dẫn dắt người xem
Dẫn dắt người xem là cách mà bạn sử dụng sự tương phản, cách sắp xếp hàng, sự đối xứng của các đối tượng để đưa người xem nhìn tác phẩm của bạn theo cách các bạn muốn, điều khác biệt trong typography với các loại hình nghệ thuật khác là, đối với các loại hình nghệ thuật khác, tác giả tạo ra sản phẩm và để người xem thoả sức tưởng tượng về hướng đi cũng như cách tiếp cân nội dung của tác phẩm,còn trong typography bạn sẽ phải làm sao vạch ra “con đường” khiến người xem khi nhìn vào sẽ vô thức đi theo con đường đó của bạn đã định, làm được điều đó là bạn đã thành công lớn trong typography. Điều cốt lõi của typography không chỉ tạo những cái đẹp dễ nhìn mà nó còn phải dễ hiểu . Thiết kế typography đã có từ rất lâu, và theo thời gian và sự phát triển của xã hội những nhà thiết kế dần dần đã hình thành ra 2 hướng đi cở bản đó là những tác phẩm có tính chất nghệ thuật, có tính trừu tượng cao và những tác phẩm có giá trị sử dụng cao. Có rất nhiều điểm khác nhau cơ bản giữa 2 hướng đi này nhưng khi đi phân tích đến cùng thì người ta nhần thấy rằng chúng đều nhằm mục đích đưa ra các thông tin, các ý nghĩa bằng cách viết các chữ cái 1 cách bắt mắt
Xếp chữ thẳng đứng
xếp chữ thẳng đứng là một cách thể hiện phổ biến trong typography. Có một điểm lưu ý trong việc xếp chữ thẳng đứng đó là không sử dụng chữ thường để xếp chữ thẳng đứng, mà chỉ sử dụng các chữ in hoa
Các bạn hãy so sánh 2 chữ “Roberto” được xếp thẳng đứng ở trên, nếu là cột chữ thường (bên phải), độ rộng và chiều cao của các chữ cái không bằng nhau tạo nên sự không ổn định cho cột chữ đó. Nhưng ở cột còn lại thì điều đó đã không còn. Các bạn đừng nhầm lẫn giữa việc xếp chữ thẳng đừng với xoay chữ thẳng đứng.
Xoay chữ thẳng đứng là việc các chữ cái chạy theo đường gốc thẳng đứng. Và các bạn có thể tự do sử dụng kiểu chữ. Trong việc xoay chữ thẳng đứng có 3 loại chính sau
Thay đổi kiểu chữ tạo điểm nhấn
Đôi khi việc bạn thay đổi kích thước cho các chữ cái đầu tiền sẽ tạo nên điểm nhấn cho những dòng chữ nhỏ đằng sau.
Sử dụng các loại chữ khác nhau: việc sử dụng các loại chữ khác nhau sẽ làm cho khả năng thiết kế của bạn phong phú them, sử dụng chữ Serif với kiểu chứ San serif sẽ làm tăn sự tương phản. Sử dụng sự tương phản của chữ to với chữ nhỏ cũng sẽ làm cho tác phẩm có những hiệu quả tốt. Nói như vậy không có nghĩa rằng mình khuyên các bạn hãy dùng cả tá kiểu chữ trong tác phẩm của mình, việc sử dụng các kiểu chữ khác nhau có 2 mặt, có thể nó giúp cho bạn đạt mục đích nếu việc chọn và đặt chữ của bạn là hợp lý, nếu không sẽ gây nên một sự rối loạn trong tác phẩm của bạn. Việc truyền đạt thông tin tốt là đơn giản mọi thứ và tận dụng tối đã những thứ đơn giản mà mình có, điều đó tốt hơn là tìm những thứ phức tạp và sử dụng chúng một cách vụng về. Vậy trước khi them một typeface dạng mới vào tác phẩm bạn nên cân nhắc kĩ lưỡng nên hay không nên cho chúng và cho vào đâu?
Opacity
Opacity là việc bạn làm mờ các đối tượng , đây là một kĩ thuật vô cùng hữu ích, nó sẽ làm cho tác phẩm của bạn sẽ không bị nhàm chán, và có tính chuyên nghiệp hơn,một cách đơn giản nhưng hiệu quả thì rất lớn.
Khoảng trống và “less is more”
Đôi khi khoảng trống là một cách thể hiện rất ấn tượng ý tưởng của bạn, khi nào cảm thấy bế tắc hãy nghĩ đến “less is more” nó sẽ giúp cho bạn giải quyết vấn đề.Khoảng trống không có nghĩa là thiếu hụt . Ít đi tức là đủ!
Sử dụng màu
Màu là công cụ không thể thiếu trong thiết kế, nó có thể làm tăng cường ý nghĩa bằng việc sử dụng màu hợp lý. Quan trọng nhất trong việc sử dụng màu đó là sự tương phản. Sự tương phản là một khái niệm không có giới hạn của màu trong tự nhiên, sự lựa chọn các màu đối lập sẽ tạo nên sự tương phản cho các cách thiết kế. Tuy nhiên phải tạo ra sự tương phản hài hoà với bức tranh, phải có sự kết hợp màu, kiểu chữ và kích thước để tạo nên sự ấn tượng. Các bạn nên lưu ý tằng trong typography thường hiệu ứng màu Gradient không được sử dụng, bởi typography yêu tố quan trong nhất là sự mach lạc và dứt khoát, và hãy bắt đầu công việc đổ bàu bằng cách xác định màu nền trước. Việc tập typography đối với mình là bắt đầu với 2 gam màu đối lập mà mình thích trước, sau đó sẽ chuyển sang 2 gam màu khác, sau khi đã thạo được một số cách sử dụng màu đối lập, hãy them vào trong tác phẩm của bạn một số điểm nhấn bằng các màu đặc biệt, và cuối cùng mới nên sử dụng các màu phức tạp vào tác phẩm
Đến đây mình xin kết thúc chương 3 trong phần “tìm hiểu về typography”, kiến thức trong 3 chương chỉ là những kiến thức cơ bản nhất, nhưng mình mong nó sẽ giúp ích cho các bạn hiểu them về một loại hình nghệ thuật độc đáo này. Các quy tắc cũng như các kĩ thuật chỉ là những công cụ khô cứng, chỉ có sự sang tạo mới tạo ra những tác phẩm typography đẹp. Typography chính là sự sang tạo không giới hạn.
Chúc các bạn thành công với những tác phẩm typography!
Tổng hợp và biên soạn bởiGau Truc – Vietphotoshop.com

Chút kiến thức về đồ họa 2
12:23 20 thg 1 2012Công khai0 Lượt xem 0
Các thể loại Graphic Design

Các bạn thân mến. Graphic Design là cụm từ không xa lạ gì với Vietphotoshop chúng ta. Đây thực sự là một lĩnh vực lớn, bao hàm những thể loại nhỏ bên trong mà hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những thể loại phổ biến nhất trong Graphic Design.
1. Digital Art:
Như tên gọi của nó, “Nghệ thuật số“, những artworks (tác phẩm) thuộc mảng đề tài này buộc phải thông qua các thiết bị số, mà cụ thể nhất chính là cái computer chúng ta sử dụng hằng ngày. Chú ý rằng, ảnh phải thiên về tính nghệ thuật chứ không phải kỹ thuật. Chắc hẳn không quá khó để bắt gặp những cụm từ này :
Digital Painting (Drawing) : tác phẩm được vẽ bằng công cụ máy tính, có thể bằng chuột, bằng màn hình chạm hoặc phổ biến là wacom hay tablet. (bàn vẽ). Công cụ : Photoshop và các soft bitmap….. Manga/Anime – Cartoon cũng thuộc mảng này.
Artworks: Enayla, miyagu
Vector & Vexel: được tạo ra từ các phần mềm vẽ theo định dạng vector. Tác phẩm thường là những mảng, nét màu được bố cục lại để tạo nên một ảnh hoàn chỉnh. Công cụ : Corel, AI….
Artworks: outdream, CrisVector
Demensinal: là ảnh 3D đó mà, tác phẩm được computer tính toán ánh sáng, độ dày và bề mặt….việc của chúng ta là dựng hình và áp dụng các thông số lên hình để computer có thể xử lý. Công cụ : 3DSMax, Maya. C4D….
Artworks: blackhearted, Adiene
Photo Manipulation: quá quen với thể loại này rồi nhỉ. Tác phẩm là sự cắt ghép xử lý từ những ảnh đơn lẻ, sau đó “vận” hết “nội công” của Photoshop để tạo ra một loại hình siêu thực tế. Blend hình cũng nằm trong thể loại này.
Artworks: ThisYearsGirl, Sambadi
Typography: hay còn gọi là “nghệ thuật chữ”. Chữ cũng có cái chất “đồ họa” của nó. Bằng việc sắp xếp, tinh chỉnh nét chữ, dộ dày mỏng, transform chữ,.v.v….tạo ra một tác phẩm đồ họa thật sự. (Soft nào cũng được)
Artwork: griiot
Fractal Art: đây là một dạng nghệ thuật trừu tượng. Trong tiếng anh “fractal” nghĩa là “phân dạng” hoặc “đứt gãy” trong tiếng Latin. Sẽ khó mà có thể giải thích đầy đủ ý nghĩa của Fractal Art, nhưng có thể hiểu đơn giản : đây là một loại hình học có sự lặp lại đồng dạng ở nhiều tỉ lệ khác nhau được gấp khúc thành một dạng hình học. Sự lặp lại này có vô tận các chi tiết, nghĩa là càng có khả năng phóng lớn một khu vực nào đó thì càng xuất hiện nhiều chi tiết hơn. Software : Ultra Fractal,…
Artwork: laurengary
2. Customization
Thể loại này dành cho những bạn nào thích công việc trang trí, sửa đổi, tạo ra những sản phẩm phục vụ hằng ngày mang tính cá nhân cao.
Có thể thấy ở đây những tác phẩm thiên về trang trí đồ vật, trang trí desktop, icons, những mod hoặc plug-ins cho các phần mềm đồ họa.
Artwork: manicho, bad-blood, bri-chan, QueenOfDorks
3. Photography
Không thể thiếu các thiết bị có khả năng bắt ảnh như máy ảnh, máy quay phim, webcam….sau đó được tinh chỉnh bằng các phần mềm đồ họa để gánh vác đỡ công việc phải chấm ảnh trong phòng tối quá khó khăn và điều kiện không cho phép.
Nhưng đừng quá lạm dụng qua software mà mất đi cái chất ảnh trong đó. Mỗi khoảnh khắc, cảm xúc khi chụp đều đáng trân trọng, đừng bóp méo nó bằng Photoshop.
Artwork: zemotion, girltripped
4. Design & Interfaces
Phần này bao gồm việc thiết kế những mẫu mã, logo, layout sản phẩm, nhãn bìa, giao diện web, giao diện phần mềm, tattoo và các mẫu quảng cáo…
Đây là một mảng khó, đòi hỏi óc sáng tạo cao của người thiết kế, những sản phầm đồ họa thuộc mảng này 80% yêu cầu là phải độc đáo và khác người….cực lắm đấy!
Artwork: ahmedmagdi, Uribaani, TwoDecks
Tổng hợp bởicentaurus – VietPhotoshop.co


Kiến thức đồ họa : Chương 2 Tô màu trong Photoshop
12:29 20 thg 1 2012Công khai1 Lượt xem 0

Tô màu trong Photoshop
Trong hoạt họa, những đóng góp quan trọng nhất của Photoshop là tô màu. Hãng Adobe đã làm lên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này. So sánh với những phương pháp tô màu cổ điển, PTS tô màu nhanh hơn nhiều và cho phép hoạ sĩ có quyền kiểm soát hoàn toàn trên hình ảnh cuối cùng. Trước đây, những hình hoạt hoạ có màu đều được tách rời bằng tay, một công đoạn mất rất nhiều thời gian và tiền của. Ngày nay công việc phân tách màu được làm bởi máy tinh, cho phép các hoạ sĩ tập trung tối đa vào công việc của họ. Chính bởi lẽ đó cho nên cuốn sách này sẽ tập trung vào tô màu.
Chuẩn bị file hình
Hầu hết những hình hoạt hoạ trước khi được tô màu phải được vẽ phác thảo trước, cho nên bước đầu tiên trong quá trình tô màu là scan hình đó. Bạn có thể rất háo hức để bỏ qua giai đoạn này để đọc phần tô màu, nhưng hãy nhớ rằng đây là một công đoạn quan trọng và chất lượng của hình được scan sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả cuối cùng của bạn.

DPI là gì? chọn độ phân giải phù hợp
Cho những ai chưa biết thuật ngữ "DPI" là chữ viết tắt của "dots per inch". Bởi vì tất cả hình ảnh kỹ thuật số được cấu tạo bở các Pixel, DPI chỉ đơn giản nói đến tổng số đơn vị Pixel xác định một inch vuông của canvas. Nếu số đơn vị Pixel càng cao thì bức hình càng rõ nét. Hầu hết những tác phẩm tô màu chuyển nghiệp được làm ở mức 400 DPI. Điều đó có nghĩa rằng mỗi hoặc tất cả Inch của một hình được tạo bởi 400 Px ngang và 400 Px dọc. Nếu thiếu những đơn vị pixel này sẽ làm cho hình của bạn bị dạn. Bạn đã hẳn nhìn thấy hình ảnh bậc thang mà không phù hợp với độ phân giải. Trên màn hình máy tính có thể nó nhìn cũng tạm ổn bởi vì màn hình chỉ có thể hiển thị khoảng 72 Px per inch. Nhưng khi bạn in cái gì ra thì lại hoàn toàn khác biệt, bởi vì hầu hết những hình hoạt hoạ được in ra giấy, chứ không phải xem trên màn hình, cho nên 400 DPI được coi như là độ phân giải tối thiểu cho một người tô màu chuyên nghiệp. Bất cứ một hình nào có độ phân giải thấp hơn là bạn sẽ có một tác phẩm răng cưa. Hãy nhớ rắng, DPI là đơn vị đo diện tích hình vuôn, cho nên khi bạn gấp đôi độ phân giải là bạn đã gấp 4 số đơn vị Px! bạn có thể thấy dung lượng của file tăng lên nhanh như thế nào, cho nên nếu máy tính của bạn không đủ "đô" để chạy photoshop thì nó trở lên khá chuối và thậm chí báo lỗi. Hãy chọn độ phân giải mà máy tính của bạn có thể chịu được.
 
Để có những chi tiết rõ nét nhất được in ra bạn sẽ cần những đường thẳng ở chế độ Bitmap. Bất cứ thông tin nào trong đường thẳng sẽ là Halftone trong quá trình in ấn, làm cho nó mờ mờ. Không có một quy định cụ thể nào trong việc scan hình ảnh, bởi vì mỗi một máy scan có những điểm khác nhau. Việc bạn nên làm là scan thử vài hình và xác định xem ở chế độ nào máy cho kết quả đẹp nhất. Thường thì hai lựa chọn thích hợp nhất là chế độ Bitmap hoặc Grayscale. Tôi thì có kết quả tốt nhất ở chế độ Bitmap. Nếu bạn scan ở chế độ Grayscale, hãy nhớ chuyển hình của bạn thành Bitmap bằng cách chuyển toàn bộ tấm hình thành Bitmap (Image > Mode > Bitmap) hoặc Threshold hình đó (Image > Adjustments > Threshold). Điều chỉnh thông số sẽ cho bạn những đường thẳng rõ nét nhất có thể. Tuy nhiện bạn cũng có thể tự mình xoá đi những chi tiết thừa. Nếu bạn đã cẩn thận lựa chọn độ phân giải thì bạn sẽ không cần thiết phải làm những việc như Resize và xoay tấm hình scan của bạn. Trong thực tế tôi không khuyên bạn nên thay đổi hình 2-bit một chút nào cả (ngoài vùng cắt hoặc thêm pixel vào Canvas Size) bởi vì nó có thể giảm độ nét. Những gì chúng ta muốn là một kết quả rõ ràng và sắc nét, như ví dụ sau đây khi đã được phóng đại

Anti-aliasing


Đường mờ trên hình là Anti-Alias



Đây là hình sắc nét hơn


Anti-aliasing là một vùng những pixel màu xám nằm liền kế với một đường thẳng màu đen. Những Px xám này làm mềm đường viền và các đường thẳng.Bởi mặc định nên Photoshopluôn thể hiện hình ở hiệu ứng này. Ở hình ảnh có độ phân giải thấp nó giúp giảm răng cưa của hình. Tuy nhiên khi bạn tô màu hình hoạt hoạ, điều này là không cần thiết. Độ phân giải chúng ta dùng đủ lớn để hiệu ứng "bậc thang" không thể nhìn thấy được, cho nên Anti-aliasing không cần thiết. Hoặc tệ hơn, trong quá trình in ấn những đường màu xám này sẽ trở thành Halftone và làm hỏng đường viền của hình. Những điểm mờ mờ này nhìn rất "buồn ói" ở những đường rõ nét hoặc chữ, do vậy cần được bỏ.
Nhìn kỹ tấm hình trên và kiểm tra những vùng hay có vấn đề nhất như là vùng gạch chéo hoặc những đường chi tiết. Những tấm hình scan tồi thường tô cả những vùng này, kết quả là hình bị mất chi tiết.
Những chuẩn bị cho hình để tô màu
Một khi bạn đã có một tấm hình scan đẹp, bạn đã sẵn sàng cho việc tô màu. Nếu bạn không làm gì mà tô màu ngay, thì bất cứ việc gì bạn làm cũng sẽ dễ dàng bị Smudge hoặc tô đè lên đường viền. Để giữ đường viên không thay đổi, chúng ta sẽ nâng nó lên thành một layer nơi mà nó vẫn được nhìn thấy nhưng bạn lại không tô vào nó được.

Thực tế khi bạn tô màu là bạn tô cho layer nằm dưới layer vẽ phác. Để làm được điều này, chuyển toàn bộ hình của bạn thành Grayscale (Image > Mode > Grayscale) và sau đó ngay lập tức chuyển từ Grayscale thành RGB (Image > Mode > RGB). Bởi vì Photoshop chỉ cho phép bạn chuyển trực tiếp từ chế độ Bitmap sang RGB. Thay đổi màu mặc định là (D). Tiếp đến chọn tất cả tấm hình (Ctrl-A) và cắt nó (Ctrl-X). Sau đó thì dán hình phác thảo (Ctrl-V). Photoshop sẽ tự động đưa hình phác thảo đó lên một layer mới cho bạn, và khi đó Layer Palette của bạn sẽ như thế này.
Bạn có thể nhấp đúp chuột vào tên layer và đổi tên cho nó. Tôi thích đặt tên cho nó là "Line art". Sau khi đặt tên layer rồi, thay đổi chế độ hoà trộn thành Multiply. Layer Palette của bạn sẽ như hình sau
Hình phác thảo của bạn đã được nâng lên trên và nó tạm thời an toàn rồi! để tô màu chúng ta chỉ đơn giản chọn layer "Background" trên layer Palette và bắt đầu tô màu. Một số người thích khoá layer vẽ phác để họ không may di chuyển nó hoặc vẽ đè lên nó. Bạn có thể khoá nó bằng cách chọn nó và nhấn vào biểu tượng cái khoá.

(Khoá layer của bạn lại để nó không bị ảnh hưởng)
Vậy là công việc chuẩn bị đã xong! điều này rất quan trọng mà bạn phải học, nhưng khi bạn đã quen với quá trình này thì bạn có thể thấy rất chán khi phải làm cả chục hình một lần. Cho nên tôi đã ghi lại quá trình này thành một Photoshop Action mà có thể sử dụng trên một hình đơn, hoặc thậm chí cả một thư mục. Để sử dụng Action, mở Action Palette lên (Window > Action) và sử dụng mũi tên kéo xuống ở bên phải dưới hình tam giác. .... shortage. Đến lúc này tôi đã chỉ cho bạn những điều căn bản nhất để thiết lập một hình trước khi tô màu, nếu bạn muốn học cách tô màu ngay thì bỏ qua và nhảy sang phần 3.
Những phương pháp khác nhau để thiết lập một hình trước khi tô.
Giống như nhiều việc khác được tiến hành trong Photoshop, thiết lập file hình để tô màu có thể được làm bằng nhiều cách. Phương pháp được chỉ ra ở đây có thể là cách dễ hiểu nhất, và cũng là cách làm dễ nhất. Tuy nhiên trong một số ít các trường hợp, bạn sẽ phải thiết lập hình bằng một cách khác, có lẽ một công ty nào đó muốn bạn làm nó bằng cách khác, hoặc một lý do kỹ thuật không định trước bắt bạn phải thay đổi. Dưới đây là hai cách thêm để bạn thiết lập file hình dùng để tô màu.
Phương pháp Layer Adjustment
Phương pháp này giống với phương pháp chuẩn về layer mà bạn vừa học. Hình phác của bạn được đặt trên một layer khác nằm trên layer Background. Nhưng thay vì sử dụng chế độ hoà trộn là "Multiply" bạn thay đổi tính năng Adjustment của layer đó để bạn có thể nhìn xuyên qua layer ở dưới. Làm điều này bạn hãy mở hộp thoại Layer Style (Layer > Layer Style > Blending Option) hoặc đơn giản hơn là nhấp đúp vào biểu tưởng nhỏ trên layer Palette. Để làm cho vùng trắng của layer phác hoạ thành trong suốt, bạn vào lựa chọn Advanced Blending Option và chú ý "Blend if" được đặt  thành Gray

Tiếp đến điều chỉnh thanh trượt từ bên trái cho đến khi nó có giá trị là 254. Đố là hình tam giác màu trắng ở phía bên tay phải. Bây giờ bạn có thể tô màu ở dưới layer phác thảo mà không có vấn đề gì.
Phương pháp Channel
Phương pháp này cũng giống như phương pháp bạn vừa học, nhưng khác ở chỗ thay vì đẩy layer phác thảo thành một layer riêng biệt thì đây mình sẽ sang chế độ channel. Theo những bước được chỉ ra cho scan hình và chuyển hình từ chế độ bitmap thành Grayscale sau đó thành RGB. Hình phác của bạn sẽ có thể được cắt (Ctrl-X) nhưng khoan hãy dán, mà hãy mở hộp thoại Channel (Window > Channel) và tạo một channel mới sử dụng nút "Create new Channel", nhìn nó giống như một xấp giấy á.

Channel mới sẽ tự động được tạo ra và được chọn và có tên là Alpha 1. Dán (Ctrl-V) hình phác thảo của bạn vào channel mới này. Hình này bây giờ phải ở trên layer Background. Để bắt đầu to màu, bạn chỉ cần chọn RGB channel (Ctrl-~) và đánh dấu vào con mắt của channel thứ 4. Lưu ý bạn một điều, channel nào được tô màu xanh có nghĩa là bạn đang làm việc trên channel đó, cho nên trên Channel Palette của bạn hãy chọn đúng channel mà bạn muốn. Bạn sẽ có hình như thế này.

Cuối cùng, phương pháp sử dụng channel yêu cầu một cách làm khác để hợp nhất hình phác và layer Background khi bạn hoàn tất. Hãy cẩn thận khi hợp nhất (merge) hoặc flatten.
Tô màu trong chế độ RGB hoặc CMYK? một vấn đề gây bàn cãi
Bạn có thể nhận ra rằng những phương pháp tôi đã liệt kê ra đều dùng để tô màu trong chế độ RGB. Tuy nhiên, những file dùng để in offset chuyên nghiệp thì bắt buộc phải là CMYK. Trong thực tế, nhiều nhà tô màu thích tô trực tiếp trong chế độ CMYK. Bạn chuyển sang chế độ CMYK trước hoặc sau khi tô màu? đây là một câu hỏi gây nhiều tranh luận nhất trong giới hoạ sĩ tô màu. RGB là chữ viết tắt của Red, Green và Blue, đó là 3 channel mà tất cả các màu được chia ra như thế. RGB là dạng màu của máy tính, cho phép chúng thể hiện 16.7 triệu màu. CMYK là chữ viết tắt của Cyan, Magenta, Yellow và Key (hoặc là Black), là 4 channel dùng để xác định màu khi in ấn. Dù cho sử dụng 4 channel chứ không phải là 3, màu CMYK thể hiện một lượng nhỏ màu sắc hơn - những màu mà thực tế sẽ được in ra. Không cần phải nói nhiều, những hình ảnh mà mục đích dùng là để in ra thì bắt buộc phải ở chế độ CMYK.
Vấn đề nảy sinh bởi vì rất nhiều màu sáng, đặc của chế độ RGB lại không thể được thể hiện trong quá trình in 4 màu sử dụng trong truyện hoạt hoạ. Những màu này gọi là "màu nghịch" hoặc "out of gamut". Cho nên khi một hình ở chế độ RGB được chuyển sang CMYK thường trở lên dại hơn, hoặc màu sắc thay đổi một chút, bởi vì những "màu nghịch" được photoshop chuyển thành những màu tương đồng gần nhất với nó. Do vậy tại sao không tô màu luôn ở chế độ CMYK để tránh những màu sắc không mong đợi? Những người thích sử dụng CMYK cho rằng đây là cách tốt nhất để đảm bảo độ chính xác của màu sắc. Còn những người thích sử dụng RGB lại nói rằng, bởi vì màn hình máy tính là ở chế độ RGB, cho nên xem dưới chế độ CMYK cũng không chính xác. Tôi thì thấy rắng tô màu ở chế độ CMYK thì khá chính xác. CMYK bắt buộc bạn phải sử dụng những màu "hợp lệ". Tuy nhiên, những tài liệu ở chế độ CMYK thường lớn hơn 25%, tạo cho chúng chậm hơn một chút và hơi khó để làm việc. CMYK cũng giới hạn một số công cụ và filter trong Photoshop. Bởi vì khi chuyển sang CMYK là sự mất mát màu sắc (có nghĩa rằng một khi bạn đã chuyển đổi, một vài dữ liệu trong hình của bạn sẽ bị mất hoặc vĩnh viễn thay đổi). Nhiều người đồng ý rắng, bạn không nên thay đổi qua lại giữa hai chế độ này. Cho nên nếu hình ảnh của bạn yêu cầu mưc độ chính xác của màu sắc phải cao, và bạn có một thanh RAM khoẻ, chú bộ nhớ rộng rãi thì hãy dùng chế độ CMYK là tốt nhất. Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tôi sẽ chỉ ra những phương pháp tiên tiến hơn, nhưng đây chỉ là chương sách bổ trợ. Nhưng tôi lưu ý bạn rằng những kỹ năng đó sẽ phức tạp hơn nhiều và bạn rất có thể nhầm lẫn. Do vậy tôi khuyên bạn nên tô màu ở chế độ RGB ở những tác phẩm của mình. Nó nhỏ hơn, dùng được nhiều filter và công cụ hơn và nhanh hơn. Bạn cũng nên lưu ý việc biến đổi sang chế độ CMYK, nó sẽ giới hạn sự sử dụng màu sắc có độ đậm cao của bạn. Thật may mắn là chế độ RGB trong Photoshop có chức năng xem trước ở chế độ CMYK nó cho phép bạn xem trước hình của bạn sẽ như thế nào khi nó được chuyển sang chế độ CMYK, mà không phải biến đổi nó. Chế độ xem trước CMYK có thể được bật lên bằng cách vào View > Proof Colors hoặc phím tắt là Ctrl-Y. Bạn thậm chí có thể để nguyên chế độ đó trong khi tô màu, nhưng nó sẽ làm chậm tốc độ làm việc của máy vì Photoshop phải tính toán và điều chỉnh màu khi bạn thao tác.

("Màu nghịch" được chỉ ra trong bảng chọn màu bởi một hình tam giác nhỏ với dấu chấm than. Nếu bạn nhìn thấy biểu tượng này có nghĩa là màu bạn chọn đã nằm ngoài gam màu và sẽ không xuất hiện chính xác như khi bạn thấy nó ở chế độ CMYK. Nếu bạn nhấn vào biểu tượng bảng chọn màu sẽ chỉ ra một màu gần nhất)

Tóm tắt quá trình thiết lập trước khi tô màu:

  1. Scan hình của bạn ở kích thước cần thiết trong chế độ Bitmap
  2. Chọn tất cả Ctrl-A
  3. Chọn màu mặc định D
  4. Cắt hình phác thoả Ctrl-X
  5. Đổi sang chế độ Grayscal Image > Mode > Grayscale chọn tỉ lệ là 1
  6. Đổi sang chế độ RGB Image > Mode > RGB
  7. Lệnh dán Ctrl-V
  8. Đổi chế độ hoà trộn của layer 1 thành Multiply. Đặt lại tên cho nó và khoá di chuyển nếu cần
  9. Chọn layer Background và bạn đã có thể tô màu
  10. Lưu lại tài liệu
Những kỹ năng tô màu thì thực sự khá đơn giản và rất dễ học. Nhưng để nắm rõ nó thì bạn phải thực tập nhiều. Công cụ hay được dùng nhất trong khi tô màu là công cụ Lasso (L), Airbrush (B) và lệnh Fill (Shift-Backspace/delete). Lasso Tool là một công cụ dùng để lựa chọn, chúng ta sẽ dùng nó như một màng che kỹ thuật số, vì chỉ những chỗ được lựa chọn mới bị tác động khi bạn tô màu, còn những vùng khác sẽ không bị ảnh hưởng. Lasso Tool được chia ra làm 3 loại. Loại thứ nhất là dạng vẽ tự do cho phép bạn tạo đường lựa chọn bằng cách vẽ. Loại thứ 2 là dạng có điểm neo, bạn có thể nhấn nút Alt để thả điểm neo. Một khi điểm neo được thả, bạn có thể nhấc chuột lên và đường lựa chọn sẽ chạy theo con chuột của bạn. Bạn có thể đặt một điểm neo và kéo chuột đến chỗ nào bạn muốn, sau đó nhấn chuột một lần nữa sẽ tạo ra một đường thẳng nối hai điểm với nhau. Đây là cách tạo đường thẳng nhanh nhất và có khoảng cách xa nhất. Thêm một vài tính năng của công cụ Lasso nữa là khi bạn đã có một vùng lựa chọn, bạn có thể thêm vào nó bằng cách giữ phím Shift. Bất cứ vùng lựa chọn nào bạn tạo sẽ được thêm vào vùng lựa chọn hiện thời. Cách này rất có lợi khi bạn muốn chọn nhiều đối tượng. Tiếp đến bạn cũng có thể bớt đi vùng lựa chọn bằng cách giữ phím Ctrl. Cách này hữu dụng khi bạn muốn sửa chữa cùng lựa chọn được tạo bằng công cụ vẽ tự do, khi bạn không may bị lỗi hoặc bạn muốn cắt lỗ nằm trong đối tượng. Tôi chân thành khuyên bạn nên thành thạo với hai kỹ năng này bởi vì khi tô màu, bạn hầu như là tạo các vùng lựa chọn.
Hộp chọn màu.
Công cụ thứ hai mà bạn sẽ phải dùng nhiều là hộp chọn màu. Bạn có thể mở cửa sổ hộp màu này bằng cách nhấp đúp vào ô màu nền trước trong hộp công cụ.

Sử dụng hộp chọn màu này khá đơn giản. Bạn có thể chọn màu bằng cách nhấp chuột thẳng vào bẳng màu. Khi bạn chọn xong thì màu đó sẽ là màu của nền trước, và nó sẽ hiện lên ở hộp công cụ.
Để chọn màu khác bạn chỉ việc kéo thanh trượt trên dải màu dọc. Hoặc thậm chí bạn có thể thêm giá trị HEX vào ô giá trị để chọn màu. Lưu ý bạn rắng khi bạn nhấp chuột vào nút HSB, RGB hoặc LAB có thể tạo ra cách chọn màu khác nhau, và thể hiện những tuỳ biến khác. Đây là một cách tốt nhất để khám phá màu sắc, nhưng cũng là cách tuyệt vời để tìm ra màu chính xác mà bạn cần. Đây là một ví dụ về sự sắp xếp khác nhau này.
Cuối cùng bạn nên làm quen với Brush Tool, đặc biệt là tuỳ biến của Airbrush. Sử dụng kết hợp những công cụ đơn giản nhưng rất mạnh này là tất cả những gì bạn cần để tạo nên những bức tranh đẹp lộng lẫy
Tô màu cho hình hoạt họa
Một bức tranh đáng giá bằng hàng ngàn từ, đó là lý do tại sao bạn sẽ thấy một tutorial bằng hình ảnh. Bạn có thể học tô màu rất nhanh bằng cách xem ai đó làm hơn là đọc một loạt những hướng dẫn của họ. Cho nên tôi đã chụp lại toàn bộ môi trường làm việc trong Photoshop của tôi để bạn tiện theo dõi từng bước một. Phong cách tô màu theo hình khối là một loại rất tốt để học cách tô màu. Những hình ảnh được tạo lên bởi vài màu phẳng (thường thì 2 hoặc 3 mức độ màu) nhưng khi làm đúng cách có thể tạo ra những tấm hình khá nổi bật. Tô màu theo phong cách hoạt hoạ cũng đơn giản, vì nó đậm và đễ phân tích, tạo cho nó là một lời giới thiệu hoàn hảo nhất về kỹ năng tô màu. Bài thực hành sau đây sẽ dẫn dắt bạn đi từ đầu đến cuối của quá trình tô màu một tấm hình.

Đây là tấm hình chúng ta sẽ tô màu cho nó. Bạn hãy tiến hành các bước chuẩn bị như được chỉ dẫn ở chương 2









Bước đầu tiên là chúng ta sẽ tô màu nền với một màu trung tính. Những người thợ vẽ hay làm như vậy bởi vì màu trắng sẽ không lấn át những lựa chọn màu sau này của bạn. Nếu bạn muốn tô trên nền trắng có thể màu đó sẽ quá mạnh.








Sử dụng công cụ Lasso tôi chọn vùng tóc và tô nó với màu vàng. Tôi chưa quan tâm lắm đến độ chính xác ở lúc này, bây giờ chỉ là những nét phác.






Tôi làm tương tự với khuôn mặt. Bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để trau truốt màu của khuôn mặt. Photoshop rất mạnh ở điểm chỉnh sửa màu sắc, cho nên bạn chưa cần thiết phải hoàn thiện nó ngay, mà nhiệm vụ chính là tô nó với màu mình thích đã.






Tô phần còn lại của người cô gái. Trong đầu tôi đang nghĩ mối tương quan giữa màu sắc và màu nào sẽ là màu hợp nhất để tô cho bức tranh này.










Cô gái này có bàn tay như chân chim, cho nên tôi chọn một màu vàng đậm hơn để tô.







Tôi hoàn thành nốt tay bên kia và tô màu cho đôi cánh. Tôi cũng đã tô cả sợi dây xích. Tại thời điểm này toàn bộ bức hình đã bắt đầu có màu cơ bản. Không có gì gọi là đẹp ở lúc này, nhưng bạn đã có thể nhận ra mối liên quan giữa màu này và màu kia rồi.









Ý tưởng ban đầu của tôi là sử dụng một tông màu tím. Tuy nhiên, vì đây là cô gái quỷ dữ cho nên tôi đã tăng thềm tông đỏ. Bây giờ tôi cảm thấy màu sắc đã khá hoà hợp. Chưa có gì đặc sắc nhưng tôi sẽ làm nó đẹp hơn. Đây sẽ là bước đầu tiên của việc tô màu.







Sau đó tôi bắt đầu tạo những khoảng bóng trên tóc. Tôi quyết định đặt hướng sáng lệch về phía trên bên phải. Và tôi vẫn tiếp tục dùng công cụ Lasso và lệnh Fill, sau đó tôi đến khuôn mặt.





Tôi tạo bóng cho khuôn mặt cho đến hết người của cô gái









Tôi thềm màu trắng vào mắt của cô gái, và tô màu đỏ cho đồng tử. Tôi thêm màu tương tự vào môi cô ta.





Mắt là một điểm đáng chú ý nhất của một tấm hình, cho nên tôi thêm ba gam mầu. Tôi làm tôi đi phần dưới lông mày, đổ bóng cho phần trên và thêm một chút highlight.


Với ba lớp màu trong mắt, tôi nhận thấy rằng người cô ta không được 3D cho lắm. Cách giải quyết là thêm độ bóng! tôi chọn một màu sáng và bắt đầu thêm những phần highlight lên người cô ta








Những móng vuốt cũng cần đánh bóng một chút, cho nên tôi dùng một màu nhạt hơn để tô vào đường viền.









Tất cả những điểm đánh bóng này làm nổi bật tấm hình nên cho nên tôi làm thêm một đường nữa trên tóc của cô gái.





Bộ móng nhìn đã tạm ổn rồi, nhưng móng vuốt cần một màu khác. Cho nên tôi tô và sẽ đánh bóng nó sau. Tôi cũng muốn làm dịu đi độ tương phản của một số vùng sáng trên da của cô gái, đặc biệt là trên cánh tay và trên đùi trái, cho nên tôi thêm một tông màu nữa để làm sáng.





Bây giờ đã đến lúc để tô màu cho quần áo của cô gái, tôi tô với màu hồng đậm.





Tôi đổ bóng cho màu hồng với một mầu đậm hơn. Màu này vẫn có thể được thay đổi, tôi cũng chưa chắc là tôi đã hài lòng với màu này chưa. Cho nên mục đích của tôi sẽ là một mầu tương phản phù hợp hơn.



Đánh bóng cho sợi dây xích. Tôi vẫn chỉ sử dụng công cụ Lasso và lệnh Fill





Tôi làm tương tự đến hết cả sợi xích.






Ở hình này bạn thấy những vùng đánh bóng của sợi xích đã hoàn tất. Màu có vẻ hơi kỳ nhưng tôi luôn luôn có thể thay đổi nó lúc nào cũng được, cho nên tôi cứ để tạm đó và xem xem nó sẽ ntn khi thành nguyên hình một bức tranh.








Tôi đánh bóng bông tai của cô gái một chút






Màu đánh bóng hồng nhạt của sợi xích làm cho tôi nghĩ đến ý định ban đầu khi sử dụng màu tím. Màu hồng và màu tím là hai màu hoà hợp rất mạnh, cho nên tôi trộn hai màu này bằng cách sử dụng lệnh Hue/Saturation cho đến khi tôi có được hình tôi thích.







Bây giờ tôi sẽ bắt đầu tạo bóng cho đôi cánh.






Tôi đã tô xong cánh bên phải. Những xương cánh có màu tối hơn làm cho tôi nghĩ đến những vùng cách khác dường như trong suốt. Tôi thích hiệu ứng nó và chúng ta sẽ áp dụng nó sau.








Ở hình này tôi đã tô xong màu cho xương cánh trái.








Bây giờ là hình nền! trong trường hợp này, một vài tấm hình về mây được Blur đi một chút và chỉnh màu cho phù hợp với đối tượng. Sau đó tôi dán nó vào để tạo thành hình nền.








Quay lại với ý tưởng đôi cánh trong suốt, tôi chọn công cụ Magic Wand để chọn màng trong của cánh.






Sử dụng Airbrush với kích thước lớn, khoảng >100 tôi tô phần dưới của đôi cánh bằng một lần lướt qua.






Nó vẫn cần thêm một chút chi tiết nữa, do vậy tôi bắt đầu tạo những vùng lựa chọn nhỏ trên đôi cánh để cho nó thêm phần quốc tế!








Tôi vẫn tiếp tục tạo những vùng lựa chọn nhỏ, tập trung hơn ở phần dưới cánh. Có thể hơi mất thời gian một chút!






Một khi bạn đã hài lòng với những vùng lựa chọn, Nhấn Ctrl-H để ẩn vùng lựa chọn và dùng lệnh Brightness/ Contrast để làm sáng những vòng tròn.






T
Tôi trau chuốt thêm một chút cho đường viền, đây một tí, kia một tí và thêm vài vùng đánh bóng! vậy là xong! tuy kết quả cũng không có gì là đẹp! nhưng đấy là cách cơ bản nhất để tô màu cho hình hoạt hoạ


Nguồn : Bá tước Monte Cristo - Final Fantasy và www.vietphotoshop.com



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét