Hồi đầu tiên trường nhỏ chút xíu, nằm
bên kia đường xéo xéo nhà thờ, làm bằng gỗ lợp tôn, là trường tư thục và chỉ có
một lớp học đệ nhất cấp. Kế bên trường là nhà đèn, ở phía sau nhà đèn có cái
sân bay dã chiến, lâu lâu có mấy chiếc máy bay trực thăng và máy bay con sâu ghé
lại. Có vài lần chở bọn nhỏ học lớp nhứt – tức là lớp 5 bây giờ bằng trực thăng
bay tuốt về Sài Gòn cho coi Sở thú.
Hồi đó chiến tranh đì đùng tối ngày,
hễ ông già đổi đi đâu thì đùm núm con cái lếch thếch chạy theo, nên học hành bữa
đực bữa cái. Mà hễ nghĩ học nhiều quá thì ở lại lớp nên học cùng nhau mà hơn ba
bốn tuổi là chuyện bình thường. Mà nhứt là thầy giáo môn Toán phong độ thấy ớn,
gặp cô học trò bắt đầu trổ mã thì ưu ái hơn mấy đứa con nít hỉ mũi chưa sạch. Dạy
học trò thấy chưa hiểu thì dạy tới dạy lui cho tới khi nào được mới thôi. Nên
nhiều khi học trò đứa này ghẹo đứa kia:
- Ê ê, người ta giảng kỹ vậy mà còn
không chịu hiểu kìa.
Thầy Anh văn thích chuối chiên. chanh muối và ổi nữa. Nhưng món
thầy hảo nhứt là chuối chiên thôi, ăn mấy cái cũng hết, Thầy có một cái ghét là
ghét… dầu khuynh diệp. các bạn cùng lớp, hễ cứ bữa nào không thuộc bài Anh văn
thì thủ trong mình chai khuynh diệp hễ thầy kêu lên thì lẹ lẹ đổ ra lòng bàn
tay. Lên đứng gần thầy trả bài thầy bịt mũi la oái oái chê giống mùi bà đẻ vậy
là đuổi đi xuống. Thoát.
Ngoài ra, trong lớp hoa lớn còn có một nhân vật vô cùng đặc
biệt Sở dĩ nói đặc biệt không phải vì đẹp trai mà tại vì là …. chú tiểu. Chú tiểu
chăm chỉ, mặc dù trong bộ áo nhà tu và cái
tóc đặc biệt hấp dẫn tia nhìn người khác, chú vẫn siêng năng học tập. Cả lớp còn nhớ tới một kỷ
niệm rất qúy giá về chú như vầy nè:
Bữa đó là giờ Anh văn của cô Diệp, cô kiểm tra ngữ vựng,
cô giơ cây thiết bảng lên và hỏi :
- Ruler nghĩa là gì?
Cả lớp im phăng phắc. Cô bắt đầu vung thiết bảng chỉ về ….. Im lặng, đét một cái và - Quỳ lên.
Tiếp tới là …. Đét và quỳ lên. Rồi … đét và quỳ lên.
Làm một hơi hơn nửa lớp. Càng đánh cô càng tức mình. May
sao, có chú tiểu kịp ứng cứu. Không biết là thông minh tự phát hay cần cù học gạo
mà chú thưa:
- Dạ thưa cô ruler là cây thước ạ.
Cô khen chú tiểu giỏi và ra lệnh cho mấy người đương quỳ
được tha bỗng
Người học giỏi nhứt là Võ Hồng Sơn. Nhưng một hôm đi theo
mẹ cho đi theo xe chở gỗ, xe gỗ bị lật, Sơn qua đời. Thầy Hiệu trưởng thương
quá, tổ chức làm lễ truy điệu cho Sơn, và học sinh các lớp trong tuần đó tham
gia tuần lễ học tập tấm gương sáng của Sơn.
Chuyện của lớp chị Thanh tiếp theo
Kê ra đây tên tuổi mấy thầy dạy:
Năm lớp 6: 69 - 70 Chủ nhiệm cô Đinh Diệu Thu
Việt văn: Đặng thị Hoàng Huệ
Công dân + Sử địa: Đinh Diệu Thu
Sinh ngữ: Nguyễn Trọng Khoan
Toán + Hóa: Bùi Văn Tuấn
Vạn vật; Đinh Diệu Thu
Họa: Đinh Diệu Thu
Năm lớp 7: 70 - 71 Chủ nhiệm Thầy Đỗ Cao Thạnh
Việt văn: Đặng thị Hoàng Huệ
Công dân + Sử địa: Đinh Diệu Thu
Sinh ngữ: Nguyễn Thị Diệp
Toán + Hóa: Đỗ Cao Thạnh + Phạm Văn Quốc
Vạn vật; Đinh Diệu Thu
Họa: Đỗ Cao Thạnh
Năm lớp 8: 71 - 72 Chủ nhiệm cô Nguyễn Thị Diệp
Việt văn: Trương Văn Lý
Công dân + Sử địa: Nguyễn Văn Năng - Phạm Văn Quốc
Sinh ngữ: Nguyễn Thị Diệp
Toán + Hóa: Phạm Văn Quốc - Nguyễn Hiếu Tình
Vạn vật; Nguyễn Văn Năng
Họa: Nguyễn Thị Diệp
Năm lớp 9: 72 - 73 Chủ nhiệm cô Chế Thị Nhân Hòa
Việt văn: Vũ Đình Thanh
Công dân + Sử địa: Nguyễn Văn Năng + Vũ Đình Thanh
Sinh ngữ: Chế Thị Nhân Hòa
Toán + Hóa: Phạm Văn Quốc
Vạn vật; Nguyễn Văn Năng
Họa: Chế Thị Nhân Hòa
1. Thầy Khoan làm Hiệu trưởng. Nghe nói thầy học giỏi lắm, Tiến sĩ hay Thạc sĩ Văn chương gì đó. Mà hồi xưa cái trường nằm gần sân bay, mỗi lần máy bay lên xuống là chui xuống bàn nấp.
2. Cô Thu đeo kính, cao cao ốm ốm hay hát bài Suối mơ. Một hôm giờ ra chơi, bạn Vương tự xưng là vua. Tiếp theo cao hứng mở luôn Hội nghị Diên Hồng. Đang hô hào: Hòa hay Đánh, trả lời Đánh. Đang vui vẻ thì cô xuất hiện: đánh. vậy là quỳ gối cả lớp luôn.
3. Sợ nhất là thầy Quốc mỗi khi đi nhậu về, học trò thấy thầy mặt đỏ thì im thin thít
4. Thầy Thanh thấy 2 bên nam nữ ném giấy qua lại liền mắng: Không lo học mà lo viết thư tình yêu. Tôi nói cho biết không học mai mốt ra đời ở cái xã hội này thì đạp xích lô cũng phải có tú tài.
5. Thầy Năng thích Bích Hà. Hôm đó giờ nhạc 2 đứa làm bài giống y như nhau mà thầy cho hà 20 còn Thanh chỉ 16. Tức quá Thanh mang 2 bài lên kiện. thầy không cãi được liền ghi vào bài của Thanh: con gái mà viết chữ kiểu Phăng tê di
Năm lớp 6: 69 - 70 Chủ nhiệm cô Đinh Diệu Thu
Việt văn: Đặng thị Hoàng Huệ
Công dân + Sử địa: Đinh Diệu Thu
Sinh ngữ: Nguyễn Trọng Khoan
Toán + Hóa: Bùi Văn Tuấn
Vạn vật; Đinh Diệu Thu
Họa: Đinh Diệu Thu
Năm lớp 7: 70 - 71 Chủ nhiệm Thầy Đỗ Cao Thạnh
Việt văn: Đặng thị Hoàng Huệ
Công dân + Sử địa: Đinh Diệu Thu
Sinh ngữ: Nguyễn Thị Diệp
Toán + Hóa: Đỗ Cao Thạnh + Phạm Văn Quốc
Vạn vật; Đinh Diệu Thu
Họa: Đỗ Cao Thạnh
Năm lớp 8: 71 - 72 Chủ nhiệm cô Nguyễn Thị Diệp
Việt văn: Trương Văn Lý
Công dân + Sử địa: Nguyễn Văn Năng - Phạm Văn Quốc
Sinh ngữ: Nguyễn Thị Diệp
Toán + Hóa: Phạm Văn Quốc - Nguyễn Hiếu Tình
Vạn vật; Nguyễn Văn Năng
Họa: Nguyễn Thị Diệp
Năm lớp 9: 72 - 73 Chủ nhiệm cô Chế Thị Nhân Hòa
Việt văn: Vũ Đình Thanh
Công dân + Sử địa: Nguyễn Văn Năng + Vũ Đình Thanh
Sinh ngữ: Chế Thị Nhân Hòa
Toán + Hóa: Phạm Văn Quốc
Vạn vật; Nguyễn Văn Năng
Họa: Chế Thị Nhân Hòa
1. Thầy Khoan làm Hiệu trưởng. Nghe nói thầy học giỏi lắm, Tiến sĩ hay Thạc sĩ Văn chương gì đó. Mà hồi xưa cái trường nằm gần sân bay, mỗi lần máy bay lên xuống là chui xuống bàn nấp.
2. Cô Thu đeo kính, cao cao ốm ốm hay hát bài Suối mơ. Một hôm giờ ra chơi, bạn Vương tự xưng là vua. Tiếp theo cao hứng mở luôn Hội nghị Diên Hồng. Đang hô hào: Hòa hay Đánh, trả lời Đánh. Đang vui vẻ thì cô xuất hiện: đánh. vậy là quỳ gối cả lớp luôn.
3. Sợ nhất là thầy Quốc mỗi khi đi nhậu về, học trò thấy thầy mặt đỏ thì im thin thít
4. Thầy Thanh thấy 2 bên nam nữ ném giấy qua lại liền mắng: Không lo học mà lo viết thư tình yêu. Tôi nói cho biết không học mai mốt ra đời ở cái xã hội này thì đạp xích lô cũng phải có tú tài.
5. Thầy Năng thích Bích Hà. Hôm đó giờ nhạc 2 đứa làm bài giống y như nhau mà thầy cho hà 20 còn Thanh chỉ 16. Tức quá Thanh mang 2 bài lên kiện. thầy không cãi được liền ghi vào bài của Thanh: con gái mà viết chữ kiểu Phăng tê di
lớp chị Thanh - phần bổ sung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét