Vẻ đẹp lung linh của thác Niagara
Thác Niagara là đường biên giới tự nhiên tuyệt đẹp nằm
giữa hai quốc gia Mỹ và Canada. Thác cao 50m, là một trong hai ngọn
thác lớn nhất thế giới. Tới đây, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi khung
cảnh hùng vĩ lẫn vẻ đẹp quyến rũ trong suốt cả ngày và đêm.
Ban ngày, thác tung bọt trắng xóa dưới ánh nắng mặt
trời sẽ tạo nên những chiếc cầu vồng rực rỡ lúc ẩn lúc hiện. Khi màn đêm
buông xuống, cả dòng thác sẽ trở thành dòng ánh sáng lung linh, huyền
ảo với những dàn đèn nhiều màu sáng được lắp quanh thác. Mời các bạn
ngắm hình ảnh của dòng thác Niagara hùng vĩ nổi tiếng thế giới, ảnh trên
China.org.cn.
|
Thác Niagara cao khoảng 50m, du khách có thể nhìn thấy thác từ khoảng cách xa vài chục mét. |
|
Thác đẹp nhất vào mùa thu và mùa đông với những rặng cây lá vàng, lá đỏ chạy dọc ven bờ. |
|
Cầu vồng lúc ẩn lúc hiện bên thác. |
|
Du khách đến đây có thể đi bộ vòng quanh thác, đứng trên cầu chiêm
ngưỡng dòng Niagara từ xa hoặc đi tàu vào sát dòng thác lớn để thử cảm
giác mạnh. |
|
Ở giữa thác còn có nhiều đảo nhỏ. |
|
Nhiều người lựa chọn cách đi tàu lớn để ngắm cận cảnh dòng thác. |
|
Với những chiếc thuyền nhỏ, những người ưa phiêu lưu, mạo hiểm có thể tiến gần sát ngọn thác. |
|
Ban đêm, hệ thống đèn màu rực rỡ chiếc sáng làm ngọn thác sáng bừng. |
|
Dòng thác lung linh khi đêm xuống. |
|
Thác Niagara là nơi tổ chức nhiều lễ hội, buổi bắn pháo hoa. |
Ngắm hoàng hôn ngoạn mục ở Manhattanhenge
Không
giống như hoàng hôn màu hồng, đỏ và da cam như bạn đã từng thấy, hoàng
hôn Mahattanhenge là một điều đáng kinh ngạc đối với bất cứ du khách nào
tới New York.
Tại
Big Apple (biệt danh của thành phố New York của Mỹ), bạn sẽ được chiêm
ngưỡng màn trình diễn ánh sáng ngoạn mục, ánh sáng của hoàng hôn
Manhattanhenge chiếu xuống các tòa nhà chọc trời khiến cho bóng của
những tòa nhà hiện ra lờ mờ trên các đường phố New York. Khoảng thời
gian mà hoàng hôn xuất hiện sớm trong ngày gây không ít khó chịu cho số
đông người đi bộ trên đường vì ánh sáng chiếu thẳng vào mặt. Nhưng đến
tháng cuối mùa hè thì hiện tượng Manhattanhenge sẽ thay đổi, diễn ra
chậm hơn, khoảng lúc 8h tối. Khi mặt trời nằm thẳng hàng với đường phố
Manhattan, chạy từ đông sang tây, với ánh sáng đầy đủ và rõ ràng chiếu
sáng các con phố một cách rực rỡ nhất trông giống như người ta bật điện
đường vậy.
Hoàng hôn Manhattanhenge đôi khi còn
được gọi là điểm chí Manhattan. Đây thực ra chỉ là một hiện tượng tự
nhiên xuất hiện giữa năm ở New York. Hiện tượng này diễn ra khi mặt trời
lặn nằm thẳng hàng với các tuyến phố đông - tây thuộc mạng lưới đường
phố chính tại các quận Mahattan thuộc thành phố New York.
Thuật
ngữ “Manhattanhenge” có nguồn gốc từ Stonehenge - Những tảng đá cổ đại ở
nước Anh mà mặt trời cũng nằm thẳng hàng với các tảng đá trên các điểm
chí (bao gồm đông chí và hạ chí) tương tự như vậy. Thuật ngữ này lần đầu
tiên được đặt ra vào năm 2002 bởi Neil de Grasse Tyson - một nhà vật lí
thiên văn đồng thời ông cũng là giám đốc của Hayden Planetarium tại bảo
tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ.
|
Mặt trời thẳng hàng với các tảng đá Stonehenge - các tảng đá cổ đại ở nước Anh. |
Trong
năm nay, Tyson đã phát hiện ra mạng lưới các đảo ở quận Manhattan nằm ở
vĩ độ 30 về phía đông bắc, lệch đi so với vị trí ban đầu chính vì thế
mà hiện tượng Manhattanhenge diễn ra vào hai ngày khác nhau. Đó là ngày
30 và ngày 12/7. Thông thường thì nó diễn ra hai ngày liên tiếp từ 20
đến 22 trước và sau hạ chí. Và ngày 12/7 này lại trùng với ngày chính
thức mở cửa của môn bóng chày All Star, đối với người Mỹ thì đây thực sự
là một ngày đáng nhớ. Giả sử như mạng lưới các đảo Manhattan nằm hoàn
toàn đúng vị trí ở phía bắc không phải là phía đông bắc thì hiện tượng
Manhattanhenge sẽ rơi đúng phân điểm mùa thu và mùa xuân chứ không phải
mùa hè.
Địa
điểm và cách thức xem hiện tượng này hiệu quả nhất là ở phía đông thị
trấn Manhattan. Đi lên trên tuyến phố thứ 14 đến 57, bạn sẽ chiêm ngưỡng
quả cầu lửa chói chang với toàn bộ ánh nắng mặt trời đi xuống phía tây,
đẹp tuyệt vời xung quanh những tòa nhà chọc trời. Giống như hoàng hôn
đi xuống thung lũng, điều khác biệt ở đây là những ngọn núi được thay
thế bằng những toà nhà thép chọc trời và thung lũng ở đây là những tuyến
phố.
Điều
tuyệt vời này tương tự như ngắm hoàng hôn khuất dạng trên đỉnh núi vậy
nhưng ánh sáng của nó ngoạn mục hơn nhiều. Chính vì ánh sáng rực rỡ của
nó mà bạn có thể thấy bóng của mình cũng như tòa nhà cao tầng in hình
trên con phố.
|
Người và tòa nhà in bóng xuống đường phố. |
Mặc
dù thành phố New York là địa điểm rất nổi tiếng cho hiện tượng này,
nhưng bạn đến thành phố Chicago và Toronto lúc bình minh hay hoàng hôn
cũng được ngắm phiên bản Manhattanhenge mang một nét riêng. Hiện tượng
Chicagohenge bắt đầu vào khoảng 25 tháng 9 trong khi Torontohenge ở
Canada xuất hiện trong khoảng 25 tháng 10 và 16 tháng 2.
Nếu
bạn bỏ lỡ cơ hội ngắm nhìn Manhattanhenge vào tháng trước, bạn cũng có
thể nắm bắt cơ hội này một lần nữa thoáng qua bức xạ của nó trong suốt
thời gian đông chí, khoảng đầu tháng 12. Tuy nhiên bạn phải thức dậy
thật sớm, vào lúc bình mình vì hiện tượng đảo ngược và xảy ra trong thời
gian mặt trời mọc. Dù vào thời điểm nào bạn ngắm nhìn hiện tượng
Manhattanhenge, nó cũng mang đến cho bạn một cảm giác khó diễn tả. Kết
thúc một ngày của bạn với hoàng hôn đẹp như tranh vẽ hay thức dậy với
mặt trời mọc tuyệt đẹp là tất cả những gì bạn sẽ được chiêm nghiệm trong
kì nghỉ của mình.
Tháp đá đẹp lạ lùng tại hồ Mono
Hồ
Mono là một trong những khu nghỉ mát tự nhiên đẹp nhất ở California. Và
một trong những điều thú vị, hấp dẫn nhất mà bạn có thể được nhìn thấy
là tháp đá ngưng thôi thạch đẹp tuyệt mỹ.
Nằm
ở dưới chân núi Sierra Nevada và gần lối vào vườn quốc gia Yosemite, hồ
Mono có khung cảnh rất ngoạn mục và độc đáo với sự đa dạng của động vật
hoang dã và những tháp đá ngưng thôi thạch. Nếu đã đặt chân đến Hoa Kỳ
mà không viếng thăm nơi đây là một điều đáng tiếc cho bạn.
Hồ
Mono có nguồn gốc núi lửa, nhưng nó thực sự được hình thành bởi sự đứt
gãy của vỏ của trái đất. Những ngọn đồi nằm ở phía đông, phía bắc và
phía nam của hồ, chúng đều có nguồn gốc từ những ngọn núi lửa hoạt động
cách đây 350 năm.
Khu vực này bao gồm 14 vùng sinh
thái khác nhau, có khoảng 400 loài động vật có xương sống và hơn 1.000
loài thực vật. Như vậy nó là một trong những khu vực thiên nhiên giàu có
nhất của tiểu bang California. Hồ có 3/4 hệ sinh thái là 1 triệu năm
tuổi và phần còn lại lên đến 3 triệu năm tuổi. Vì thế mà Mono nằm trong
số những hồ lâu đời nhất nước Mỹ.
Vẻ đẹp đáng chú ý
của hồ là những tháp đá ngưng thôi thạch được hình thành từ vật liệu
cacbonat. Khi còn ẩn mình dưới nước, tháp ngưng thôi thạch trở thành một
cầu đất cho đông đảo cư dân trong hồ. Khi mực nước trong hồ Mono giảm
xuống sẽ để lộ ra những tháp đá đẹp trông thấy. Nhưng bên cạnh vẻ đẹp lộ
thiên của nó là ẩn chứa một mối đe dọa môi trường sống của cái loài
sinh vật trong hồ vì mực nước giảm rút dần do nhu cầu sử dụng nước của
người dân sống quanh đây tăng lên.
Trước đây có một
số đảo trong hồ và bây giờ nó đã trở thành bán đảo với sự xuất hiện của
những cư dân mới là động vật bò sát và có vú. Tôm từng là loài ngự trị
đông nhất khu vực này cũng trở nên khan hiếm, vì khả năng sinh sản giảm
do nồng độ muối trong hồ tăng cao. Đồng thời thảm thực vật như tảo cũng
giảm, đe dọa đến sự sinh tồn của các loài sinh vật trong hồ vì nguồn
thức ăn giảm. Các hạt phân tử sinh ra trong hồ truyền qua không khí cũng
trở nên độc hại với môi sống trường xung quanh.
Nếu
không có nguồn nước ngọt của các nhánh sông sinh ra từ hồ Mono, thì
người dân không thể khai thác nguồn nước một cách tùy tiện khiến cho
khối lượng nước của hồ giảm đến 50% theo như các nhà nghiên cứu môi
trường đã báo cáo. Theo thời gian, mực nước của hồ đã giảm xuống, độ sâu
25 m ban đầu của hồ đã không còn được giữ nguyên. Điều này đồng nghĩa
rằng nhiều tháp đá ngưng thôi thạch lộ ra trên mặt nước, khô như xương
rồng hóa đá. Và kéo theo cả một hệ sinh thái phát triển hàng ngàn năm
qua thay đổi một cách nhanh chóng và đột ngột.
Những
người dân sống gần hồ đã bắt đầu chú ý đến sự thay đổi này và đi đầu
trong việc bảo vệ hồ là David Gaines, ông đã thành lập một ủy ban bảo vệ
hồ Mono vào năm 1978 và nhanh chóng bắt tay vào công việc mới này. Kết
quả thu lại khá khả quan, với những thành tựu ban đầu mang tính bước
ngoặc. Chính những nổ lực của ủy ban bảo vệ hồ mà nguồn tài nguyên nước
đã được kiểm soát. Lệnh bảo vệ hồ chính thức được thực thi vào năm 1994.
Kể từ đó, mực nước của hồ tăng dần lên nhưng cũng không vượt qua cái
ngưỡng ban đầu. Các cột ngưng thôi thạch hiện ra hoàn toàn hơn, trong
khi quá khứ nó chỉ hiện ra ở vào một thời điểm nhất định trong năm, khi
mực nước trong hồ giảm xuống theo mùa.
Người người
đến chiêm ngưỡng tháp đá, nhưng ít ai biết chúng được hình thành như thế
nào, với những hình thù kì quái mà không giống như những tảng đá bình
thường khác. Hồ Mono thu hút khá đông khách tham quan đặc biệt là những
nhiếp ảnh gia bị nơi này cuốn hút như một nam châm.
Đây là một số hình ảnh về tháp đá ngưng thôi thạch tại hồ Mono.
Thời
gian tốt nhất để thăm hồ Mono là đầu buổi sáng, để chiêm ngưỡng tháp đá
đẹp uy nghi dưới ánh mặt trời lúc rạng đông hoặc cuối buổi chiều để
nhìn thấy những chú bồ nông và mòng biển chao liệng tìm về chốn nghỉ
trên những tháp đá. Dù bạn bỏ ra hàng giờ để khám vẻ đẹp thiên nhiên nơi
đây hay chỉ là trong chốc lát, chỉ một cái nhìn thoáng qua cũng đủ lưu
lại trong tâm trí của bạn những hình ảnh đẹp đẽ về hồ Mono.
Thăm công viên bướm lớn nhất thế giới
Từ
chỗ chỉ là nhà trưng bày bướm để phục vụ sở thích sưu tập của một cá
nhân, Butterfly World (bang Florida, Mỹ) đã trở thành công viên bướm lớn
nhất thế giới với diện tích hơn 40.400m2.
Butterfly
World có 6 khu vườn và lồng nuôi bướm ngoài trời, 2 phòng trưng bày
trong nhà, ngoài ra, còn có nhiều hạng mục khác như phòng thí nghiệm,
khu gây giống... Quần thể bướm ở công viên gồm hơn 10.000 con, thuộc 150
loài trên toàn thế giới.
|
Butterfly World (bang Florida, Mỹ) - công viên bướm lớn nhất thế giới với diện tích hơn 40.400m2. |
|
Butterfly
World có 6 khu vườn và lồng nuôi bướm ngoài trời, 2 phòng trưng bày
trong nhà, ngoài ra còn có nhiều hạng mục khác như phòng thí nghiệm, khu
gây giống... |
|
Phòng trưng bày trong nhà
|
Vì
hầu hết các loài bướm chỉ sống được từ 7 - 10 ngày, nên mỗi tuần,
Butterfly World phải bỏ ra từ 6.000 - 9.000 đô la để nhập khoảng 2.000
con bướm thay thế. Đó là chưa kể chi phí để nuôi các loại bướm bản địa,
mỗi lứa khoảng 1.000 con.
Loại bướm đắt nhất ở đây
có giá 15 đô la một con, nhập khẩu từ Australia. Các loại bướm khác có
giá trung bình 2 - 3 đô la. Để tạo môi trường sống và thức ăn cho bướm,
Butterfly World có cả một khu rừng nhiệt đới thu nhỏ với hang động, thác
nước cùng vô số cây leo có hoa, trong đó có 150 loài hoa lạc tiên.
Khuynh diệp, hồ tiêu phủ xanh mọi khoảng đất trống, tạo bóng mát cho
chim ruồi và vẹt.
|
Loài bướm Tree Nymph, Butterfly World |
|
Loài bướm Blue Pansy, Butterfly World |
|
Loài bướm Cethosia Hypsea, Butterfly World |
Ngoài
bướm, Butterfly World còn có một khu trưng bày riêng cho nhện, bọ cạp,
gián khổng lồ và một số loại côn trùng khác. Công viên không bán bướm
sống cho du khách, nhưng có bán nhộng bướm với giá từ 6 đô la trở lên
một con. Những người thích nuôi bướm còn có thể mua các loài cây mà bướm
ưa thích hoặc theo học các lớp làm vườn để tạo môi trường sống cho
bướm.
|
Công viên không bán bướm sống cho du khách, nhưng có bán nhộng bướm với giá từ 6 đô la trở lên một con. |
|
Bé gái ở Butterfly World
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét