a

Mời các bạn bấm vào cuối trang BÀI ĐĂNG CŨ HƠN để đọc tiếp. Những bài viết về trường Trung học Bán Công Định quán được đặt trong thư mục KÝ ỨC HỌC TRÒ.

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Về những bóng hồng trong nhạc của Trịnh Công Sơn Michiko - Hồng Nhung - Hoàng Anh

Michiko

12:24 1 thg 3 2012Công khai0 Lượt xem 0

Gần 20 năm gắn bó với đất nước hình chữ S, giáo sư Michiko Yoshii người Nhật xem Việt Nam như quê hương thứ hai. Bà kết hôn với người Việt, nói tiếng Việt, giúp đỡ trẻ cơ nhỡ và xây cầu tặng Việt Nam.

Một chiều mưa tháng 3 ở Sài Gòn, bằng nụ cười hiền, người phụ nữ này mở lòng với VnExpress.net về cuộc sống và tình yêu của đời mình. Yoshii nói được 6 thứ tiếng: Nhật, Pháp, Việt, Anh, Italy, Trung; thế nhưng bà rất kiệm lời.
Từ năm 1993, bà gắn bó với Việt Nam qua việc quyên tiền, tài trợ, kêu gọi, là đại diện tại Nhật cho các chương trình giúp đỡ trẻ em cơ nhỡ, xây cầu tặng những làng quê nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, Michiko Yoshii là giáo sư giảng dạy tại Trung tâm nghiên cứu giáo dục quốc tế tại Đại học Mie, miền trung nước Nhật.

Ở tuổi ngũ tuần, tóc đã điểm bạc, Yoshii vẫn giữ được vẻ trong trẻo, hồn nhiên hiếm có. Yoshii kể, lần đầu tiên bà đến Việt Nam là năm 1988 nhưng chỉ lưu lại 3 tháng rồi rời đi. Phải đến tháng 1/1993 bà mới bắt đầu sống và làm việc lâu dài ở Việt Nam với tư cách là người đại diện cho một công ty Nhật đóng tại TP HCM.
1.jpg


Bà Michiko Yoshii (người mặc áo sọc ca rô đứng giữa) cùng các học sinh Nhật chụp ảnh lưu niệm trong một buổi nói chuyện về chương trình Bạn trẻ em đường phố của Việt Nam. Ảnh: Hà Thanh.
Nữ giáo sư này bật mí thêm, mối tình của bà với Việt Nam bén duyên từ mùa thu năm 1988, lúc đó bà là sinh viên của một trường đại học tại Paris (Pháp). "Ở trường, tôi có dịp tiếp xúc với cộng đồng người Việt sống và học tập tại đây. Lúc đó tôi học tiếng Việt cho vui song, càng học càng thấy ngôn ngữ này hay quá. Tôi đâm ra say mê lúc nào không biết", bà kể.

Có một người bạn thân là Việt kiều Pháp, cuộc sống của Yoshii dần mở ra nhiều cánh cửa tiếp xúc với văn hóa Việt Nam. Những năm đại học, bà nghe mọi người kể về Thomas Soi, một người đàn ông Việt đang học cao học tại Paris thường giúp trẻ em nghèo, vận động quyên tiền cho chương trình Bạn Trẻ Em Đường Phố tại TP HCM. Vào thời điểm đó, bản thân Yoshii không thể ngờ rằng, người đàn ông trong câu chuyện kỳ diệu mình từng nghe kể sau này sẽ là người bạn đời tâm đắc của bà.

Cũng tại thủ đô nước Pháp, tâm hồn nhạy cảm của cô sinh viên Nhật bắt đầu mối giao cảm lạ kỳ với âm nhạc Việt Nam, điển hình là dòng nhạc trữ tình của Trịnh Công Sơn. Một lần được người bạn Việt kiều dẫn đi nghe nhạc, đó là lần đầu tiên Yoshii để lòng mình chìm đắm theo ca từ, giai điệu của bài tình ca Em còn nhớ hay em đã quên. "Tôi càng kinh ngạc hơn khi tận mắt chứng kiến một nữ sinh viên người Đức học tiếng Việt hát bài Diễm xưa và Nắng thủy tinh", bà tâm sự.
2.jpg


Một chiều mưa tháng 3, tại TP HCM, Michiko đánh đàn hát lại ca khúc Diễm xưa của Trịnh Công Sơn bằng tiếng Việt. Ảnh: Vũ Lê.
Năm 1990, Michiko quyết định làm đề tài cao học về nhạc Trịnh. Người phụ nữ này nhớ lại, thời điểm đó quá trình tập hợp, thu thập và nghiên cứu khó khăn vô cùng vì chưa có nhiều thông tin như hiện nay. Tại Pháp, bà phải lùng sục, sưu tầm băng cassette chủ yếu từ Mỹ nhập về. Bà tiết lộ thêm, có một số tài liệu cũ bà phải xin photo trực tiếp từ chính nhạc sĩ. Thời gian này, bà thường gọi điện từ Pháp về Việt Nam để nói chuyện với Trịnh Công Sơn, từ việc đếm cho đủ số bài, chia ra thành các dòng nhạc cho đến hoàn cảnh sáng tác những bài hát. Bà cho hay, vào thời điểm đó, công trình bảo vệ đề tài cao học của bà chủ yếu viết bằng cảm xúc là chính. Thế nhưng nhiều giáo sư, trong đó có Giáo sư Trần Văn Khê đánh giá cao đề tài của bà.

Năm 1993, Yoshii Michiko trở lại Việt Nam, sống và làm việc tại đây 13 năm. Trong câu chuyện của bà, TP HCM vào những năm 1990 không giống như bây giờ. Bà kể, đường phố Sài Gòn thời đó rất ít ôtô, cũng không có nhiều xe gắn máy, chủ yếu là xích lô, xe đạp. Cuộc sống của mọi người vô cùng khó khăn nhưng ai nấy đều nồng hậu, thân thiện. "Tôi gặp chồng tôi tại Sài Gòn vào năm 1993. Trước đó, năm 1990, chồng tôi cũng đi du học tại Pháp và tôi đã nghe nói nhiều về anh ấy nhưng chưa từng gặp", bà tâm sự.

Khi làm việc tại Việt Nam, được tăng lương, thu nhập khá, bà hỗ trợ tiền hàng tháng giúp trẻ cơ nhỡ trong chương trình Bạn trẻ em đường phố. Và đó cũng là những nốt nhạc mở đầu cho bản tình ca của họ. Năm 1994, Yoshii Michiko kết hôn cùng ông Trần Văn Soi (Thomas Soi). Ngày cưới, hai vợ chồng làm lễ ở nhà thờ, Michiko mặc áo đầm trắng. Tuy nhiên trong bữa tiệc gặp gỡ bạn bè, cô gái Nhật xuất hiện trong trang phục truyền thống áo dài như bao cô dâu Việt về nhà chồng.
"Chúng tôi có rất nhiều điểm chung. Cả hai từng sống ở Pháp, đều nói tiếng Pháp rất lưu loát. Ông xã tôi lúc đó không nói tiếng Nhật nhiều và chỉ bắt đầu học ngoại ngữ này sau khi kết hôn. Tuy nhiên điều đó cũng không ảnh hưởng gì vì ở nhà hai vợ chồng đều nói tiếng Việt", bà bộc bạch.
3.jpg




tcs-michiko

* đây là hình hiếm có của Michiko, do VK chụp. Các bạn biết Michiko là ai trong hình ?
Yoshii Michiko Michiko không phải là người nhật đầu tiên quan tâm đến VN và TCS. Người đầu tiên hát tác phẩm VN là ca sĩ Midori Satsuki, đã qua Việt Nam năm 1958, và hát, tại Hội Chợ Thị Nghè, bài Nắng Chiều.

Michiko khi đến Paris học, chưa biết VN và TCS. Sau khi tiếp xúc cộng đồng VN, cô ta bị thu hút bởi văn hóa VN, và từ đó đến tác phẩm TCS, và cuối cùng đến TCS
Michiko bỏ ra 4 năm học tiếng việt.
Cuộc đới Michiko không những quan tâm đến TCS, mà đang nghiên cứu các tác phẩm Pham Duy tại DH Tokyo Daigaku

Michiko không những gắn bó với TCS, mà cả với xã hội VN: Michiko tham gia “Chương Trình Bạn Trẻ Em Bụi Đời”, mở trường cho trẻ mồ côi, có 8 cơ sở ở Sài Gòn, quy tụ khoảng 1.700 em.

Và Michiko lập gia đình với 1 người VN sau đó






Về những bóng hồng trong nhạc của Trịnh Công Sơn -  Hồng Nhung

" Tôi 20 tuổi, nhỏ bé với đôi vai gầy guộc, còn anh, người đàn ông không tuổi, đôi mắt sáng, dáng xiêu xiêu. Tôi chào và nhận lấy sự trìu mến từ hơi ấm nơi bàn tay anh và chẳng còn để ý đến xung quanh mình đang có rất nhiều người nổi tiếng. Nhạc nổi lên, ai đó đang hát: Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi".
Đó là những hồi ức về Trịnh Công Sơn của một người con gái mà ông "không biết gọi là ai".
Đấy là khoảng thời gian mà tôi thấy không hề bận rộn và hối thúc, lúc thì quây quần bên những người bạn, đàn hát say sưa, khi thì đi xem tranh ở triển lãm, hay chỉ có hai anh em ngồi ở nhà anh, nơi nhìn ra khu vườn trải sỏi, mà trò chuyện bâng khuâng… Tôi bắt đầu tập những bản tình ca của anh, mở đầu bằng Em hãy ngủ đi. Anh hay nhìn tôi cười: "Sao người nhỏ mà hát mạnh quá vậy". Những tối cuối tuần, chúng tôi đến hát ở quán nhạc sĩ. Với tôi, nơi ấy là cả một vườn âm nhạc, của sự đồng cảm và vui thích:
"…Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh…".
"Anh Sơn ơi, có người phụ nữ nào đẹp đến thế này?". Anh nhìn tôi, đôi mắt sáng vốn lúc nào cũng như đang cười, bỗng ánh lên. Kỷ niệm đang trở về. Anh bỏ sang phòng ngủ một chốc rồi quay lại với cuốn album dày. Từng trang ảnh cũ lật qua, người phụ nữ trẻ trong ảnh đang mỉm cười. Cô đẹp thật, kiểu đẹp e ấp ngày xưa. Lần đầu tiên, tôi ý niệm Như cánh vạc bay là có trong đời thật. Rồi anh chỉ cho tôi người đẹp Diễm xưa, nói chuyện với tôi về cô gái trong Tôi ơi đừng tuyệt vọng… Hàng giờ trôi qua, tôi như bị hút vào trong một cuốn phim đầy hình ảnh sống động của quá khứ. Trưa hôm ấy, trời không nắng, gió chẳng lay động cây cối ngoài khu vườn nhỏ. Chỉ nghe thấy giọng anh ấm và nhẹ, cứ từ từ kể lại cho tôi hay, cho chính mình nghe kỷ niệm về tình yêu của anh.
Anh Sơn luôn dành tình cảm ưu ái cho phái đẹp. Những người bạn là phụ nữ đến nhà bao giờ cũng được anh đãi khi thì trái cây, khi thì kẹo chocolate… Có ai đó than phiền là thời gian đi nhanh quá, để tuổi trẻ sắp trôi qua rồi, anh đùa: "Phụ nữ ai cũng chỉ đến 25 tuổi thôi, còn những năm sau đó là những năm kinh nghiệm!".
Con người thì biết được thời gian, còn những bản tình ca của anh sẽ ở lại mãi với những người đàn bà không có tuổi. Trong bài hát của anh, với tình yêu hồn nhiên tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa lời và nhạc, tôi đã gặp một phụ nữ đẹp:
"Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi…".
Anh đã chỉ cho tôi rằng hạnh phúc là khi sống thật với cảm xúc của mình, yêu thương và nâng niu những điều đẹp đẽ. Và điều đẹp nhất trên đời chính là con người và sự cần có nhau trong đời sống.
Hồng Nhung


Người tình cuối cùng của Trịnh Công Sơn????


Đó là Hoàng Anh, chuyên viên Ngân hàng Thế giới, một doanh nhân thành đạt, khác xa với hình dung của mọi người về mối tình mơ mộng cuối cùng của nhạc sĩ họ Trịnh. Hoàng Anh có vẻ đẹp thánh thiện, đôi mắt sâu thông minh như ẩn chứa một nỗi đau.

Nhạc sĩ họ Trịnh thường qua nhà cô chơi, giữa bao nhiêu người lớn tuổi nói toàn chuyện trên trời dưới biển thì chỉ có cô thiếu nữ này mới hiểu thấu tâm can ông.

Sinh nhật mình, Hoàng Anh đến nhà nhạc sĩ nói rằng muốn ăn cơm cùng ông. Định mệnh và cá tính mạnh mẽ của cô đã làm người nhạc sĩ hiểu rằng đó sẽ là người phụ nữ chứng kiến những niềm vui, nỗi đau và cả những uẩn khúc mơ hồ trong cuộc đời mình.

Trước mặt mọi người, cô gọi ông bằng cậu, nhưng khi chỉ có hai người với nhau thì gọi tên, thậm chí vui vẻ còn gọi mày tao. Mọi người nhận xét ông ít nói nhưng chỉ có cô hiểu rằng ông không thích nói với cánh mày râu mà chỉ có hứng khi nói với các cô gái xinh đẹp. Tuy vậy, không phải cô nào cũng hiểu được nhạc sĩ, riêng Hoàng Anh khi Trịnh Công Sơn bàn về vấn đề gì đó mà cô không hiểu, lập tức cô sẽ tìm sách về vấn đề đó để lần sau có thể đồng cảm cùng ông. Cứ như vậy, họ trở thành tri kỷ.

Trịnh Công Sơn uống rượu quá nhiều nên sức khỏe của ông hao tổn ghê gớm. Thông thường, 9h sáng, ông dậy ra vườn ngồi chơi, lúc đó đã có người đến thăm và bắt đầu uống. Khách cứ đến, chủ cứ rót rượu để chờ đến buổi trưa có người đến ăn cơm cùng, những hôm cô không đến được, ông rất buồn.

Biết ông sống một mình nên Hoàng Anh luôn gọi điện cho một người bạn của ông hay một ca sĩ nào đó nhắn họ đến ăn cơm cùng ông, bởi cô không thể suốt ngày bên nhạc sĩ. Nhiều khi gọi không được ai, cô điện thoại thăm. Ông thường nói: "Buồn là nghề của tôi rồi", vậy là Hoàng Anh bỏ hết công việc chạy đến với nhạc sĩ.

Sau bữa trưa, Trịnh Công Sơn ngủ một tiếng rồi lại ra ngồi ngoài vườn. Thời gian này, khách đến đông nhất và lại hát hò, uống rượu. Đến tối, ông đi ăn với vài người bạn, nếu không thì nhạc sĩ sẽ đến một trong ba quán ăn của các em là quán Trịnh, quán Típ, quán Ba Miền. Mỗi khi có mặt nhạc sĩ ở quán nào là ở đó đông vui

10h đêm, lại có người rủ đi nhậu, nếu đi thì 12h ông mới về nhà rồi lại làm việc đến 4 giờ sáng. Hoàng Anh rất lo lắng, cô hay càu nhàu về chuyện này, thậm chí có hôm cô còn tới nơi ông uống rượu để đưa về nhà. Trịnh Công Sơn là người cả nể, chiều bạn nên ông không từ chối một cuộc họp mặt nào.

Ngoài sáng tác nhạc, Trịnh Công Sơn vẽ rất nhiều tranh. Bức lớn nhất ông vẽ Vân Anh, một người bạn gái của mình, vẽ to bằng người thật. Với Hoàng Anh, nhạc sĩ chỉ vẽ chân dung vì ông mê khuôn mặt thánh thiện của cô. Sinh nhật nào của Hoàng Anh, ông cũng vẽ tặng một bức, tính ra đã hơn mười bức và cô được tặng hai trong số đó. Có một tác phẩm của ông vẽ chân dung cô rất lớn nhưng không hiểu ai đem bán ra bên ngoài, một người bạn của Trịnh Công Sơn đã mua rồi tặng lại cô khiến Hoàng Anh rất cảm động.

Là người nổi tiếng, có nhiều bài hát được sử dụng trong các đêm nhạc nhưng Trịnh Công Sơn lại không dư dả về tiền bạc. Hoàng Anh cũng không biết gì nhiều về chuyện ông có được trả tiền tác quyền như thế nào. Chỉ duy nhất một lần cô đến chơi, ông rút trong ngăn kéo ra một phong bì có 400 USD mà Khánh Ly trả tiền bản quyền, hôm đó ông muốn cô mặc áo dài nên dẫn đi may.

Dẫu không ôm mộng làm ca sĩ (Trịnh Công Sơn nói rằng trong đời ông sợ nhất là Hoàng Anh và cô cháu gái Típ hát) nhưng Hoàng Anh cũng cầm kỳ thi họa chẳng kém ai. Cô làm rất nhiều thơ, nhất là sau khi Trịnh Công Sơn mất. Cô quyết định không lấy chồng vì nghĩ rằng không còn hình ảnh nào xứng đáng hơn người nhạc sĩ của tình yêu trong lòng mình. Trước đây, mọi người nghĩ Trịnh Công Sơn là người không bình thường trong đời sống riêng tư. Hoàng Anh phủ nhận điều đó, cô cho rằng ông là người bình thường đến dung dị. Nhạc sĩ từng ao ước nếu sinh được một đứa con, ông sẽ đặt tên là Hoàng Hạc.

Trịnh Công Sơn cũng làm nhiều thơ tặng Hoàng Anh. Bài thơ viết sau khi ông ốm dậy viết riêng cho cô giống như một lời thổn thức:

Đường xa vạn dặm em ngồi
Nỗi đời xa vắng, nỗi trời đắn đo
Em là nhật nguyệt từ đây
Tuổi mười chín ấy cũng phai phai người
Em ơi hồng sẽ phai hồng
Đóa hoa hàm tiếu phiêu bồng nỗi đau
Hoa vàng một đóa lạ lùng
Gió chiều tĩnh mịch sẽ trùng trùng xa
Em ơi tịch mịch bây giờ
Ấy là nhan sắc đâu ngờ mất nhau.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét