PHƯƠNG THẢO - NGÀ - HOA -
NGUYỆT - HIÊN - LỘC - NGA MY và 1 em sinh năm 1984 + Ca sĩ Thanh Thúy
một vài người thoáng qua trong đời
Phương Thảo: "Gọi tên bốn mùa"
Cô gái xinh xắn và có nét
đẹp thánh thiện ấy là P.T, em gái ca sĩ Hà Thanh. Nhiều anh chàng thầm
yêu, trộm nhớ cô nàng, nhưng không ai thể hiện rõ rệt và si mê như Trịnh
Công Sơn. Sự đời thật trớ trêu, Ph. Th không hề có bất cứ một cử chỉ
nào, ngay kể cả một ánh mắt gửi trao cho chàng nhạc sĩ trẻ tài hoa, lúc
đó đã nổi tiếng với ca khúc "Ướt mi". Trịnh Công Sơn say đến mức còn
nhận biết cả mùi hương toát ra từ người cô gái ấy. Mặc dù tình yêu không
được đáp lại, nhưng Trịnh Công Sơn vẫn ước vọng và đã sáng tác tới ba
bài hát để thể hiện tình cảm của mình.
Đặc biệt, hình ảnh phố lấp lánh hiện lên trong nét vẽ thủy mạc, qua
giai điệu đầy tâm trạng làm xao xuyến lòng người: "Chiều tím loang vỉa
hè/ Và gió hôn tóc thề". Nhưng có lẽ phố hiện lên khắc khoải hơn trong
bài "Gọi tên bốn mùa", đó là câu: "Hàng cây khô tình bơ vơ/ Hàng cây đưa
em đi về/ Giọt nắng nhấp nhô". Chẳng bao lâu nàng P.T đi lấy chồng.
Trịnh Công Sơn buồn ủ ê mất một thời gian. Nhưng sau cuộc tình bơ vơ ấy,
anh đã để lại cho đời ba bài hát rất đặc sắc, mở đầu cho những khúc
tình ca của mình về sau này .
(Ngà =Tuổi đá buồn - Phúc âm buồn)
Vào dịp nghỉ lễ hay nghỉ cuối tuần, Sơn hay lên xe đò về Sài Gòn chơi với Đinh Cường hoặc Trịnh Cung, chiều Chủ nhật trở lại Blao để sáng thứ hai lên lớp. Anh về Sài Gòn còn có mục đích xuất bản tập nhạc đầu tay của anh. Nhiều lần Trịnh Công Sơn không lên kịp vào đầu tuần, ông giáo Thống đã giúp dạy hộ cho anh. Sự vắng mặt không xin phép của một giáo viên là phạm kỷ luật, may mắn sao ông Lê Cao Lợi - trưởng ty Tiểu học, là người biết mến mộ nghệ sĩ nên dù Trịnh Công Sơn vắng mặt nhiều lần (có lần đến ba tuần) ông vẫn không khiển trách. Từ sau ngày Nguyễn Văn Ba - người bạn đồng nghiệp và cùng thuê chung nhà, chết vì trúng mìn trên đường Blao-Sài Gòn, Trịnh Công Sơn phải tiêu phí những ngày nghỉ ở Blao. Một mình "nằm trong căn gác điều hiu", nghe gió lướt thước kéo qua rừng lau dưới những cơn mưa không dứt, Sơn nghĩ về đời mình, nghĩ về cái chết của Nguyễn Văn Ba, nghĩ về tiếng chuông nhà thờ Bảo Lộc ở phía bên kia đường sáng sáng chiều chiều dội vào sự cô đơn của anh. Và, chính trong những ngày bó gồi ở nhà ấy, anh phát hiện có một người đẹp hằng ngày đi Nhà thờ bằng con đường qua trước cửa phòng anh. Trịnh Công Sơn hơi ân hận. Lâu nay anh bù khú với bọn bạn trai nên không để ý đến người hàng xóm gái ấy. Người có tên là Ngà. Ngà không sắc sảo, không quý phái như các cô gái Huế đã "hờp hồn" anh như Ph. Th., Bích Diễm, nhưng với cái dáng mảnh mai, tóc thề chấm vai, khuôn mặt thánh thiện như mặt Đức Mẹ Đồng Trinh của cô cũng đã làm cho Trịnh Công Sơn mất ngủ. Sự phát hiện trong cõi cô đơn ở Blao có Ngà như một cái nhấn làm bật dậy những dồn nén cô đơn mang tính tâm linh trong Sơn lâu nay. Anh viết bài Tuổi đá buồn.
"Trời còn làm mưa mưa rơi mênh mang. Từng ngón tay buồn em mang em mang, đi vào giáo đường, ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai. Đóa hoa hồng cài trên tóc mây, ôi đường phố dài, lời ru miệt mài ngàn năm ngàn năm, ru em nồng nàn, ru em nồng nàn"
Bản in lần đầu Ca khúc Trịnh Công Sơn (Nxb An Tiêm, SG 1967), bài Tuổi Đá Buồn được soạn với nhịp 4/4, đoạn mở đầu với 30 nhịp rưỡi mới có một dấu lặng, phần ca từ suốt 55 từ không hề có một cái chấm phẩy nào. Hình ảnh cô Ngà mang ngày chủ nhật buồn (Sombre dimanche) đến nhà thờ, con đường quốc lộ Sài Gòn - Đà Lạt dài hun hút đi qua Thị xã. . . . nối tiếp nhau. Đoạn nhạc dài lê thế ấy diễn tả những cơn mưa không dứt của Bõ lao trong tâm hồn Sơn. Sự cô đơn của Trịnh Công Sơn không phải của người trần thế, của con người với con người, của xác thịt với xác thịt mà chính là của thân phận làm người. Sự cô đơn hư vô nhuốm một chút siêu hình:
" Trời còn làm mưa rơi mưa rơi, từng phiến băng dài trên hai tay xuôi. Tuổi buồn em mang đi trong hư vô ngày qua hững hờ" .
Sự cô đơn "hư vô" của thân phận làm người nên bao giờ còn "làm kiếp con người" thì còn cô đơn. Vì thế những ý tưởng ấy cứ ẩn hiện không ngừng trong cảm xúc của Sơn.
. . ." Trời còn làm mưa mưa rơi thênh thang. Từng gót chân trần em quên em quên. Ôi miền giáo đường ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai"
(Ca khúc Trịnh Công Sơn, Nxb An Tiêm, SG 1967)
Nếu không có những ngày chủ nhật buồn ở Blao có lẽ Trịnh Công Sơn không có những ca khúc buồn đến thế. "Người nằm co" trong Phúc Âm Buồn chính là hình ảnh Trịnh Công Sơn trong những ngày ấy.
" Người nằm co như loài thú khi mùa đông về
Người nằm yên không kêu than buốt xương da mình"
Muốn tránh xa mọi người, một người nằm yên nhưng không thể nằm yên được.
"Từng tiếng người nhiều tiếng người gọi hoài giữa đêm"
Nguyệt = Nguyệt ca
Coi như phút đó tình cờ''
Trịnh Công Sơn còn "gắn bó" với một nữ sinh Đồng Khánh đẹp thâm nghiêm, quý phái của nét gia phong nơi phủ đệ ngày trước. Cô gái con nhà khuê các tên Minh Nguyệt ở bên kia thôn Vỹ. Lật cuốn album cũ, nhà văn Bửu Ý đã chỉ cho tôi tấm hình đen trắng của người đẹp quý phái này. Tấm hình được lưu giữ cẩn thận hơn ba chục năm qua nhưng vẫn còn giữ được một nét đẹp Huế nền nã. Người nữ sinh Đồng Khánh trong khuôn hình chụp bán thân với vành nón lá rộng. Nét mắt tròn đầy một nét đẹp thanh tú. Bửu Ý kể, trong số những người đã từng "phải lòng" Trịnh Công Sơn, nàng là người mà Sơn yêu sâu sắc nhất. Đó là một tình yêu kín đáo, không mang bóng dáng của nỗi khát khao chiếm đoạt. Chính người con gái này mà Trịnh Công Sơn đã có những ca khúc yêu đương rạo rực:
"Từ khi trăng là nguyệt đèn thắp sáng trong tôi
Từ khi trăng là nguyệt em mang tim bối rối
Từ khi trăng là nguyệt tôi như từng cánh diều vui
Từ khi em là nguyệt trong tôi có những mặt trời
Gặp người đẹp, Trịnh Công Sơn dễ yêu, mà không riêng gì Sơn, các bạn thân sơ của anh cũng đều như thế. Sơn không nề hà chuyện yêu một chiều, không sợ đau khổ vì tình phụ, đã yêu là yêu mãi, yêu hoài, yêu hết mình. Nhưng cũng có lúc anh ''chán tình'', vì cho rằng mình yêu nhầm. Ngày ấy, ở bên kia sông Thọ Lộc, thuộc phường Vĩ Dạ, có cô nàng tên Nguyệt rất đẹp. Trịnh Công Sơn đã yêu say đắm. Vô tình, trong lúc nói chuyện với Sơn, cô buột miệng khen một anh chàng nào đó đẹp trai ''vì anh ấy lai Tây''.
Nga Mi
Ở Huế, những năm 1950-1960, có bốn chị em xinh đẹp, đài các nghiêng nước nghiêng thành, khiến bao chàng trai mất ăn, mất ngủ. Con đường nơi họ sống đã trở thành điểm đến của bao văn nhân mặc khách và từ đây cũng khai sinh ra thú bát phố lịch lãm một thời.
Bốn cô gái là con nhà quyền quý sống ở ngôi nhà số 11 đường Giao Thủy xưa (nay là các nhà 15-17-19 đường Phạm Ngũ Lão - TP Huế). Con đường ấy xưa kia có nhiều gốc me già cổ thụ nên được người dân quen gọi đường Hàng Me.
Nhà văn, dịch giả Bửu Ý, cũng là cư dân gắn bó hơn hai phần ba đời mình với con đường này kể: “Bốn chị em sắc nước hương trời này đều có chung một cái tên rất lạ: Mi. Người chị đầu Trà Mi, có cặp mắt đen thăm thẳm, nét mặt thường tự nhiên và ít cười, dáng đi đài các. Cô thứ hai tên Kiều Mi hiền lành thoắt biến thoắt hiện, như không muốn ai chú ý tới mình. Nga Mi có một sắc đẹp khác với hai chị, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
Cô em út Diệm Mi có nét đẹp như thể thu góp hết mọi sắc hương của những người chị: trong bóng, hồng mọng, tưởng chừng rất dễ vỡ, tưởng chừng cặp mắt nam nhi nào nhìn vào cũng đều bị biến thành hàng phàm phu tục tử”.
Thời ấy, con trai Huế hiền lành, ngơ ngác chỉ biết giắt sẵn bên mình thú vui “bát phố” (dạo phố không mục đích gì rõ rệt) hay đi nghễ (hóng hớt người đẹp). Con đường Hàng Me vì có bốn nàng xin đẹp tên Mi nên thường thu hút thanh niên trong thành phố. Ban ngày, mùa hè con đường râm ran hợp tấu ve sầu.
Ban đêm, đặc biệt là những đêm trăng, chẳng rõ từ đâu tụ hội về đây từng đoàn nam thanh nữ tú, lóc cóc, lanh canh guốc mộc nhộn nhịp cả con đường. Hồi ấy, thanh niên bát phố đi bộ là phần lớn. Nhiều nhất vẫn là guốc mộc, rất ít đi dép, chỉ độc một loại sandale nửa giày nửa dép (chủ yếu để đi trong nhà).
Bốn người đẹp tên Mi thời đó thường thả gót tản bộ đến trường Đồng Khánh từ con đường Hàng Me, khiến bao chàng trai phải ngày nhớ đêm thương. Con phố nơi các nàng đi qua chừng như cũng thơm lên theo từng bước chân đài các.
Nhà văn Bửu Ý “bật mí”: “Hồi ấy ít nhất có tới hai vị giáo sư đại học theo đuổi các nàng, nhưng đều không được đáp lại”.
Thế nhưng, trong số bốn nàng tên Mi, thì Nga Mi, cô em thứ ba đã từng phải lòng Trịnh Công Sơn. Khác với vẻ đẹp đài các và mảnh mai của hai chị đầu, Nga Mi có vẻ đẹp như nàng Vệ nữ (Venus), khỏe khoắn, tràn đầy sức sống. Giữa Nga Mi và Trịnh Công Sơn, theo Bửu Ý là “không chỉ dừng lại ở hai chữ tình ý mà tình cảm còn đi xa hơn chút đỉnh”.
Thế nhưng, trong số bốn nàng tên Mi, thì Nga Mi, cô em thứ ba đã từng phải lòng Trịnh Công Sơn. Khác với vẻ đẹp đài các và mảnh mai của hai chị đầu, Nga Mi có vẻ đẹp như nàng Vệ nữ (Venus), khỏe khoắn, tràn đầy sức sống. Giữa Nga Mi và Trịnh Công Sơn, theo Bửu Ý là “không chỉ dừng lại ở hai chữ tình ý mà tình cảm còn đi xa hơn chút đỉnh”.
Nghĩa là họ đã có những cuộc gặp gỡ, hẹn hò. Nhưng:
“Cụ Sơn không phải tuýp người yêu bằng nỗi khát khao sở hữu. Sơn chỉ say
đắm với những giao cảm tâm hồn, nên với Nga Mi, Trịnh Công Sơn cũng có e
dè, không dám tiến tới” - nhà văn Bửu Ý nói.
HOA (LỘC)
QUỲNH HƯƠNG
HIÊN
Trịnh Công Sơn còn từng nặng lòng với một cô gái rất trẻ. Từ yêu nhạc đến yêu người, người con gái ấy đã nghĩ về ông với tất cả tình yêu và sự hy sinh từ năm 14 tuổi. Cô kể: "Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ còn Sơn run vì… quá già". Ngày nhạc sĩ mất, cô gái này đã đến chịu tang ông.
Huyền Thoại về “dòng sông nhỏ” cuối cùng.
Người viết bài này xin dành một phần riêng để nhắc nhớ một mối tình mà những người yêu Trịnh Công Sơn cho là huyền thoại. Huyền thoại không bởi vì nó là nơi mà Trịnh Công Sơn gửi nhiều tình cảm nhất, mà là vì đây được xem như là một tình yêu đích thực hướng đến Trịnh Công Sơn – một âm thanh trong trẻo mà người ta dám khẳng định. Trong khi không ít người vây quanh Trịnh Công Sơn tìm danh tiếng hay mong kiếm được một tấm giấy “thông hành” bước vào sân khấu âm nhạc thì tình cảm của người con gái ấy đáng quí biết bao và thật sự là chữ “tình” mà đời dành cho người nghệ sỹ lãng du, thực sự là “mưa qua miền đất rộng” để cho “người phiêu lãng quên mình lãng du”.
Cô gái đã hiện diện trong đời sống người nhạc sỹ tài hoa có trước và sau khi Hồng Nhung đến. Đây là một cô gái trẻ và khá xinh đẹp, cô đến với Trịnh Công Sơn thực sự bằng tất cả tình yêu và đức hi sinh. Không vây quanh, không bộc lộ tình cảm một cách mạnh mẽ, trực tiếp như những người khác mà chỉ đứng từ xa lặng lẽ ngắm nhìn, ngưỡng mộ Trịnh Công Sơn bằng cả trái tim. Trong những ngày Trịnh ốm đau, cô luôn là người ở bên chăm sóc anh. Không biết có phải hình ảnh người con gái lặng lẽ, dịu hiền ấy đã gợi nên những cảm xúc để cứ mỗi năm đến ngày 7/4 – sinh nhật cô là Trịnh Công Sơn lại vẽ lên lụa hình người con gái đẹp – mà buồn.
Ngày Trịnh Công Sơn giã biệt cõi trần, không ruột rà, máu mủ nhưng cô đã xin được quàng lên đầu một vành tang trắng và lặng lẽ đi bên linh cữu của anh. Khi đám tang kết thúc, cô ở lại sau cùng, rải hoa trắng lên mộ và một mình đứng lặng giờ lâu. Trong khi không ít người đã bày tỏ nỗi buồn của mình trước công chúng trong các Album ca nhạc, trong các chương trình tưởng niệm… thì cho đến bây giờ cũng không nhiều người biết về người con gái ấy – cô không muốn được nêu tên, chỉ lặng lẽ và không nguôi nhớ!
Người viết bài này xin dành một phần riêng để nhắc nhớ một mối tình mà những người yêu Trịnh Công Sơn cho là huyền thoại. Huyền thoại không bởi vì nó là nơi mà Trịnh Công Sơn gửi nhiều tình cảm nhất, mà là vì đây được xem như là một tình yêu đích thực hướng đến Trịnh Công Sơn – một âm thanh trong trẻo mà người ta dám khẳng định. Trong khi không ít người vây quanh Trịnh Công Sơn tìm danh tiếng hay mong kiếm được một tấm giấy “thông hành” bước vào sân khấu âm nhạc thì tình cảm của người con gái ấy đáng quí biết bao và thật sự là chữ “tình” mà đời dành cho người nghệ sỹ lãng du, thực sự là “mưa qua miền đất rộng” để cho “người phiêu lãng quên mình lãng du”.
Cô gái đã hiện diện trong đời sống người nhạc sỹ tài hoa có trước và sau khi Hồng Nhung đến. Đây là một cô gái trẻ và khá xinh đẹp, cô đến với Trịnh Công Sơn thực sự bằng tất cả tình yêu và đức hi sinh. Không vây quanh, không bộc lộ tình cảm một cách mạnh mẽ, trực tiếp như những người khác mà chỉ đứng từ xa lặng lẽ ngắm nhìn, ngưỡng mộ Trịnh Công Sơn bằng cả trái tim. Trong những ngày Trịnh ốm đau, cô luôn là người ở bên chăm sóc anh. Không biết có phải hình ảnh người con gái lặng lẽ, dịu hiền ấy đã gợi nên những cảm xúc để cứ mỗi năm đến ngày 7/4 – sinh nhật cô là Trịnh Công Sơn lại vẽ lên lụa hình người con gái đẹp – mà buồn.
Ngày Trịnh Công Sơn giã biệt cõi trần, không ruột rà, máu mủ nhưng cô đã xin được quàng lên đầu một vành tang trắng và lặng lẽ đi bên linh cữu của anh. Khi đám tang kết thúc, cô ở lại sau cùng, rải hoa trắng lên mộ và một mình đứng lặng giờ lâu. Trong khi không ít người đã bày tỏ nỗi buồn của mình trước công chúng trong các Album ca nhạc, trong các chương trình tưởng niệm… thì cho đến bây giờ cũng không nhiều người biết về người con gái ấy – cô không muốn được nêu tên, chỉ lặng lẽ và không nguôi nhớ!
Ca sĩ Thanh Thúy
Thanh Thúy tên thật là Nguyễn Thị Thanh Thúy, sinh 2/12/1943 tại cố đô Huế, trong một gia đình gồm 5 chị em. Giọng ca Thanh Thúy trầm trầm, mang nỗi buồn man mác, nghẹn ngào, nức nở cùng với dáng dấp mảnh mai, yểu điệu thục nữ, mái tóc dài buông lơi trên vai gầy trong tà áo dài thuần túy của người phụ nữ Việt, mặc dù nhiều nữ ca sĩ trong thời kỳ này khi đi hát cũng đều mặc áo dài, nhưng với Thanh Thúy lại mang một sắc thái… liêu trai đặc biệt khó quên.
Năm
1962 Thanh Thúy được bầu chọn là Hoa Hậu Nghệ Sĩ. Đồng thời trong ba
năm liền (1972-1974) theo cuộc trưng cầu ý kiến đọc giả của nhật báo
Trắng Đen, Thanh Thúy được bình chọn là nữ ca sĩ ăn khách nhất. Và còn
nhận được rất nhiều mỹ từ do giới văn nghệ sĩ và báo chí phong tặng như
Tiếng Hát Liêu Trai, Tiếng Hát Khói Sương, Tiếng Hát Lúc Không Giờ,
Tiếng Sầu Ru Khuya, Tiếng Hát Lên Trời, Tiếng Hát Khói Sương Chiêu Niệm
v.v…
từ
đất thần kinh, chàng thư sinh gầy gò, lang bạt vào Sài Gòn cuối thập
niên 50, bắt gặp bóng dáng đồng hương Thanh Thúy, trái tim chàng say
đắm. Và cũng là cơ hội tạo nguồn rung cảm, đem cung đàn dẫn nhập vào mối
tình si. Ca khúc đầu tay “Ướt Mi” của Trịnh Công Sơn đã gọi tiếng hát
buồn não nề của Thanh Thúy như “khóc trong đêm mưa, than trong câu ca”.
và ca khúc “Thương Một Người” qua hình ảnh “Thương ai về ngõ tối, sương
rơi kín đôi vai… Thương một người và mái tóc buông lơi…” Nhưng tình yêu
đơn phương của chàng nhạc sĩ mới bước chân vào làng ca nhạc chỉ còn lại
bóng mờ trước tiếng hát thành danh.Hồ Trường An viết : “Thanh Thúy là nghệ sĩ có tư cách, có phẩm hạnh. Cô không gây ngộ nhận nào cho nhóm ký giả ưa săn tin giật gân… Trong hàng ngũ các nữ ca sĩ nổi tiếng thuở xa xưa chỉ có Lệ Thanh, Thanh Thúy và Hoàng Oanh là nhu mì, khiêm tốn, ngoan hiền và biết tự trọng. Ở chót vót đỉnh danh vọng mà cô không hề nói một lời kiêu căng hay một lời làm thương tổn tha nhân, không hề bôi bẩn kẻ vắng mặt, không khoe khoang thành tích của mình khi tiếp xúc với báo chí”.
Họa sĩ Bửu Ý cho biết, ngoài những người đẹp để lại dấu ấn trong đời và
nhạc Trịnh Công Sơn như trên còn có những người đẹp thoáng qua như Cao
Thị Phố Châu, Lưu Thị Kim Đính, Hà Thị Như Nguyện... Những người đẹp này
không chỉ được Trịnh Công Sơn chú ý mà hầu như thanh niên trí thức cả
thành phố Huế hồi đó cũng đều để lòng theo đuổi.
Lưu thị Kim Đính
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét