a

Mời các bạn bấm vào cuối trang BÀI ĐĂNG CŨ HƠN để đọc tiếp. Những bài viết về trường Trung học Bán Công Định quán được đặt trong thư mục KÝ ỨC HỌC TRÒ.

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012


Chút kiến thức về đồ họa tt



Tô màu theo phong cách Cắt (Cut style)
Tô màu theo kiểu Cuts-style phức tạp hơn kiểu tô màu cho hình hoạt hoạ một chút. "Cắt" có nghĩa là những vùng lựa chọn nhỏ được tạo bởi công cụ Lasso. Những vùng lựa chọn này sau đó được tô bằng Airbrush, khi được tô lên layer nó sẽ tạo ra độ bóng rất đẹp. Tô màu kiểu cắt đã trở lên rất phổ biến, bạn thấy nó rất nhiều trong những phim hoạt hoạ. Bây giờ thể loại này có lẽ là thích hợp nhất với việc tô màu bằng máy tính. Dù cho cách làm  nhìn thì có vẻ cực kỳ phức tạp, nhưng lại không quá khó để làm. Những kỹ thuật của thể loại này đơn giản, nhanh và kết quả cuối cùng thì vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi rất nhiều thời gian thực hành.
Trước tiên vào bài học này bạn nên lưu tấm hình sau lại đề thực tập. Dùng những kiến thức đã học ở chương 2 để chuẩn bị cho tấm hình.




Như trong bài trước, bước đầu tiên là tôi tô toàn bộ hình với một màu trung tính.









Tôi chọn tóc của cô gái bằng công cụ Lasso. Sau đó tôi tô vùng lựa chọn với một màu nâu khá đậm và hơi chuối!





Tôi cũng chọn và tô màu cho những vùng da của cô gái. Quần áo của cô ta tôi tô với một màu xanh đậm. Những màu đậm sẽ là một màu nền rất tốt để sau này chúng ta đánh bóng. Bằng cách đặt hai gam màu đậm và nhạt gần nhau, thì gam màu nhạt sẽ nhìn rất "phê" và nổi bật hơn nhiều. Màu sắc có mối tương quan rất mật thiết, cho nên màu có nổi bật hay không phụ thuộc vào những màu nằm cạnh nó. Hãy sử dụng nó như là một thế mạnh của mình khi có thể



Bây giờ tới mặt cô gái, tô nó với một màu xanh như màu của áo. Bạn đừng quan tâm đến nó bây giờ, vì nó cũng chẳng yên thân ở đó lâu đâu!

Tôi tiếp tục tô hết hình cho đến khi mọi thứ đều được phủ bởi những màu cơ bản. Hãy chú ý rằng những màu tôi dùng cho đến lúc này nhìn rất "ngu" và "tối"








Sử dụng công cụ Magic Wand để chọn tóc của cô gái. Sau đó tôi chuyển sang công cụ Airbrush. Tôi đổi chế độ hoà trộn của nó thành Color Dodge, và chọn một màu rất rất vàng và quét một đường ngang thật nhanh để tạo độ  bóng.



Vùng đánh bóng khá yếu, cho nên tôi vẽ thêm một đường nữa vẫn với Airbrush.




Để cho tóc được sáng hơn, tôi sử dụng công cụ Lasso để chọn từng lọn tóc riêng.





Tôi chọn màu da cam khá tối. Sau đó tôi lại tô lên ở giữa vùng lựa chọn. Tâm của nét vẽ nên là nơi độ bóng của tóc là mạnh nhất.




Tiếp theo tôi lại chọn thêm một vùng lựa chọn nhỏ hơn nữa. Đây sẽ là những điểm nóng nhất của lọn tóc.




Lặp lại tiến trình trên bên phần còn lại của mái tóc.






Tôi cũng đã đánh bóng những vùng tóc ở dưới, bất cứ chỗ nào tôi nghĩ ở đó cần sáng lên hoặc nhìn thu hút nhất.





Tôi dùng công cụ Magic Wand để chọn chiếc mặt nạ. Tôi chọn một màu xanh đậm và dùng Airbrush với chế độ hoà trộn là Color Dodge tô lên điểm trên của mặt nạ nhìn rất mốt chứ nhỉ!


Tôi tạo thêm một vùng lựa chọn nhở nữa, chỗ đó sẽ là vùng được đánh bóng sáng nhất. Tôi cũng thêm một chút bóng cho vùng của tóc qua mặt.


Tôi dùng Magic Wand để chọn khuôn mặt. Sử dụng airbrush với cỡ lớn, và đổi chế độ hoà trộn thành Color Dodge, tôi tô một màu nâu nhạt dọc theo phía trên của đầu.




Bây giờ tôi chọn những vùng để đánh bóng trên mũi và má bằng công cụ Lasso Tool và sau đó thì dùng Airbrush để tô màu cho chúng. Tôi cũng chuyển chế độ hoà trộn của Airbrush thành Normal để thêm một ít bóng vào tai và mũi của cô ta.



Tôi thêm một chút bóng vào môi và dưới hàm của cô ý.






Bây giờ để làm nổi bật môi cô gái. Tôi chọn một màu đỏ thẫm và chuyển lại chế độ của Airbrush thành Color Dodge. Tôi tạo vùng lựa chọn và dùng Airbrush để tô vào giữa. Còn những chỗ bóng sáng tôi tô một ít màu trắng  vào với chế độ là Normal.


Tôi thêm một vệt sáng mỏng dọc theo khuôn mặt của cô ta để cho nó có chiều sâu. Để làm vậy tôi trước hết tạo một vùng lựa chọn, sau đó tôi chọn một màu xanh thẫm, đổi chế độ của Airbrush thành Screen và tô một vài lần  lên vùng lựa chọn.



Tôi tạo vùng lựa chọn áo của cô gái và dùng Airbrush để tô với một màu xanh đậm với chế độ của Airbrush là Color Dodge





Tiếp theo tôi lại tạo những vùng lựa chọn khác, nơi mà có thể tạo độ bóng và lại đánh bóng nó như trên.





Tôi trau chuốt thêm những đường viền bằng những vùng bóng khác. Tôi cũng thêm những đường sáng mỏng song song với vệt sáng trên má trái của cô gái. Những vùng này cũng chỉ bằng các vùng lựa chọn và Airbrush thôi.




Thêm vài đường mảnh mai nữa, những đường này tôi dùng chế độ là Screen.






Quần của cô ta chúng ta cũng làm như trước, tạo vùng lựa chọn và lại dùng Airbrush với kích thước lớn. Nguyên lý là bắt đầu bằng cỡ lớn để tạo màu, sau đó kích thước nhỏ hơn để đi vào chi tiết.


Lại thêm những đường đánh bóng nữa giống như trên với chế độ của Airbrush là Screen.





Với tay áo của cô gái tôi chọn bằng công cụ Lasso, sau đó thì Airbrush nó với một màu xám nhạt.





Tôi làm tương tự với cánh tay bên này.






Tiếp đến tôi chọn vài vùng của chiếc găng tay và tô màu cho nó bằng Airbrush và với chế độ hoà trộn là Screen, vì tôi thích đánh bóng bằng màu vàng và đỏ.








Tôi đánh bóng thêm đường sáng bằng màu da cam với chế độ là Screen.






Làm tương tự với tay còn lại




Tổi chuyển sang chế độ Screen và tô những vệt sáng xong song với vệt trên áo.







Bây giờ đến dây lưng, mọi việc vẫn tiến hành như những bước trên.







Cái khiên cũng phải bóng lên một tí! nên tôi Magic Wand nó và dùng Airbrush với màu xám và chế độ hoà trộn là Color Dodge














Tôi tạo vài vùng lựa chọn dọc theo đỉnh và cạnh đáy của chiếc khiên và sau đó thì Airbrush những đường sáng với chế độ hoà trộn là Color Dodge và Normal.







Thêm một ít vệt sáng hình tròn






Với hai ngôi sao trên ngực áo và trên khiên, Magic Wand nó và tô bằng Airbrush với chế độ là Color Dodge








Cũng nên đanh bóng khúc eo này xí nhỉ!






Sau đó thì chỉnh đây một xíu, kia một xíu và ... Voila!


Kết thúc quá trình tô màu
Bạn đã hoàn thành việc tô màu, chúng ta sẽ học các bước sau đây để hoàn thiện tấm hình của ban. Một khi bạn đã hoàn thành việc tô màu cho bức tranh của bạn, bạn vẫn cần thực hiện thêm một vài bước nhỏ nữa. Nếu bạn xem lại bức tranh mà chúng tôi đã thực hiện trong chương 2, chúng tôi đã làm nổi các đường nét của bức tranh trên background. Khi mà bạn đã hoàn chỉnh việc tô màu, thì đó cũng là lúc bạn sẽ kết hợp các hình ảnh khác với một hình nền. Vì vậy, bạn có thể cho in ấn sản phẩm của bạn. Nhưng đáng tiếc là hầu hết các máy in không thể in được các tài liệu theo định dạng nguyên gốc trong PTS, vì vậy, các tác phẩm của bạn phải được lưu lại với một định dạng tương thích với máy in. Trong hầu hết các trường hợp, định dạng thích hợp là file .TIF. Đây là điều quan trọng vì bạn muốn lưu lại file của bạn dưới dạng không bị “ép phẳng”. Bạn hãy tạo một bản copy của file bạn muốn, sau đó sao lưu nó, nhưng hãy thật cẩn thận khi bạn bảo toàn file chưa được “ép phẳng”. Bạn phải nhớ một điều rằng, khi bạn đã “ép phẳng” bức ảnh của bạn thì sẽ rất khó khăn khi bạn muốn sửa chữa sau này. Vì đôi khi, bạn tìm ra một lỗi cần phải sửa chữa hay có yêu cầu sửa chữa. Bất cứ vì lý do gì, việc bảo toàn file gốc định dạng .PSD cũng sẽ đảm bảo cho bạn cả hai yêu cầu sửa chữa dễ dàng và nhanh chóng. 

“Ép phẳng” bức hình của bạn

Để làm điều này, bạn chọn trong Palette Layers (Windows > Layers), trong menu mở ra, bạn hãy chọnFlatten Image.


Như vậy là bức tranh của bạn chỉ còn lại một layer duy nhất và dễ dàng để chuyển nó sang chế độ CMYK cho việc in ấn (Image > Mode > CMYK color). Điều này quan trọng vì file của bạn không có nhiều lớp, do đó, hầu hết phần mềm của máy in không thể nhận biết được sự liên hệ giữa các layer. Bây giờ, bạn có thể lưu với nhiều định dạng khác nhau, nhưng định dạng phổ biến nhất là .TIF.
Trong một tác phẩm tô màu, rất nhiều phần mềm có thể sử dụng để tạo nên bức tranh cuối cùng. Trong khi PTS được sử dụng cho hầu hết các ứng dụng nghệ thuật, tô màu, viết chữ, …thì các kỹ xảo có thể được tạo ra bởi các phần mềm khác như Illustrator hay Freehand. 

“Ép phẳng” một bức ảnh dùng Channels

Nếu bạn thiết lập các đường làm việc trên một kênh (channel) thay vì một layer, sử dụng Image > Apply Image… để hợp nhất các đường làm việc trên channel thành dữ liệu màu. Thiết lập channel thành đường làm việc, đổi chế độ hoà trộn thành “multiply” và opacity là 100%. Click OK và bạn thấy là chúng sẽ được hợp nhất với  nhau. Chú ý rằng các chanel đường bao chi tiết vẫn làm việc, để chắc chắn nó đã được bỏ đi bạn cần kiểm tra nó sau khi đã hợp nhất đúng cách. 

Các định dạng file

Khi bạn lưu file, hãy lưu nó ở định dạng mà bạn cho là phục vụ tốt nhất cho công việc mà bạn muốn làm.
Hãy chú ý là một vài phần mềm trong quá trình chuyển đổi sẽ làm mất một số pixel trong tác phẩm của bạn, nhưng một số khác thì nén tác phẩm đó thành không gian lưu trữ. Nó được xem như là “sự mất mát trong quá trình định dạng” - “lossy” vì khi bạn lưu hình ảnh, sẽ không thể giống hoàn toàn với file ảnh gốc. Một vài định dạng khác lại không hề làm mất đi các thông tin của bức ảnh, định dạng đó được xem là “không mất mát trong quá trình định dạng” – “non-lossy”. Một vài định dạng file lại tương thích với các dạng hình ảnh, với các chương trình hay với cơ sở máy tính khác. Để hiểu về chúng, sau đây bạn sẽ tìm hiểu tổng quát về các định dạng ảnh khác nhau, các ưu và nhược điểm của chúng. 
.PSD: đây là định dạng file nguyên bản của PTS. Dung lượng file lớn nhưng thuận lợi của định dạng này là bạn có thể lưu các thông tin về file của bạn một cách nguyên vẹn. Có nghĩa là tất cả các lớp riêng biệt, các mặt nạ, các layer style, các nhóm, … đều được lưu. Nhược điểm của nó là không tương thích với các phần mềm đồ hoạ khác ngoài bộ các phần mềm của Adobe. Tuy nhiên, đây vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho bạn nếu bạn muốn lưu file ảnh của bạn mà không mất bất kỳ thông tin nào. Chú ý: Để làm tăng tính tương thích với các phiên bản cũ hơn của PTS, bạn hãy chỉnh lại Preferences của bạn bằng cách Edit > preferences > file handling > always maximize compatibility with PTS (psd) files]. [non-lossy] [cross-platform]. 
.BMP: Windows Bitmap File Format. Một định dạng cũ, nhưng vẫn là định dạng phổ biến. Nén nhỏ nhất nhưng không thích hợp cho việc tô màu [non-lossy] [somewhat cross-platform]. 
.GIF: Viết tăt của Graphics Interchange Format. Không thích hợp cho việc tô màu. Nén nhỏ nhất, mất hoàn toàn trên hệ màu 24-bit. Định dạng này chỉ nhớ được 256 màu. GIF89 không hỗ trợ trong suốt (transparencies), do đó hữu dụng cho Net. [lossy] [cross-platform]. 
.EPS – (PTS EPS), viết tắt cuả Encapsulated PostScrip. Định dạng này được sử dụng để xác định tính chất cho cả dữ liệu dạng vector và raster. Với dạng dữ liệu vector, định dạng này không làm mất đi chi tiết khi phóng to hay thu nhỏ hình ảnh. Đây là một định dạng tuyệt vời cho quá trình chuyển thông tin sang PTS, đặc biệt là các đối tượng dạng vector như font, các thành phần đồ họa, các logo hay kỹ xảo âm thanh. Các đối tượng dạng .EPS được chuyển vào PTS có thể chuyển đổi thành dạng bitmap với bất kỳ kích cỡ nào bạn muốn. Định dạng này hữu dụng khi bạn lưu thông tin từ PTS. Trong khi dạng dữ liệu vector rất nhỏ thì file bitmap định dạng EPS lại có dung lượng lớn. Định dạng EPS có thể hữu dụng khi chuyển hình ảnh sang các chương trình khác khi các định dạng khác mang lại kết quả không mong muốn. PTS DCS (Desktop Color Separations) cũng là các file được định dạng .EPS, các file dạng này cho phép bạn lưu dữ liệu CMYK và các màu vết (Spot color). DCS hữu dụng trong một vài trường hợp đặc biệt đối với màu Duo-tone và các quá trình in ấn chuyên biệt khác. [non-lossy/lossy (nếu định dạng nén JPEG được chọn)][cross-platform] 
.JPEG (cũng như .JPG). Viết tắt của cụm từ Joint Photographic Experts Group. Đây là một trong những định dạng phổ biến nhất cho Web site. Bằng việc sử dụng một loạt mã hoá, định dạng này nến hình ảnh thành lưới 8x8, thông tin màu sắc và chi tiết ở mức trung bình. Định dạng này hoàn toàn không phù hợp với việc tô màu. Định dạng này chỉ hữu dụng nhất cho Internet vì khả năng nén rất tốt của nó và khá phù hợp chất lượng nhìn trực quan. Nếu bạn có ý định sử dụng lại hay sửa chữa một bức ảnh, hãy tránh định dạng này vì lược đồ nén của nó sẽ làm ảnh hưởng tới một lượng lớn dữ liệu trên tấm ảnh. Do đó, bạn cũng phải hết sức thận trọng khi bạn lưu lại vì các file định dạng .JPG khi được lưu lại, với lý do trên sẽ làm giảm chất lượng của chúng. [lossy] [cross-platform] 
.PCX – PC Paintbrush File Format. Một chuẩn cũ của PC, làm việc với hình ảnh 24-bit màu. Hỗ trợ rộng rãi trên PC nhưng không nhiều trên Mac. Hoàn toàn không thích hợp cho quá trình tô màu vì kích thước file lớn hơn các định dạng khác và thuật toán nén không có hiệu quả. [non-lossy] [cos thể cross-platform]. 
.PDF - {PTS .PDF), viết tắt của Acronym for Portable. Đây là một định dạng của file Adobe cho phép bạn lưu các hình ảnh đồ hoạ mà các hình ảnh này sẽ được sử dụng cho Adobe Acrobat. Định dạng này hữu dụng khi lưu các dữ liệu vector và trong suốt mà không hề bị biến đổi sử dụng cho các sản phẩm Adobe khác như Indesign. Đây không phải là định dạng phổ biến nhưng đây là định dạng rất tốt khi sử dụng kết hợp với một phần mềm khác. Sử  dụng định dạng này cho phép bạn khoá các bức ảnh của bạn, ngăn ngừa việc xem chúng từ những người sử dụng không có bản quyền. Đây là một trong số rất ít định dạng hỗ trợ chế độ CMYK. [non-lossy/lossy (khi chọn nén)] [cross-platform]. 
.PCT (PICT), một định dạng của Apple, chỉ sử dụng cho Mac. Hỗ trợ lớn cho các phần mềm của Mac. Thích hợp cho các ứng dụng tô màu, nhưng không thuận lợi như các định dạng khác trong kích thước file và khả năng tương thích. Định dạng này đề nghị chuẩn nén non-lossy RLE nguyên bản cho các pixel giống hệt nhau, vì vậy các hình ảnh với một màu ưu thế hay các vùng phẳng lớn sẽ được nén tốt. [non-lossy/lossy (nếu dịnh dạng nén JPEG được  chọn)] [một phần cross-platform] 
.PXR – (Pixar) Định dạng ảnh Pixar Computer, thích hợp cho một vài ứng dụng tô màu, nhưng giới hạn hỗ trợ 16 và 24-bit màu, không hỗ trợ Alpha Channels và CMYK. Các file ảnh không được nén, vì vậy mà trở nên rất lớn. Không khuyến khích sử dụng trừ khi chuyển các file từ hay đến một mày tính Pixar. 
.PNG - viết tắt của Portable Graphics Network. Được thiết kế như một họ hàng của định dạng .GIF. Hoàn toàn không hỗ trợ cho việc tô màu, định dạng này tốt hơn cho web. Hỗ trợ 8 và 16 bit kênh màu vết (Channels spot Colors), Alpha Channels và mất mát khi nén. Nhiều nhà quan sát cho rằng nó sẽ là “người kế vị” xứng đáng của định dạng .JPG sử dụng cho web. Nó cũng hỗ trợ kiểm tra toàn vẹn dữ liệu CRC và hiệu chỉnh gamma nội bộ. Nhưng đáng tiếc là nó không hỗ trợ CMYK [non-lossy] [cross-platform]. 
.RAW - một định dạng kết xuất hình ảnh mã hoá, định dạng này kết xuất các pixel dữ liệu liên tục nhau thành một file. Nó hỗ trợ bất ký chế độ PTS nào, bao gồm màu vết, 16-bit channel và mặt nạ Alpha. Trong khi nó có thể được sử dụng cho việc tô màu thì nó lại không được đề xuất sử dụng vì các file không được nén và do đó kích thước file rất lớn. Định dạng này chỉ thích hợp khi bạn chuyển các tài liệu sang một cơ sở máy tính khác hoặc sử dụng cho việc phát triển tiếp theo. [non-lossy] [crossplatform]. 
.SCT (hay Scitex CT) - định dạng ảnh Scitex Continous Tone. Thiết kế dành cho thiết bị xử lý ảnh Scitex. Không thích hợp cho quá trình tô màu, không hỗ trợ chế độ CMYK. Alpha Channel không được hỗ trợ và định dạng này không có chế độ nén nên kích thước file lớn. 
.TGA (hay Targa) – Định dạng này được phát triển bởi công ty Truevision, đây là định dạng phổ biến cho PC. Định dạng này không phù hợp cho việc tô màu, nhưng có thể sử dụng cho một vài mục đích khác. Định dạng này hỗ trợ 1 Alpha channel nhưng không hỗ trợ chế độ CMYK, hỗ trợ chuẩn nén non-lossy RLE vì vậy mà hình ảnh với các vùng lớn có màu y hệt nhau sẽ tiết kiệm được không gian cần thiết. 
.TIF (hay TIFF) Viết tắt của Tagged Information File Format. Định dạng này được phát triển bởi Aldus, rất thích hợp cho quá trình in ấn và sử dụng rộng rãi trong quá trình tô màu. Định dạng này hỗ trợ không giới hạn kênh (channels) (bao gồm cả 8 và 16 bit) và chế độ CMYK. Hình ảnh được nén tốt với chế độ nén lược đồ non-lossy .LZW. Các thứ tự byte trong Mac hay PC hầu như không có sự khác biệt nên gần như tất cả các chương trình có thể nhận và xuất các file. [non-lossy] [cross-platform]
 
Chú thích về các phương pháp nén ảnh
1.       RLE – Run Length Encoding - một phương pháp nén lược đồ không mất mát (non-lossy) trong đó các pixels giống hệt nhau kế tiếp pixel khác có thể được nén, kết quả là kích thước file nhỏ hơn. Phương pháp nén này cho kết quả tốt cho các vùng màu phẳng lớn, nhưng kết quả tiết kiệm không gian lưu trữ không đáng kể khi lưu các file ảnh chụp hoặc có nhiều hạt màu. 
2.       LZW - Viết tắt của Lempel, Ziv và Welch là những lập trình viên đã tạo ra thuật toán của định dạng nén này. Định dạng nén LZW thực hiện quá trình nén bằng cách thay thế các giá trị phổ biến trong dữ liệu bằng các ký  hiệu tắt, vì vậy mà các thông tin thừa hay rườm rà có thể là các bản sao mà không được lưu trữ trong trạng thái nguyên vẹn của nó. Tuy nhiên, các file sử dụng phương pháp nén này sẽ mất thời gian hơn khi mở và lưu file vì chúng phải được nén và giải nén. Nếu file ảnh của bạn có nhiều dữ liệu rườm rà, khi nén sẽ giảm được kích thước file rất lớn, nhưng với các bức ảnh dạng có nhiều hạt màu, việc nén hầu như không làm giảm kích thước file đáng kể

Chút kiến thức về đồ họa 3: Chương 3: Kỹ xảo trong PTS
13:26 20 thg 1 2012Công khai0 Lượt xem 0
Chương này sẽ đề cập tới một số kỹ thuật tô màu chuyên nghiệp mà các kỹ thuật này sẽ giúp cho các trang hình ảnh của bạn trở nên nổi bật hơn. Nếu thực hiện đúng, các kỹ xảo màu sắc có thể nâng cao sự thu hút và bức tranh của bạn trở nên bắt mắt hơn. Nhưng hãy cẩn thận đừng lạm dụng các kỹ xảo này, hãy luôn nhớ một kỹ xảo tốt không bao giờ thay thế được việc tô màu đặc.

Các kỹ xảo ánh sáng (Glows)
Đây là một kỹ xảo phổ biến trong việc tô vẽ. Chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu? Bạn hãy nhớ là chúng rất dễ thực hiện và tạo ra các kết quả tuyệt vời!

Kỹ xảo này nên sử dụng vào cuối của quá trình tô màu. Lý do của điều này rất đơn giản: kỹ xảo này sẽ bao phủ lên hầu hết nền của tác phẩm, các nhân vật của bạn và thậm chí cả các đường nét cơ bản. Trong cuộc sống thực, các kỹ xảo ánh sáng là một kỹ xảo thị giác gây ra bởi ánh sáng rực rỡ. Chúng rất đa dạng và đa hình như hình tròn, vầng hào quang hay ánh sáng loé lên như qua một thấu kính. Chúng có thể để lại các dư ảnh như khi một vệt ánh sáng của tốc độ mà các bạn hay thấy trong các bức ảnh, các đứt gãy tán sắc hay tạo các mảnh của cầu vồng. Các loại kỹ xảo bạn có thể môt tả lại không hạn chế, vì vậy, bạn hãy để cho trí tưởng tượng của bạn lướt cùng gió mây!
Để bắt đầu, hãy mô tả lại một kỹ xảo ánh sáng đơn giản. Đây là background được sử dụng.


Tạo một layer mới và đặt tên nó là “Glows”. Thay đổi chế độ hoà trộn của layer này thành “Screen”. Nó nhìn tương tự thế này:



Tiếp theo, chọn một loại Airbrush, thay đổi chế độ của brush là “Screen”. Bây giờ, bạn hãy chọn màu mà bạn muốn cho kỹ xảo ánh sáng. Đưa Airbrush nhẹ nhàng trên new layer (bạn đã đặt tên nó là Glow). Vì bạn sử dụng  Airbrush với chế độ “Screen” nên kỹ xảo dodge sẽ được kiểm soát. Đừng lo lắng nếu bạn sử dụng loại brush có kích thuớc lớn vì nó sẽ tạo được kỹ xảo ánh sáng mềm mại.



Kỹ xảo ánh sáng nhìn có vẻ tốt rồi. Nếu bạn đã hài lòng, bạn có thể “ép phẳng” hai lớp này.
Thật đơn giản phải không? nếu bạn muốn có một vài điểm nhấn trong kỹ xảo, bạn có thể điều chỉnh opacity của Glow layer. Nếu bạn muốn chúng trở nên sáng chói hơn hay có cảm xúc hơn, hãy nhân đôi layer này, bạn có thể làm bằng cách drag layer này thả vào nút “New layer” (nhớ là khi bạn chưa ép phẳng các lớp nhé) trên Palette Layers. Đối với kỹ xảo ánh sáng sử dụng như bạn thấy, bạn sẽ cần thêm một vài chi tiết nữa! Sử dụng công cụ Lasso Tool, tôi cẩn thận tạo ra một vài vùng chọn cho việc làm các điểm sáng nổi bật!



Đây là kết quả cuói cùng.



Chỉ trong một ít giây tôi đã tạo ra một kỹ xảo tuyệt vời bằng cách bổ sung thêm một số điểm nhấn sáng cho bức tranh. Hãy cẩn thận đừng lạm dụng nó, nếu bạn dùng quá nhiều kỹ xảo ánh sáng, nó có thể làm giảm tác dụng của kỹ xảo. Kỹ xảo ánh sáng thể hiện tốt nhất trên background màu tối. Rõ ràng là các kỹ xảo ánh sáng có tác dụng hơn khi chúng có độ tương phản cao nhưng ở chế độ hoà trộn là ‘Screen” cũng có nhiều cơ hội hơn cho việc sử dụng một giải màu mới, điều này làm tăng tác dụng của kỹ xảo. Nếu bạn thực hiện kỹ xảo này trên một bức tranh sáng, kỹ xảo này hầu như không gây được ấn tượng gì.

Kỹ xảo này chỉ sử dụng màu xanh sáng đơn sắc. Thử nghiệm với hai hay nhiều màu hơn áp dụng liên tục cho các phần trên cùng của phần khác sẽ cho hình ảnh đa dạng hơn. Bạn có thể ứng dụng màu “sống” cho cùng layer hoặc tạo một layer mới cho mỗi màu, và một vài layer ở giữa hãy cho các chế độ hoà trộn khác nhau.

Kỹ xảo Knockouts 
hay “Giữ đường kẻ trong màu sắc” (Holding a line in color hay Color Holds)
Một kỹ xảo Knockout là một kỹ xảo mà bạn có thể thay thế một đường với màu đen trong bức ảnh bằng một màu sắc khác. Đây có thể là một kỹ xảo rất dễ. Nó có thể được sử dụng để hiện một đối tượng trong suốt, sáng rực hay chỉ làm cho bức ảnh trở nên mềm mại hơn. Nếu bạn sử dụng nó trên một nhân vật thì nhân vật đó có vẻ như chúng đang chuyển động (tất nhiên nếu bạn sử dụng đúng lúc). Tôi sử dụng cho các đối tượng nền ở khoảng cách xa để tạo cho chúng cảm giác xa xôi và phối cảnh không gian.

Kỹ xảo này cũng là một kỹ thuật tuyệt vời để làm giảm tác động của việc có quá nhiều chi tiết khi nó cản trở màu sắc. Nhiều người sử dụng nhiều đường gạch bóng trên hình vẽ và các kỹ thuật tô bóng khác mà không thể  thích ứng hoàn toàn với màu sắc. Knockouts là một phương pháp tuyệt vời để bảo vệ các đường nét này trong khi làm giảm tác động trực quan tổng thể của chúng.

Một lần nữa, tôi lưu ý các bạn rằng, đây là một kỹ thuật tốt nhất cho các bức ảnh khi bức ảnh đó gần như đã hoàn thành. Đối với kỹ thuật này, bạn sẽ cần lớp chứa các đường bao chi tiết (lineart) nguyên vẹn, vì bạn sẽ thực hiện kỹ thuật này trước khi bạn “ép phẳng” tác phẩm của bạn.

Chúng ta sẽ bỏ đi hoàn toàn tất cả các phần màu trắng trên layer chứa đường bao chi tiết, bạn chỉ để lại các đường màu đen.

Trong ví dụ này, tôi có một nhân vật đơn giản mà tôi muốn điều chỉnh màu sắc của đường nét.



Nhân vật này nhìn đẹp lắm rồi, nhưng tôi nghĩ chúng ta cần tạo cho nhân vật này một chút sắc sảo nữa. Bước đầu tiên là tách riêng toàn bộ các vùng trắng bằng phương pháp “làm sạch”. Làm sáng kênh chứa lineart để sửa  chữa nó. Bây giờ, từ bảng các công cụ, chọn Fill Tool (phím tắt là G), nếu bạn không thấy công cụ Fill Bucket mà thay thế bởi công cụ Gradient, hãy ấn Shift + G để đổi sang công cụ kế tiếp. Trong các tuỳ chọn cho công cụ Fill ở phía trên của màn hình, hãy thay đổi chế độ cho công cụ này là “Clear”, không tích chọn vào tuỳ chọn Anti-aliasing và tuỳ chọn Contigous. Bạn dùng công cụ Fill Bucket và click vào bất cứ vùng trắng nào trên bức tranh của bạn. Bức tranh của bạn nhìn sẽ như thế này:



Tất cả các vùng trắng trong layer lineart đã biến mất. Một mẫu hộp kiểm tra bên cạnh đường bao chi tiết là cách mà PTS thông báo với bạn là layer này đã được “làm sạch” và không có layer khác nhìn thấy được dưới nó. Thay đổi chế độ hoà trộn của layer lineart về chế độ Nomal thay vì multiply. Bạn cũng kiểm tra biểu tượng con mắt của layer background và bạn có thể nhìn thấy toàn bộ bức ảnh một lần nữa. Palette Layers của bạn nhìn sẽ như thế này



Bạn chỉ muốn sửa chữa các đường mà không “làm sạch”, bạn có thể thực hiện bằng cách tích chọn vào ô Lock các pixels trong suốt trên layer lineart.



Bây giờ, bất kỳ sự chỉnh sửa nào bạn thực hiện trên layer này đều không ảnh hưởng đến các vùng trong suốt. Bạn có thể chọn một loại brush (tôi thích sử dụng Pencil Tool với đường nét sắc đậm hơn) và tô một cách đơn giản qua các đường. Lúc này, brush chỉ có tác dụng lên các đường nét mà thôi, không có tác dụng lên các vùng trong suốt cũng như màu sắc trên layer bên dưới.

Bạn có thể sử dụng công cụ Lasso để chọn vùng bạn muốn tô cùng màu và dùng công cụ Fill để tô màu cho vùng chọn đó.



Trong bức ảnh trên, tôi chọn vùng chọn màu đen dọc theo phần lớn của vùng xung quanh, sau đó áp dụng Fill. Chú ý là chỉ vùng được bao bởi các đường nét đứt (vùng chọn) mới chịu tác động của lệnh Fill. Tôi cũng sử dụng kỹ thuật này để làm mềm màu da cho cơ thể nhân vật.

Hầu hết các đường chi tiết trên nhân vật đã được thay thế bởi màu đã chọn. Thêm một chút xíu màu cho nổi trên má của nhân vật bằng một loại Airbrush nữa là tôi đã thực hiện xong.

Ngay lúc này, bạn nên thêm một vài kỹ xảo bổ sung nữa. Nếu đã xong, bạn có thể hoàn chỉnh tác phẩm bằng cách “ép phẳng” các layer.
Nếu bạn muốn khôi phục lại tất cả các đường nét màu đen, hãy chọn màu đen từ Color Picker, ấn Ctlr + A để chọn toàn bộ layer và thực hiện lệnh Fill. Tất cả các đường nét trở lại màu đen. Knockouts là một kỹ xảo thích hợp cho nhiều trường hợp. Nó có thể sử dụng để tạo ra các đối tượng thuỷ tinh với một ít trong suốt, cũng có thể được sử dụng tạo nên các đường mô phỏng chuyển động hay giúp bạn xác định một vài chuyển động.


Hoặc chúng cũng được sử dụng cho các đối tương kim loại để giúp chỉ ra một loại kết cấu (Texture) khác. Khả năng ứng dụng của kỹ xảo này là vô tận, và bạn sẽ phải thử nghiệm.

Đường mô phỏng tốc độ (Speedlines)
Speedlines là một phương pháp đồ hoạ diễn tả chuyển động. Chúng được sử dụng nhiều trong tô màu kiểu Nhật Bản, nhưng chúng đang dần trở thành một phương pháp cơ bản trưc quan của quá trình tô màu. Speedlines tạo nên các kỹ xảo đẹp, chỉ có một vấn đề là quá trình mô phỏng tạo không gian cho tất cả các đường mô phỏng này có thể mất rất nhiều thời gian. Tôi sẽ giới thiệu một kỹ thuật để tạo các speedlines nhanh trong PTS.



Tạo một tài liệu mới, ấn Ctrl + N với các tuỳ chọn ở trên nhưng độ rộng là 1 pixel và chiều ngang là 10 inches. Bạn sẽ thấy bạn có một tài liệu kỳ lạ vì nó hệt như một cái cột hẹp.
Tiếp theo, dùng Filter > Noise > Add Noise, tôi thiết lập thông số cho tuỳ chọn là 90, nhưng bạn hoàn toàn có thể thiết lập tuỳ chọn cho Add noise cao hơn. Tôi sử dụng Distribution là Gaussian, mặc dù là một tài liệu hẹp, nhưng bạn có thể sử dụng Uniform. Lưu ý quan trọng: hãy đảm bảo bạn đã tích vào Monochromatic nếu không bạn sẽ có những đường speedlines nhiều màu sắc.



Đây là kết quả bạn sẽ thu được sau khi áp dụng bộ lọc Add Noise (bạn sẽ xem trước nó trong cửa sổ của bộ lọc Add Noise). Click OK. Bây giờ, bạn sẽ làm mờ toàn bộ hình này sử dụng Gaussian Blur: Filter > Blur > Gaussian Blur. Tôi dùng thông số là 3 pixels cho tài liệu có độ phân giải 400 dpi. Nhưng bạn hãy thử nghiệm với các giá trị khác để có các đường mềm mại hơn.
Các thông số cho bộ lọc Gaussian Blur nhìn sẽ như thế này.



Bây giờ, tôi có thể kéo hình chữ nhật 1 pixel của tôi ra. Để làm điều này, tôi sẽ kiểm tra Image Size: Image > Image Size. Nó trông tương tự thế này:



Thay đổi độ rộng đến 10 Inches và không tích chọn vào hộp Constrain Proportion. Điều này làm cho PTS kéo hình chữ nhật của bạn ra ngoài, như vậy hình chữ nhật 1 pixel từ dạng chấm sẽ trở thành một đường. Bức tranh của bạn nhìn sẽ như thế này:



Các đường màu xám này trông hơi mờ ảo một chút, vì vậy bạn cần thay đổi độ tương phản cho chúng. Tôi dùng chức năng Levels: Ctrl + L.



Tôi sẽ dịch chuyển các tam giác màu đen và trắng vào trong, cho đến khi tôi được một kết quả như bạn thấy:



Click OK khi bạn hoàn tất.

Bây giờ, các speedlines sẽ được cắt và dán vào trong bất kỳ Background nào. Bạn có thể điều chỉnh màu sắc, độ tương phản hay thâm chí làm cả biến dạng chúng cho một kỹ xảo nhanh và hiệu quả. Nếu bạn cần các speedlines không được chống răng cưa, hãy đảm bảo bạn sử dụng lệnh Threshold: Image > Adjustment > Threshold. Điều này sẽ cho phép bạn loại bỏ thông tin dải màu xám có tương tác trong khi chọn độ đậm của các đường.

Đường kẻ Tivi
Đây là một kỹ xảo đẹp sử dụng kỹ thuật Speedlines: mô tả các đường kẻ như của màn hình Tivi. Bắt đầu, hãy tạo một tài liệu mới: Ctrl + N với kích thước 4 pixels x 4 pixels và độ phân giải 72 dpi.



Phóng to tài liệu này đến 1600% cho dễ thao tác. Sử dụng công cụ Pencil Tool (ấn B hay Shift + B) và tô trên đỉnh cuar hình chữ nhật với màu đen. Bạn sẽ nhìn thấy nó thế này khi bạn làm xong.



Tiếp theo, chúng ta sẽ biến hình chữ nhật này thành một pattern. Chọn tất cả: Ctrl + A sau đó Edit > Define Pattern.



Đặt tên cho Pattern mới trong cửa sổ mở ra (tôi đặt tên là “Interlace Pattern”) và ấn OK. Bây giờ mở hình ảnh bạn muốn áp dụng kỹ xảo này.



Tạo một New layer trên bức ảnh bạn muốn áp dụng kỹ xảo. Chúng ta sẽ sử dụng pattern vừa tạo cho lớp này. Chọn Edit > Fill và thay đổi các tuỳ chọn như thế này:



Sử dụng tuỳ chọn User là Pattern. Chọn pattern bạn muốn từ menu phụ mở ra. Chế độ hoà trộn nên để là Nomal và Opacity là 100%. Click OK. Bức ảnh của bạn bây giờ có các dải màu đen chạy ngang qua. Thay đổi chế độ hoà trộn của lớp thành Multiply và bức ảnh của bạn sẽ tương tự như sau:



Kỹ xảo này thực sự đẹp, cho hình ảnh của ví dụ này, tôi muốn giảm hiệu ứng xuống một chút, tôi sẽ giảm nhẹ opacity của layer cho đến khi tôi có các đường có độ đậm phù hợp.



Uhm, tôi muốn hoàn hảo. Để có các đường lớn hơn, tôi tạo một pattern mới có lẽ là 6x6 pixels hoặc lớn hơn. Bạn có thể thay đổi màu sắc (không nhất thiết bạn phải dùng màu đen) hay thậm chí cả chế độ hoà trộn của layer đường kẻ ngang. Khi bạn đã hài lòng, hãy “ép phẳng” các lớp trong tác phẩm của bạn.


Chút kiến thức về đồ họa: Chương 4: Đen và trắng
13:28 20 thg 1 2012Công khai0 Lượt xem 0
Đen và trắng: nguồn: Vietphotoshop.com

Tô màu không phải là tất cả mọi thứ bạn có thể làm trong PTS! PTS còn là một công cụ tuyệt vời với những bức ảnh khi nó ở chế độ màu xám hay dạng đen trắng. Nhiều công việc thông thường, như viết chữ chẳng hạn, cũng được thực hiện dễ hơn nhiều trong PTS.


Tông màu màn hình (Screen Tones)
Một trong những câu hỏi tôi hay gặp là “Làm thế nào tôi có thể tạo được Zip-A-Tone?” trong PTS. Với những người không thông thạo Zip-A-Tone, có thể trả lời là, Zip-A-Tone là một tên thương mại cho một Screen tone bây  giờ không còn tồn tại nữa.

Thậm chí là Zip-A-Tone không còn được sản xuất, nhưng nhiều người vẫn sử dụng tên của nó để đềp cập đến một dải lớn các sản phẩm tương tự nhau. Zip, được các nghệ sỹ đề cập tới một cách rộng rãi, là một tấm dính với một ảnh bán sắc (hay màu nửa tông – halftone) trên một mặt có chất dính dính trên một mặt khác. Bằng cách sử dụng một con dao sắc, nó có thể được cắt ra thành từng phần và áp dụng cho các hình minh hoạ để tạo bóng cho nó. Zip được sử dụng rộng rãi trong vẽ theo phong cách manga, nhưng hiện tại không phổ biến ở Mỹ. Khi bạn có thể tìm được nó, nó sẽ trở nên đáng giá. Thật may mắn, với bản sao của PTS, bạn có thể tạo ra các Zip giá trị hàng ngàn dollar. Nhưng quan trọng hơn, bạn có thể tạo ra các pattern tuỳ thích mà bạn không thể mua được. 

Phương pháp để làm Zip rất đơn giản, nhưng tôi luôn bất đắc dĩ phải giải thích nó bởi vì nó được in không đúng cách và vì thế trong chúng thật tồi tệ. Nhưng tôi phải lưu ý trước khi chúng ta thực hiện là: đây là kỹ thuật chỉ dành cho việc tô màu đã được trù tính trước cho quá trình in ấn chuyên nghiệp. Kỹ thuật này đòi hỏi bạn phải có một máy tính có cấu hình khá mạnh vì kích thước file thực sự rất lớn và tôi không gợi ý tản mạn từ các độ phân giải đã đề cập tới. 

Bí mật để tạo halftone trong PTS nằm ở sự thay đổi chế độ trong hộp thoại Halftone Screen mà thường không chú ý tới. Tạo một tài liệu mới (Ctrl + N) với các tuỳ chọn như sau: 



Tô đầy tài liệu này với màu 25% đen. 



Bây giờ, chuyển đổi nó sang chế độ bitmap (Image > Mode > Bitmap). Bạn nhìn kỹ các tuỳ chọn trong hộp thoại sau: 



Bỏ qua “Output”, bên dưới các loại “Method” của PTS, mặc định 50% threshod. Chọn tuỳ chọn Halftone Screen. Đây là nơi điều kỳ diệu sẽ xảy ra.



Trong ví dụ của chúng ta, sử dụng các giá trị như sau:



Bức ảnh của bạn nhìn sẽ thế này:



Chúc mừng bạn, bạn mới tạo ra cho bạn Zip pattern đầu tiên. Đây là kỹ thuật cơ bản cho việc chuyển đổi từ chế độ màu xám sang chế độ nửa tông (halftone). Bây giờ, thay vì sử dụng một bức ảnh với toàn màu xám, bạn hãy thử với một hình ảnh khác có sự thay đổi hay thậm chí với một bức ảnh chụp. Pattern kết quả mà bạn đã tạo ra rất dễ dàng để cắt và paste vào các tác phẩm của bạn. Tiềm năng của chúng gần như vô hạn. 
Có 3 tuỳ chọn trong hộp thoại Halftone Screen để kiểm soát PTS sẽ tạo ra các halftone pattern như thế nào. Tuỳ chọn “Frequency” có lẽ là quan trọng nhất. Nó kiểm soát kích thước của các chấm. Tần số (giá trị trong ô tuỳ chọn Frequency) cao sẽ cho các chấm nhỏ hơn. Với một giá trị cao hơn, sẽ cho các chấm có giá trị lớn hơn. Tuỳ chọn Shape cho bạn một vài loại hình dang halftone khác nhau như hình tròn, hình thoi, elip, đường thẳng, hình chữ nhật hay đường chéo.

Độ phân giải và Screen Tone
Trong ví dụ của chúng ta, bạn chú ý là chúng ta dã dùng độ phân giải cao. Trên thực tế, với pattern nhỏ cỡ 2 inches chúng ta tạo ra 4 megapixels. Một trang tô màu hoàn toàn được hoàn tất tại độ phân giải tương đương có thể tạo ra khoảng 70 megapixels. Lý do đặc biệt cho điều này là: độ phân giải cao là cần thiết để ngăn moire pattern (tên một loại pattern – chú thích của người dịch).
Các pixels có hình vuông, các chấm không như vậy. Vì hình ảnh trong PTS bao gồm một số lượng lớn các pixels hình vuông, để tạo ra các chấm nhỏ và tạo cho nó hình dạng tròn đòi hỏi một số các pixels khá lớn. Hãy phóng đại pattern Zip của chúng ta lên:



Trong ví dụ của chúng ta, halftone pattern được thực hiện tại độ phân giải là 1000 dpi. Với số lượng pixels này, PTS có thể đạt được chấm tròn thuyết phục.



Đây là bức ảnh với cùng halfftone pattern nhưng thực hiện tại độ phân giải 300dpi. Bạn hãy để ý về các chấm xuất hiện với hình dáng biến dạng như thế nào. PTS mô phỏng gần đúng nhất chấm tròn, nhưng với độ phân giải chỉ bằng 1/3 như thế thì kết quả không còn tròn nữa. Các chấm có hình dạng luân phiên nhau này có thể tạo nên các pattern gợn sóng. Đây được xem là một moire pattern và ít được mong đợi. Moire pattern khá phổ biến khi hai trường đã có thứ tự bị chồng lấp lên nhau. Sự tác động lẫn nhau giữa hai tần số tạo nên một pattern tổng hợp mới. Tần số của sự biến dạng này thường được xem là “Tần số chạm” – “Beat Frequency”.
Đối với mục đích của việc tạo Zip, tôi khuyên bạn nên để độ phân giải tối thiểu là 600 dpi. 600 dpi sẽ tạo được tốt các chấm Zip lớn hơn, thông thường là 65 LPI hoặc cao hơn.1200 dpi là lý tưởng và có thể tạo được các chấm nhỏ hơn một cách thoả đáng. Dải phổ biến cho LPI là 45 và 150, với 150 là rất mịn, bạn có một tông liên tục. Khá nhiều các Zip nằm trong khoảng 45 đến 75 LPI.

Pattern riêng
Ngoài việc có thể tạo các halftone chuẩn, PTS cũng cho phép bạn tạo ra các Pattern riêng. Đây là một tính năng mạnh mở ra một khả năng đáng giá cho việc tạo và chỉnh tông.
Bất kỳ pattern nào cũng có thể được đổi thành một halftone. Bắt đầu với bất kỳ thiết kế nào ở giải màu xám trên một hình vuông. Bạn có thể định nghĩa Pattern riêng trong PTS bằng cách chọn tất cả (Ctrl + A) sau đó Edit > Define Pattern. Các hình ảnh không có các vết nối sẽ làm pattern tốt nhất, nhưng bạn có thể tự do thử nghiệm. Tôi khuyên bạn nên nên tạo chúng ở dài màu xám thích hợp, vì PTS có thể tạo ra sự chuyển mềm mại giữa sáng và tối nếu nguồn pattern không quá sắc nét. Một khi bạn đã định nghĩa pattern, hãy thay đổi chế độ về chế độ bitmap. Nhưng phải chắc chắn ở Method bạn thiết lập là “Custome Pattern” và bạn chọn Pattern trong menu phụ mở ra.



Trong trường hợp tôi làm, một sự chuyển đổi giữa hai màu sắc, đơn giản từ đen sang trắng được chuyển đổi thành một halftone và tạo ra một hình ảnh như bạn thấy:



Dải có thể cho kỹ xảo này không quá rộng, nhưng kỹ thuật này đòi hỏi nhiều thực nghiệm để tạo ra các kết quả khả dĩ. Tuy nhiên, sẽ mất thời gian vì không phải cách nào cũng mang lại kết quả như các pattern gốc.

Viết chữ
PTS cũng làm cho việc viết chữ dễ bị nhàm chán trở nên dễ dàng hơn. Mỗi một nghệ sỹ sẽ không mất nhiều thời gian để được đào tạo về kỹ năng này. Vì việc viết chữ là một chức năng cơ bản trong PTS nên hầu như không có một thuật ngữ nào để khái quát cho kỹ thuật này. Có 2 điểm bạn phải nhớ là: việc viết chữ được tạo ra trên các lớp của chứa văn bản, điều đó có nghĩa là rất dễ dàng để chỉnh sửa chúng và phải chắc là lưu nó ở định dạng file .PSD trong trường hợp bị lỗi in ấn và cần chỉnh sửa lời thoại. Layer văn bản được chỉ rõ trong Palette Layers với chữ T là một biểu tượng của layer. Nếu bạn muốn chỉnh sửa text như một đối tượng đồ hoạ, hãy rasterize nó [Layer > Rasterize > Type] Đây là điều quan trọng nếu bạn muốn kết hợp nó với một khung hình lời thoại. Khi bạ sử dụng độ phân giải tương đối cao để thiết kế cho quá trình in ấn, bạn hãy tắt chế độ Anti-aliasing trên văn bản. Nếu chế độ này được bật, chữ màu xám sẽ là halftone, vì vậy nó có thể bị mờ. Kiểm soát chế độ anti-aliasing đặct ở trong tuỳ chọn text dọc theo phần trên của màn hình.



Fonts
Nếu bạn muốn tìm một vài font đẹp, bạn có thể tìm tại Blambot.com. Blambot có nhiều font rất đẹp và miễn phí cho bạn. Một vài font bạn có thể phải trả tiền. Bạn cũng có thể tìm tại web site một số lượng lớn các khung hình lời thoại, các hiệu ứng âm thanh và các biểu tượng. Chúng đều rất hữu dụng.

Khung hình lời thoại (Word Balloons)
Tôi gợi ý là sử dụng các Wold Balloons có sẵn, vì chúng trông đẹp hơn mà cũng tiết kiệm nhiều thời gian hơn. Hầu hết các Wold Balloons có định dạng file là . EPS, vì vậy mà chúng có thể được mở trong PTS một cách dễ dàng bằng lệnh chuẩn “Open”.
Khi PTS mở file . EPS, một hộp thoại Rasterize Image xuất hiện để mang lại cho bạn sự kiểm soát hoàn chỉnh về một đối tượng đồ hoạ vector được mở trong PTS như thế nào. PTS sẽ tự động chèn đối tượng mặc định chiều rộng và chiều cao. Bạn cũng có thể chọn độ phân giải và chế độ hoà trộn. 



Tôi gợi ý bạn nên tắt chế độ Anti-aliasing để Balloons sắc nét hơn. Tôi cũng khuyên bạn nên để nguyên “Constrain Proportions” được tích nếu không thì Balloons của bạn có thể rasterize với tỷ lệ không phù hợp.
Wold Balloons cũng có thể được tạo ra trực tiếp trong PTS. Sử dụng công cụ Circular Marquee, bạn có thể tạo ra cơ sở cho Balloons và nó có thể vượt qua văn bản.



Tiếp theo, sử dụng Lasso Tool để bổ sung thêm một đoạn cuối (phần đuôi). 



Bây giờ hãy vẽ Balloon và đổ đầy nó với màu trắng và stroke nó. Điều này cho phép bạn điều chỉnh nó từ bàn phím để đẩy nhanh quá trình. Ấn D để trả lại màu mặc định là đen và trắng, sau đó ấn X để đổi chỗ giữa hai màu này, màu trắng sẽ là màu Foreground và tô vùng chọn dùng Shift + Back space/Delete. Ấn X lần nữa để đổi màu Foreground và Background lần nữa và sau đó stroke vùng chọn [Edit > Stroke]. Tôi sử dụng các tuỳ chọn như sau:



Balloon của bạn trông giống thế này:



Để hoàn tất, hãy đặt giới hạn cho Balloon sau đó là “ép phằng” các lớp. Bạn sẽ có thể khó chịu sau lần thứ 10 thực hiện, vì vậy, tôi sẽ tạo một “action” để bạn có thể sử dụng nó làm cho quá trình nhanh lên nhiều.
Balloons có thể tạo ra bằng công cụ Path. Mặc dù phức tạp hơn một chút. Đầu tiên, bạn dùng Pen tool, vẽ thô một Balloon bao quanh phần lời thoại. 



Kế tiếp, chuyển đổi sang công cụ Convert Point và chỉnh sửa lại hình vừa vẽ cho mềm mại hơn. Làm vài lần để có kết quả tốt tý và bạ cũng cần một chút kiên nhẫn. Trong bức tranh này, tôi làm sát với chữ:



Cuối cùng, tôi đã có Balloon tôi muốn.



Bây giờ đến lúc phải chỉnh sửa các tuỳ chọn cho hình dạng. Sử dụng của sổ Layer Style bằng cách click đúp trên biểu tượng shape trong palette Layers và bạn có thể tiếp cận được các tuỳ chọn [Layer > Layer Style > Plending Options]. Thay đổi chế độ thành Color Overlay đến 100% và thay đổi màu của nó thành màu trắng.



Tiếp theo, thiết lập các tuỳ chọn cho Stroke như sau:



Bạn có thể tắt tất cả các tuỳ chọn khác của Layer Style. Hãy đảm bảo là Balloon của bạn nằm dưới layer chứa lời thoại và nó nhìn tương tự như thế này:



Bây giờ, thật là đơn giản để “ép phẳng” hình ảnh của bạn và kết thúc. Phụ thuộc vào các tuỳ chọn và ý thích của bạn, bạn có thể muốn Threshold hình ảnh, vì vậy, nó có thể bị anti-aliased.

Kỹ thuật sử dụng hình dạng (shape) có phức tạp hơn chút xíu, nhưng shape có thể lưu và sử dụng lại, cũng có thể điều chỉnh kích thước. Các tuỳ chọn Layer Style riêng cũng có thể được lưu và vậy Balloon của bạn có thể đồng đều và nhìn rất sắc nét


Chút kiến thức về đồ họa Chương 5: Chọn đầu ra
13:30 20 thg 1 2012Công khai0 Lượt xem 0
Khi bạn đã hoàn thành tác phẩm của mình, có một vài khái niệm quan trọng bạn cần hiểu để có kết quả in ấn tốt nhất có thể.

LPI
LPI – Lines Per Inch (số dòng kẻ trên mỗi inch), được sử dụng như một phép đo của kích cỡ halftone và đã được đề cập đến một ít trong chương 6. Đây là một thông số quan trọng để kiểm tra máy in của bạn và biết LPI nào được sử dụng. LPI kiểm soát kích cỡ của các chấm halftone. Trong suốt quá trình in, mực in có khuynh hướng dàn trải một ít. Đây chính là “Dot Gain” (tạm dịch “Tăng các chấm”). Nếu halftone của bạn quá mịn cho in  trên giấy, các chấm của bạn sẽ bị tràn mép trang (bleed – lưu ý là bleed không xảy ra với máy in Laser [chú thích của người dịch]) thành một sản phẩm khác tối hơn mà bạn không mong đợi. Nếu chỉ số LPI cao tới 150 có thể phù hợp cho in ấn trên giấy với chất lượng cao, nhưng không tốt cho quá trình in báo. Chỉ số LPI từ 65 – 85 có một ít hạt mực xuất hiện nhưng có thể in được gần đạt độ tương phản của hình gốc. Nhưng không may là chất lượng giấy và mực bạn không kiểm soát được. Máy in thông thường có một khoảng thích hợp cho quá trình in. Nếu bạn hiểu một số vấn đề trong quá trình in, bạn có thể sử dụng kinh nghiệm của mình để tránh một số lỗi hiển nhiên gặp phải.

Hiểu biết về LPI của máy in dự kiến sẽ dùng để in tác phẩm của bạn là điều quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của bạn về độ phân giải bạn sẽ sử dụng. Vì nếu halftone của bạn quá lớn, bạn sẽ không thể xem được nhiều chi tiết, vì vậy, bạn không cần chọn độ phân giải quá lớn. Một nguyên tắc cho việc lựa chọn giữa LPI và độ phân giải (dpi) ảnh bạn sẽ làm là DPI của bạn nên gấp đôi giá trị của LPI. Một trang tô màu tối ưu được in tại LPI bằng 133 hoặc 150. Trong trường hợp này, độ phân giải của file nên lá 266 hoặc 300 dpi. Hãy chú ý là nó chỉ ứng dụng cho halftone. Nếu bạn có 100% màu đen cho các đường chi tiết, đó không phải là halftone và có thể xuất hiện một ít răng cưa tại độ phân giải 300 dpi. Bất kỳ đường màu đen nào mà chúng ở trạng thái trực tiếp chống lại halftone đều khó sử dụng cho màu vết (spot).

Đặt dung sai trong quá trình in (trap)
Quá trình in ấn gồm 4 quá trình với 4 màu khác nhau: Cyan, Magenta, Yellow và Black – các màu cơ sở. Mỗi một trang in màu đều phải thực hiện qua 4 quá trình này trên 4 đĩa khác nhau của máy in nên việc ghi vào bộ nhớ (hay đăng ký in ở mỗi đĩa) của máy in là một vấn đề lớn.
Nếu trang giấy của bạn di chuyển chỉ một chút, có thể sẽ có khe hở giữa các đường chi tiết và màu sắc.



Khi bạn thiết kế cái gì đó như bạn thấy ở bên trái, chuyển giao khi đăng ký tại máy in có thể làm cho bản in cuối nhìn như ví dụ bên phải
Máy in của bạn có thể hỏi bạn có muốn đặt dung sai khi in hình ảnh của bạn. Quá trình đặt dung sai (Trapping) là quá trình điều chỉnh dung sai của mỗi đĩa dưới đĩa màu đen. Điều này được thực hiện bằng cách mở rộng dải màu một chút để chúng có thể chuyển đăng ký trong suốt quá trình in, chúng sẽ không gây ra ảnh hưởng tối tệ nào. PTS có thể điều chỉnh cho bạn một cách tự động. Chuyển tài liệu của bạn sang chế độ màu CMYK, bạn có thể chỉ đặt dung sai trên tài liệu ở chế độ CMYK, không thể ở chế độ RGB. Đặt dung sai bằng cách sử dụng Image > Trap và sử dụng các giá trị pixel mà máy in của bạn yêu cầu.

Chút kiến thức về đồ họa Chương 6: Phần tham khảo
13:32 20 thg 1 2012Công khai0 Lượt xem 0
Đây là một cái nhìn tổng quan về thế nào là việc tô màu kỹ thuật số. Bạn có thể tin hay không thì tuỳ bạn vì có nhiều giới hạn kỹ thuật cố hữu của định dạng kỹ thuật số. Những khái niệm này sẽ không có tác động lớn đối với bạn trong ngày hôm nay, nhưng chúng lại rất quan trọng cho việc hiểu biết nâng cao về PTS. Các máy tính sử dụng hệ nhị phân, chúng lưu dữ liệu bở hàng loạt số 1 và 0 mà được gọi là các bit. 8 bit liên tiếp là một byte. 1024 byte là 1 kilobyte và 1024 kylobytes là 1 megabyte. Tiếp theo là Gigabyte, Terabyte, Petabyte, Exabite, Zettabyte và cuối cùng là Yottabyte. Các hình đồ hoạ thường mô tả bởi một số lượng các bit để xác định mỗi pixel. Một bức ảnh 1 bit lá một bức ảnh đơn sắc. Một bức ảnh 8 bit sẽ hỗ trợ 256 màu hoặc các giá trị đơn sắc. Các bức ảnh trong PTS ở chế độ màu RGB là những bức ảnh với 24 bit màu. Nếu bạn xem trong Palette Channels đang bật, bạn sẽ chỉ thấy 3 kênh màu 8-bit riêng rẽ đang: một cho dữ liệu màu đỏ (red), một cho dữ liệu màu xanh lá cây (green), một cho dữ liệu xanh da trời (blue). Mỗi một kênh 8-bit có tổng 256 giá trị màu có thể mà có tới 3 kênh màu, khi kết hợp bạn sẽ có 256 x 256 x256 = một dải màu rất lớn tới 16,7 triệu màu. Đây là giải giá trị màu có thể và thường được gọi là Không gian màu – Color Space. Bạn thấy với 16,7 triệu màu dường như là một giá trị lớn nhưng đôi khi, giá trị này vẫn không đủ. 

Đôi khi, khi bạn tạo một sự chuyển màu nhạt dần giữa hai màu tương tự nhau thì giới hạn của chúng có thể bị vết. Nếu không có đủ giá trị màu giữa hai điểm của sự chuyển màu nhạt dần, bạn có thể nhìn thấy khoảng cách  riêng giữa sự chuyển màu nhạt dần này. Đây là một hiện tượng lạ và được xem như là dải màu. PTS cho bạn tuỳ chọn phối màu (hay hoà sắc – Dithering) của sự chuyển màu nhạt dần. Đây là phương pháp phân tán các pixel từ cả hai phần của 2 màu tạo thành giải màu mờ nhạt hơn. 

Các giới hạn của 24-bit màu trở nên rõ ràng hơn khi bạn bắt đầu chỉnh sửa hình ảnh của bạn. Sự thay đổi màu cơ bản, mức độ điều chỉnh, độ sáng và độ tương phản và cả sắc thái/độ bão hoà màu (Hue/Saturation) thay đổi có thể là kết quả của các thông tin trong bức ảnh của bạn bị mất đi. Nguyên nhân là một vài thuật toán mà PTS sử dụng để tính toán các thay đổi mới có thể bị chỉnh sửa giá trị trong các kênh màu 8-bit của bạn. Bạn có thể điều chỉnh các dữ liệu và kết quả là sự thể hiện thành một bức ảnh mà bạn có thể quan sát được, như vậy, bạn đã mất dữ liệu khi bạn làm điều đó. Các thay đổi tỷ mỷ hầu như không nhận ra sự mất mát dữ liệu, nhưng nếu một thay đổi lớn thì có thể bỏ đi bức ảnh của bạn với một vùng lớn chỉ với một ít đến không có thay đổi trong các giá trị pixel. Nếu ban muốn thao tác lại trên một phần bức ảnh, PTS sẽ giảm thông tin tính toán với vùng đó và vùng ảnh bạn thao tác sẽ có độ chi tiết cao hơn. Tôi đề cập đến điều này như Pixel Rich và Pixel Poor. Nếu bạn tò mò muốn biết dải màu đầy đủ trong hình ảnh của bạn, PTS cho phép bạn xem bằng cách sử dụng Histogram Tool – Ctrl + H. Công cụ này thăm dò và hiển thị toàn bộ dải dữ liệu màu sắc trong hình ảnh của bạn. Một bức ảnh tốt, như một bức ảnh chụp được quét (scan), sẽ có dữ liệu dạng đường cong mềm mại hình như cái chuông. Với những bức ảnh có sự thay đổi lớn thông thường có dải dữ liệu màu sắc bị xoá bỏ hoặc cấu trúc nhiều phần nhọn, việc khám phá các vấn đề tiềm ẩn trước cho việc sửa chữa về sau này. Tôi giới thiệu điều này vì các bức ảnh tạo ra trong PTS có thể thuộc nhóm Pixel Poor khi băt đấu. Những bức ảnh chúng ta tạo ra trong suốt quá trình tô màu hoặc vẽ kỹ thuật số thường hay sử dụng các Bursh chuẩn và công cụ Airbrush, điều này trên thực tế tạo ra ít sự thay đổi trong giá trị pixels và hầu như khoôg hoà sắc. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể chịu ảnh hưởng lớn do mất mát dữ liệu vì các hiệu chỉnh chung được lặp lại. Bạn hãy luôn nhớ những điều này khi bạn làm việc và chỉnh sửa các hình ảnh của bạn.

48-bit màu. Một trong những cách làm tăng không gian màu. 48-bit màu sử dụng 3 kênh 16-bit để mô tả màu sắc thay vì 3 kênh màu 8-bit. PTS 7.0 chỉ hỗ trợ giới hạn 48-bit màu cho khả năng chỉnh sửa. PTS 8 hứa hẹn sẽ hỗ trợ tất cả nhưng khi cuốn sách này được viết phiên bản này vẫn phát hành.

Chế độ màu và Không gian màu
Hầu hết việc tô màu được hàn thiện trong chế độ RGB hoặc CMYK của PTS. Mỗi một chế độ có không gian màu riêng biệt với những thuận lợi và khó khăn nhất định như đã nói tới trong chương trước. Cái quan trọng phải chú ý là nhiều chế độ mà PTS hỗ trợ có không gian màu riêng của nó và quá trình dịch một tài liệu giữa các chế độ có thể cắt xén bớt dữ liệu.

Chế độ LABPTS sử dụng màu LAB như nó sở hữu mẫu màu nội bộ, vì vậy thật quan trọng để hiểu một vài thuận lợi để bạn có thể sử dụng được một ít chế độ này. Khi bạn chuyển đổi giữa các chế độ, PTS sẽ sử dụng chế độ màu LAB để chuyển đổi màu sắc của bạn. Mẫu màu LAB thực hiện một công việ tuyệt vời là bảo toàn màu sắc trong suốt quá trình dịch nếu nó nằm trong không gian màu của chế độ mới.
Thay vì chia tách màu sắc của một bức ảnh thành 3 kênh như trong chế độ RGB, màu trong chế độ LAB được định nghĩa gồm kênh Lightness (L) và 2 keêh màu (A) và (B). Các kênh màu sẽ định nghĩa một đồ thị dốc giữa đỏ, xanh lá cây và xanh da trời với màu vàng. Thông tin về độ sáng trên kênh L có thể chứng minh rất hữu ích cho nhiều nhiệm vụ chỉnh sửa. Dodging và Burning là 2 kênh đơn cho phép bạn kiểm soát giá trị mà không làm biến đổi thông tin màu sắc. Bạn có thể làm sắc nét hay bổ sung các hạt màu vào bức ảnh rất tốt, nhưng không ảnh hưởng tới màu thao tác.

Bạn hãy nhớ những thông tin đặc biệt về chế độ màu này, trong tương lai, có thể nó sẽ rất hữu ích cho các thao tác chỉnh sửa hình ảnh của bạn.
==================================
Có một số lượng lớn nguồn tài liệu tham khảo trực tuyến có thể cho những ai quan tâm đến việc học về nghệ thuật đồ hoạ kỹ thuật số. Đây là danh sách một số nguồn tài liệu được chú ý nhất:

Các web site của các công ty:
Adobe.com (http://www.adobe.com) các tin tức mới nhất về Photoshop, update các chương trình và các forum của người sử dụng. Đây là nguồn tài liệu tham khảo dồi dào nhất. Adobe cũng duy trì một vài tutorials và các kho tài liệu trực tuyến. thêm vào đó, Adobe cũng cung cấp miễn phí các buổi thảo luận cho nhiều chương trình của họ trong nhiều thành phố ở Mỹ mà bạn có thể đăng ký trên trang web. Tôi khuyên bạn nên đăng ký nhận bản tin của họ.

Adobe Studio Exchange (http://share.studio.adobe.com) - trước đây là ActionXchange, Adobe bây giờ quản lý nguồn tài liệu tham khảo tuyệt vời cho việc chia sẻ các action, plug-in, các phần mở rộng và các tutorial cho các chương trình của họ. Các file mới và các kỹ thuật mới được cập nhật hàng ngày.

Wacom.com (http://www.wacom.com) - một nguồn tài liệu tham khảo tuyệt vời cho thông tin về các bảng của họ, các driver cập nhật mới và các phần mềm trọn gói đặc biệt hay được bán với giá đặc biệt. Họ cũng duy trì một số các Tutorials trong phần “Tip” của họ. Tôi khuyên bạn nên đăng ký nhận bản tin của họ.

Các Forum về Nghệ thuật đồ hoạ Kỹ thuật số:Sijun.com (http://forum.sijun.com) - Forum lâu nhất vầ đồ hoạ Kỹ thuật số trên mạng. Với hơn 10.000 thành viên từ người mới học cho đến các chuyên gia. Forum này thực sự là một điểm nhấn về nghệ thuật tô vẽ và kỹ thuật tô  vẽ.
Eatpoo.com (http://www.eatpoo.com/phpBB2/index.php) Một forum mới của Sijin.
Conceptart.org (http://www.conceptart.org) - có một ít khái niệm về nghệ thuật trên trang này. Bù lại, điểm nổi bật của Forum là có rất nhiều các forum chuyên sâu cho các nghệ sỹ đồ hoạ ở tất cả các thể loại. Nó cũng có nhiều gallery của các nghệ sỹ chuyên nghiệp.

Tin tức nghệ thuật đồ hoạ Kỹ thuật số:
CGChannel.com (http://www.cgchannel.com) - Tin tức hàng này và các đặc trưng về tất cả các ngành công nghiệp đồ hoạ. Trang này cũng có một forum cho các nghệ sỹ thiết kế đồ hoạ.

InsideCG.com (http://www.insidecg.com). Một trang về tin tức hàng ngày khác, nó cũng có điểm đặc biệt là có một forum cho các nghệ sỹ đồ họa với điểm mạnh là về 3D.

CGNetworks.com (http://www.cgnetworks.com) - một trag khác cũng có các thông tin hàng ngày. Cũng có forum về đồ hoạ. Nhiều thành viên năng nổ và các ứng dụng riêng cho forum.

GFXArtist (http://www.gfxartist.com) - một web site được thiết kế để tìm kiếm về nghệ thuật trên mạng. Một nơi dành cho trao đổi và học tập về nghệ thuật kỹ thuật số. Các thành viên có thể post bài.

Các trang web về tô màu:
ComicColor.com (http://www.comiccolors.com) - Một web site với các gallery và các Tutorial chuyên nghiệp cho nghệ thuật tô màu. Tuy không được cập nhật thường xuyên nhưng có một số nguồn tài liệu tham khảo đáng quan tâm và các liên kết khác.

GutterZombie.com (http://www.daveco.com/gutterzombie/index.php) - một diễn đàn về tô màu được duy trì bởi Dave McCaig và Brian Reber. Đây thực sự là một hoạt động tuyệt vời với nhiều đóng ghóp chuyên nghiệp.
--------
Photoshop tiếng Việt
http://www.vietphotoshop.com
 

Web site đầy đủ và tuyệt vời nhất dành cho học PTS bằng tiếng Việt. Ngoài diễn đàn, bạn có thể truy cập thư viện hình ảnh với hàng ngàn tác phẩm đồ hoạ đẹp cho nguồn tư liệu sáng tác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét