Diễm - Dao Ánh
Diễm xưa viết về Huế nhiều hơn về Diễm
TTO - Bà Ngô Vũ Bích Diễm ghé Huế trong thời gian rất ngắn, song đã dành cho TTO cuộc phỏng vấn về những gì liên quan đến Diễm xưa, về câu chuyện khi bà chính là nhân vật trong bài tình ca nổi tiếng đó.
Bà Ngô Vũ Bích Diễm với nhà văn - dich giả Bửu Ý, một người bạn rất thân với cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn ở Huế - Ảnh: Thái Lộc |
- Tại vì câu chuyện nó quá đẹp, bản thân tôi cũng nghĩ nó là huyền thoại, nó vượt qua sự tưởng tượng của mình… Đó chỉ là tình cờ thôi. Bản thân tôi không biết tại sao, có phải vì nó đẹp quá nên không biết có thật hay không.
Tôi xin chia sẻ một câu chuyện nhỏ thế này. Hồi đó sân vườn ở nhà tôi có cây dạ lan hương mà anh Sơn rất thích, anh Sơn đã nói rất nhiều về mùi hương này. Tôi có tặng anh một cành dạ lan hương rất lớn. Điều đó đã gây chấn động rất mạnh nơi anh - điều này hai người em của anh Sơn sau này nói với tôi.
Anh Bửu Ý có nói Trịnh Công Sơn có đến 23 người yêu trong mộng lẫn ngoài đời thật. Cho nên tôi không bao giờ dám nhận là Diễm trong Diễm xưa, tôi thấy nó lớn quá, lớn ngoài sức tưởng tượng của tôi. Tôi không biết chuyện đúng hay sai như thế nào, nhưng cũng như tất cả các quý vị ở đây, câu chuyện đó (bài hát Diễm xưa) là một mối tình rất đẹp, đã quá 50 năm rồi.
* Chị nghĩ như thế nào về tình cảm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dành cho mình?
-
Tôi nghĩ anh Sơn là người của tất cả mọi người, và như nhiều sách báo
đã nói, anh không dành riêng cho ai cả. Đó là suy nghĩ của tôi. Có thể
anh có nỗi niềm sâu kín nào đó tôi không được biết chứ riêng tôi nhắc
lại chuyện đó cũng như nhắc lại huyền thoại vậy, bởi bản thân tôi cũng
không rõ lắm về tình cảm đó.* Chị gặp và biết Trịnh Công Sơn trong trường hợp nào?
- Hồi đó tôi có người bạn thân là Nguyễn Việt Hằng, Hằng hồi đó có quen anh Đinh Cường, và mùa hè năm đó ở lại nhà tôi để học hè. Đinh Cường lúc đó qua thăm cô Hằng, anh Sơn đi cùng và gặp gỡ tại nhà tôi. Sau đó thấy anh Sơn quay trở lại, anh viết nhạc và anh có tặng tôi mấy bài. Hồi đó còn trẻ lắm nên cũng biết lơ mơ vậy thôi. Thời gian đầu chưa có bài Diễm xưa, sau này mới có.
* Trở lại bài hát Diễm xưa, Diễm trong đó là chị, chị thấy bài hát về mình như thế nào?
- Tôi rất yêu mến bài hát đó. Nhưng trong bài này nếu mọi người để ý thì dường như anh Trịnh Công Sơn viết về vẻ đẹp của Huế nhiều hơn là về tôi. Tôi nghĩ vậy. Bóng dáng của Thành nội cổ xưa, của con sông Hương xanh mát và huyền hoặc, không khí lãng đãng của thơ, của nhạc…, anh Sơn đã truyền đạt mọi cái trong đó.
* Về lại Huế sau nhiều năm, trong chị có suy nghĩ gì?
- Tôi sinh ra ở Hà Nội, lớn lên học hành tại Huế, trưởng thành ở Sài Gòn và sau đó đi du học, sau 1975 sang định cư ở Mỹ. Huế đối với tôi có một tình cảm vô cùng sâu sắc, tôi luôn luôn giữ im lặng về điều này. Bởi vì có những tình cảm không hẳn là trái ngược nhau, nhưng mà nó quá to lớn nên tôi không biết diễn tả bằng cách nào để nói về Huế. Huế đối với tôi là tình yêu.
Về lại Huế, tôi thấy Huế thay đổi quá nhiều, nhiều con đường tôi không nhận ra. Qua cầu Phủ Cam để đi về nhà cũ, mới bước mấy bước thì thấy đã đi quá nhà, tìm mãi mới ra nhờ còn số cũ 46 Phan Chu Trinh, mới biết đó là nhà xưa của mình. Về đây, tôi có suy nghĩ thế này: Tôi nghĩ các bạn trẻ vẫn yêu mến nhạc của anh Trịnh Công Sơn vì đó là những bản nhạc rất hay và gần như trở thành bất tử.
* Chị có thể kể về mình hiện nay?
- Hiện tôi vẫn sống một mình ở Mỹ. Tôi đang làm việc trong một bệnh viện tâm thần, công tác về tâm lý cho bệnh nhân ở Los Angeles, tiểu bang Caliornia, Hoa Kỳ.
“Hôm
nay, xin nói thẳng, rất nhiều người tới đây để nhìn mặt Bích Diễm, tới
để xem có hay không người yêu của Trịnh Công Sơn. Bích Diễm thừa biết
không phải là một, và không phải chỉ có Bích Diễm. Song, Bích Diễm cũng
nên vui (cười)! Lạ một điều là
người yêu của anh chàng Trịnh Công Sơn này đa số là người Bắc, đây có lẽ
là duyên nợ. Tôi có tính người yêu của Trịnh Công Sơn trên 20 người,
đến 23 người, nhưng sợ còn bỏ sót. Song hình bóng Bích Diễm vẫn là xuyên
suốt đi từ người số 1 cho đến người thứ 23. Tức là hễ có người yêu nào
mới qua từng giai đoạn đời mình thì cứ như thế Trịnh Công Sơn vẫn luôn
luôn kiếm tìm hình bóng của Bích Diễm qua từng người một. Và xin nói
Bích Diễm là nguồn cảm hứng vô tận để Trịnh Công Sơn để lại cho đời vô
số tình ca bất hủ!”.
Nhà văn - dịch giả Bửu Ý, người bạn thân của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
|
THÁI LỘC thực hiện
Về những bóng hồng trong nhạc của Trịnh Công Sơn - Dao Ánh
Về những bóng hồng trong nhạc của Trịnh Công Sơn - Dao Ánh
Khi mới ra trường, Trịnh Công Sơn đã chọn B'lao, một thị trấn chênh vênh giữa những tầng mây của Lâm Đồng để sống và giảng dạy. Trong những tháng ngày ở B'lao, Trịnh Công Sơn đã ấp ủ một mối tình với cô bé Dao Ánh - em ruột một "bóng hồng" khác của chàng nhạc sỹ trẻ này.
Công bố mối tình bí ẩn
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn (1/4/2001 - 1/4/2011), gia đình nhạc sỹ và bà Ngô Vũ Dao Ánh đã quyết định cho xuất bản cuốn sách công bố những bức thư tình của Trịnh Công Sơn gửi cho bà Dao Ánh. Nhà thơ Nguyễn Duy - bạn của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn được gia đình nhạc sỹ tin tưởng nhờ biên tập cuốn sách này cho biết: Gia đình Trịnh Công Sơn và bản thân bà Dao Ánh muốn công bố những bức thư này không phải vì muốn kể một câu chuyện đời tư của Trịnh Công Sơn mà thông qua những bức thư, họ muốn mang đến cho người đọc những cảm xúc đẹp, những tình cảm trong sáng. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận thêm một mảng cuộc đời của Trịnh Công Sơn và hiểu được lý do người nhạc sỹ này có những nhạc phẩm bất hủ.
Nhà thơ Nguyễn Duy cho biết, cuốn sách gồm trên 300 trang với khoảng hơn 100 bức thư tình "một chiều" của Trịnh Công Sơn gửi cho một người con gái xứ Huế, Ngô Vũ Dao Ánh. Theo nhà thơ Nguyễn Duy, đây là những bức thư được bà Dao Ánh cất giữ nhiều năm nay. Mới đây, bà Dao Ánh đã mang những lá thư này từ Mỹ trở về Việt Nam và ủy nhiệm cho Trịnh Vĩnh Trinh cất giữ. Số lượng thư trên thực tế nhiều hơn số công bố nhưng có một số bức bị thất lạc và một số bức bị hỏng.
Nhà thơ Nguyễn Duy dự đoán có thể còn có những bức thư khác giữa hai người nhưng bà Dao Ánh giữ lại cho riêng mình. Đa số thư được Trịnh Công Sơn viết từ năm 1964 đến 1967, còn nhiều bức khác viết sau khi bà Dao Ánh trở lại Việt Nam vào những năm 1980. Những bức thư giai đoạn đầu chan chứa những tình cảm yêu đương, còn ở những bức thư sau tình cảm ấy đã chuyển sang một trạng thái khác. Dường như tình yêu chưa dứt nhưng giữa hai người chỉ hoàn toàn là bạn bè. Cuốn sách "Trịnh Công Sơn, thư tình gửi một người" dự kiến sẽ xuất bản vào ngày 8/4 tới đây nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông.
Mối tình trong mơ
Căn cứ vào ngày tháng ghi trên những bức thư thì lá thư đầu tiên được viết vào năm 1964, còn tình cảm của Trịnh Công Sơn dành cho Dao Ánh bắt đầu từ bao giờ thì không rõ (bà Dao Ánh sinh năm 1949). Nhà thơ Nguyễn Duy cho biết, Dao Ánh là em ruột của bà Ngô Vũ Bích Diễm. Đây chính là "bóng hồng" trong nhạc phẩm Diễm xưa. Trước khi yêu Dao Ánh, Trịnh Công Sơn từng dành tình cảm với cô chị gái Bích Diễm nhưng tình cảm ấy không thành.
Nhà thơ Nguyễn Duy thốt lên:
"Đây là một mối tình rất quan họ, thánh thiện, lý tưởng, trong sáng...
và là một mối tình trong mơ!". Quả thật, hiếm có tình yêu nào trong xa
cách mà toàn bộ những trang thư lại chan chứa như những nốt nhạc như
thế. Khi ấy, Trịnh Công Sơn vẫn ở B'lao còn Dao Ánh ở Huế. Tình cảm của
họ hầu như chỉ trao đổi qua những cánh thư và mối tình ấy đã kết thúc
năm 1967. Theo nhà thơ Nguyễn Duy nhận định thì mối tình ấy chấm dứt là
vì hoàn cảnh xa cách. Sau này, cả Dao Ánh và Bích Diễm đều lập gia đình
riêng. Dao Ánh định cư ở nước ngoài, mãi đến những năm 1980 bà mới trở
về Việt Nam và gặp lại Trịnh Công Sơn.
Trịnh Công Sơn dạy tại B'lao chỉ ba năm, từ 1964 đến 1967, ba năm đều đặn với hơn ba trăm trang thư tình gửi Dao Ánh. Bức thư đầu tiên ghi ngày 17/9/1964, với những lời mở đầu như một tiếng reo vui: "Dao Ánh, Dao Ánh, Dao Ánh... Anh cảm ơn Ánh nghìn lần đã yêu thích thiên đàng sương mù của anh. Anh sẽ cố gắng yêu thích lấy nó đến bao giờ không thể. Ở đây có cái tự do của con người mỗi ngày chỉ thấy mình và trời đất...".
Còn bức thư chính thức nói lời chia tay là năm 1967 viết: "Bây giờ đã quá khuya, chương trình chuyên đề về tình yêu còn để lại một vị đắng rất mỏng. Mọi người cũng đã ngủ từ lâu và anh cũng phải quyết định một lần cho Ánh lẫn cho anh. Một quyết định thật khó khăn và chẳng ai trong cuộc dám dứt khoát với chính mình. Quyết định nào cũng có sự khổ sở của nó. Anh cam đành là kẻ bội bạc để mở ra cho Ánh sự ngạt thở bấy lâu trong đó người này hay kẻ kia đã cố gắng đóng cho trọn vai trò của mình. Cho đến phút này anh vẫn cảm thấy chỉ riêng mình anh đã sống thật hồn nhiên trong tình yêu đã qua. Chúng mình chấm dứt tình yêu đó ở đây. Hãy xem mọi lầm lỗi đều ở anh cả và sau quyết định này là một lối ngỏ thênh thang trên đó Ánh hãy đi vào những phiêu lưu mới đừng ăn năn, đừng băn khoăn gì cả. Tất cả đã rõ như một khoảng trắng. Cũng đành vậy thôi. Anh đã nhìn tình yêu ở một độ cao nhất của thuỷ triều. Quyết định như không thuộc về anh. Anh xin cảm ơn bốn năm ròng rã nâng niu tình yêu đó. Cũng xin cảm ơn những buổi đợi chờ thật dịu dàng không bao giờ còn có được...".
Sau hơn 20 năm xa cách, Dao Ánh đã trở lại Việt Nam, gặp lại Trịnh Công Sơn. “Xin trả nợ người” đã được ông viết liền một mạch vào đêm mùng 3 Tết năm ấy. Dưới bản nhạc ông viết tặng Dao Ánh là một tiếng thở dài đau nhói: "Nỗi buồn xin lỗi bàn tay/Tấm thân hiu quạnh ngồi say một mình...". Dao Ánh đã ly dị chồng ngay sau cuộc hội ngộ buồn bã này.
Những lời cuối cùng Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh là những ngày ông nằm trên giường bệnh. Ông không thể cầm bút được, nên phải đọc cho một người bạn viết giùm mình và gửi qua email. Vẫn là những lời an ủi thật dịu dàng: "Ánh cố gắng tìm được những niềm vui nhỏ nhắn trong cuộc sống bình thường là quý giá lắm rồi. Chúc Ánh một cái Tết thú vị dù chỉ một mình hay với người khác...".
Nhà thơ Nguyễn Duy cho biết, ông không thể biết mình ấn tượng với bức thư nào nhất vì ông có quá nhiều ấn tượng với chúng. Toàn bộ những bức thư của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh chỉ có thể gói gọn trong 2 chữ "Quá hay!". Nhà thơ Nguyễn Duy không khỏi ngạc nhiên bởi một người thanh niên 25 tuổi lại có được những tư tưởng, tình cảm sâu sắc đến thế. Những lời trong thư ông thể hiện một lối văn phong tuyệt vời của một người có kiến thức và phong thái trí thức. Những lời thư ấy khác rất nhiều so với những người 25 tuổi bây giờ. Theo nhà thơ, việc gia đình và bà Dao Ánh công bố những bức thư không phải là việc "khoe" một mối tình mà muốn công bố một sự đóng góp của Trịnh Công Sơn cho văn học thông qua những bức thư của ông.
Đêm kỷ niệm 10 năm ngày mất cố nhạc sỹ tại 3 miền Huế - Sài Gòn - Hà Nội sẽ diễn ra cuối cùng ở thành phố Huế vào ngày 30/3. Tại Cung An Định vào ngày này sẽ diện kiến những ca sĩ nổi tiếng với vé được phát miễn phí cho sinh viên.
Tiếp đến là buổi triển lãm tranh của Trịnh Công Sơn tự vẽ và những bức vẽ chân dung nhạc sĩ tại khách sạn Saigon Morin Huế từ 15-20/4. Tối 1/4, những quán café có nhạc sống mỗi đêm ở Huế, kể cả các quán bar-disco cũng để dành đất cho những ca khúc nhạc Trịnh chơi bằng nhiều thể loại khác nhau. Ngoài ra, theo kế hoạch đã định, hàng trăm hội nhóm yêu nhạc Trịnh sẽ hẹn gặp ở nhà, công viên hay bên bờ sông Hương để đàn hát trong đêm 1/4.
NGUỒN: http://2sao.vn/p0c1000n20110329085155828/tiet-lo-moi-tinh-bi-an-cua-trinh-cong-son-voi-co-gai-15-tuoi.vnn
THƯ TÌNH GỬI MỘT NGƯỜI
1.4.2011, đúng mười năm sau ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm để rong chơi chốn vĩnh hằng, bà Dao Ánh – người tình đầu tiên – một trong những người tình đã mãi mãi bất tử bằng những ca khúc của ông se cho công bố hơn 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn gửi cho bà.
Trịnh Công Sơn đã nói tiếng yêu em bằng ngôn ngữ thật đẹp, là bản chúc thư ca ngợi tình yêu, là thân phận, là những dằn vặt triền miên về kiếp người. Người ta nói nghệ thuật là đời sống riêng biệt, hiếm hoi. Trong trường hợp này, dường như tình yêu đã làm nên những cảm xúc để từ đó ra đời những tình khúc huyền thoại để lại cho cuộc đời. Xin cảm ơn bà Dao Ánh và gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cho phép Giai phẩm xuân Tân Mão Sài Gòn Tiếp Thị lần đầu tiên công bố những di bút rất riêng tư này.
Sau gần nửa thế kỷ, hơn ba trăm bức thư tình mới được chủ nhân của nó tiết lộ, hé mở phần sâu thẳm trong trái tim một nhạc sĩ tài hoa, gắn với một thời đoạn khai sinh những ca khúc bất hủ về tình yêu và thân phận...
25 tuổi, tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn, Trịnh Công Sơn đã chọn B’lao, một thị trấn chênh vênh giữa những tầng mây để sống như một kẻ ẩn dật, ôm theo mối tình si với người con gái xứ Huế mang tên Dao Ánh.
Bức thư đầu tiên anh gửi ngày 17.9.1964, với những lời mở đầu như một tiếng reo vui “Dao Ánh, Dao Ánh, Dao Ánh…”
Nét chữ của anh hồi ấy nắn nót như những nốt nhạc: “Anh cảm ơn Ánh nghìn lần đã yêu thích thiên-đàng-sương-mù của anh. Anh sẽ cố gắng yêu thích lấy nó đến bao giờ không thể.
Ở đây có cái tự do của con người mỗi ngày chỉ thấy mình và trời đất…”.
B’lao bỗng hiển hiện thật rõ nét với hình ảnh một người đàn ông mơ mộng trầm tư ngày ngày chỉ có một niềm vui duy nhất là ra bưu cục đón nhận những bức thư.
Anh viết về những ngày dài hoang vu, những buổi sáng thức dậy trong im lặng, những buổi tối trăng non… Anh gọi tên Dao Ánh không biết bao nhiêu lần trong thinh không… Anh dệt lên trong tâm tưởng một hình ảnh thật trinh nguyên, một Dao Ánh với “mái tóc thật dài, với tâm hồn lá non và tiếng cười hồn nhiên như một buổi sáng mùa xuân…”.
Bắt gặp đâu đó trong những cuộc hẹn hò bất thành của anh là những giận hờn, trách cứ như biết bao người đàn ông khác trong tình yêu. Nhưng trách cứ của anh sao mà dịu dàng, sao mà ngọt ngào, yêu thương.
Những kỷ niệm đẹp nhất giữa hai người đã trở thành cái cớ cho những suy tư về thân phận, về chiến tranh, về tình yêu của Trịnh Công Sơn tuôn trào.
Hay có lẽ cái khoảng cách vời vợi giữa một tình yêu quá mộng mị đã giúp anh soi rọi một cách trầm tĩnh nhất vào cái hố thẳm của riêng mình, để gọi tên những cảm xúc cho Phúc âm buồn, Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh, Như cánh vạc bay, Chiều một mình qua phố…
Dao Ánh còn giữ lại nguyên vẹn bản viết tay đầu tiên của Mưa hồng, Tuổi đá buồn với lời đề tặng “bản của Ánh đó”. Suốt cả mùa hè năm 1965, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lơ lửng giữa sự sống và cái chết, với những cơn hôn mê trước giấc ngủ của một kẻ tuyệt vọng cùng cực.
ca khúc phản chiến, kêu gọi hoà bình rúng động lòng người đã ra đời chính trong thời điểm này, như Ca dao mẹ, Lại gần với nhau, Người con gái Việt Nam da vàng...
Những ca khúc tranh đấu quyết liệt để giành lại quyền sống, để được làm người.
Thủ bút Trịnh Công Sơn.
Trịnh Công Sơn dạy tại B’lao chỉ ba năm, từ 1964 đến 1967, ba năm đều đặn với hơn ba trăm bức thư tình. Quả thật anh là người viết thư tình lãng mạn nhất của thời đại.
Bức thư đầu tiên anh nói lời cảm ơn, và bức thư chia tay cuối cùng, anh cũng nói lời cảm ơn. Mỗi lá thư của anh như một đoản văn đầy chất thi ca, chứa đựng tâm trạng lo âu, dằn vặt triền miên về kiếp người, lòng tin vào những điều tốt đẹp đang dần mất đi trong cõi nhân gian.
Đây thực sự là mảng văn chương ấn tượng trong cuộc đời nghệ thuật của Trịnh Công Sơn, bên cạnh gia tài đồ sộ về âm nhạc của anh.
Năm 1993, Dao Ánh đã trở lại Việt Nam, và gặp lại Trịnh Công Sơn. Xin trả nợ người đã được anh viết liền một mạch vào đêm mùng ba tết năm ấy.
Dưới bản nhạc anh viết tặng Dao Ánh là một tiếng thở dài đau nhói: “Nỗi buồn xin lỗi bàn tay/Tấm thân hiu quạnh ngồi say một mình…”
Dao Ánh đã ly dị chồng ngay sau cuộc hội ngộ buồn bã này.
Những lời cuối cùng anh viết cho Dao Ánh là những ngày anh nằm trên giường bệnh. Anh không thể cầm bút được, nên phải đọc cho người bạn Sâm Thương viết giùm mình, và gửi qua email.
Vẫn là những lời an ủi thật dịu dàng: “Ánh cố gắng tìm được những niềm vui nhỏ nhắn trong cuộc sống bình thường là quý giá lắm rồi. Chúc Ánh một cái tết thú vị dù chỉ một mình hay với người khác…”.
Hơn bốn mươi năm đã qua, bao tao loạn, thăng trầm, chiến tranh liên miên, rồi lấy chồng, sang Mỹ... vậy mà Dao Ánh vẫn cất giữ nguyên vẹn những bức thư tình, những chiếc phong bì, kể cả từng chiếc lá dã quỳ anh ép trong thư, cả những giọt nến anh đốt lên để viết tên chị...
Nhưng có một điều ít ai biết, là lúc đó Ngô Vũ Dao Ánh, em gái của Ngô Vũ Bích Diễm (nhân vật của Diễm xưa), chỉ mới… mười lăm tuổi.
Không ít người thắc mắc tại sao đến giờ này, Dao Ánh mới chịu công bố những bức thư tình. Chính chị đã phải trải qua những ngày dài đắn đo, nên mười năm sau ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng ta mới được chiêm ngưỡng nó.
Trong thư gửi Trịnh Vĩnh Trinh, em gái Trịnh Công Sơn, Dao Ánh viết: “Hãy nghĩ về anh Sơn không phải chỉ để dành riêng cho một con người, một gia đình, một thành phần cụ thể nào cả… Dù cho mình có yêu thương anh Sơn thế nào đi nữa thì anh đã là một vĩ nhân rồi, và theo hướng nhìn đó anh đã là của tất cả mọi người."
" Dao Ánh đã tập nghĩ cho mình như thế, để có thể giao phó tập thơ này cho gia đình xuất bản, như một món quà để lại cho thế hệ đời sau và văn chương Việt Nam…”
Nhà thơ Nguyễn Duy, người được gia đình Trịnh Công Sơn tin cậy giao phó việc biên tập và xuất bản tác phẩm Thư tình gửi một người, thổ lộ: “Đọc hết ba trăm hai mươi bức thư tình, tôi gần như choáng váng. Cảm ơn những người tình như Dao Ánh đã biết gìn giữ tình yêu của anh Sơn trong bốn mươi sáu năm qua, tức là gần nửa thế kỷ."
"Dao Ánh vừa là một tình yêu rất cụ thể, đồng thời là một tình yêu biểu tượng. Một tình yêu cụ thể đã chấm dứt, nhưng biểu tượng tình yêu thì bất tử với thời gian…”.
Thủ bút Trịnh Công Sơn.
Bà Dao Ánh chụp chung cùng gia đình nhạc sĩ trong đêm nhạc Trịnh Công Sơn ở Vũng Tàu năm 2008. Ảnh: Nguyệt Vy
Kim Yến
Bà Ngô Vũ Dao Ánh lần trở lại mười năm sau. Ảnh: Nguyệt Vy
B’lao, Ngày 25/Mars/1967
Bây giờ đã quá khuya, chương trình chuyên đề về tình yêu còn để lại một vị đắng rất mỏng. Mọi người cũng đã ngủ từ lâu và anh cũng phải quyết định một lần cho Ánh lẫn cho anh.
Một quyết định thật khó khăn và chẳng ai trong cuộc dám dứt khoát với chính mình. Quyết định nào cũng có sự khổ sở của nó. Anh cam đành là kẻ bội bạc để mở ra cho Ánh sự ngạt thở bấy lâu trong đó người này hay kẻ kia đã cố gắng đóng cho trọn vai trò của mình.
Cho đến phút này anh vẫn cảm thấy chỉ riêng mình anh đã sống thật hồn nhiên trong tình yêu đã qua.
“Chúng mình chấm dứt tình yêu đó ở đây”
Hãy xem mọi lầm lỗi đều ở anh cả và sau quyết định này là một lối ngỏ thênh thang trên đó Ánh hãy đi vào những phiêu lưu mới đừng ăn năn, đừng băn khoăn gì cả. Tất cả đã rõ như một khoảng trắng. Cũng đành vậy thôi.
Anh đã nhìn tình yêu ở một độ cao nhất của thuỷ triều. Quyết định như không thuộc về anh. Anh xin cảm ơn bốn năm ròng rã nâng niu tình yêu đó.
Cũng xin cảm ơn những buổi đợi chờ thật dịu dàng không bao giờ còn có được. Để vĩnh biệt nhau trong tình yêu đó anh chỉ muốn khuyên Ánh, trong tương lai hãy tự tin hơn và bớt suy tính.
Anh đã bất lực không cứu vãn gì được cho tình yêu của mình. Thêm một lần đánh mất và thất lạc những vàng son.
Đã viết quá dài ngoài ý muốn nhưng nói một lần mà cho tất cả về sau.
Cầu mong thật nhiều bình an cho Ánh và đời đời hạnh phúc trong những dự tính mới ở tương lai.
Thân yêu
Trịnh Công Sơn
nguồn:
http://vn.news.yahoo.com/sgtt/20110126/ten-trinh-cong-son-thu-tinh-gui-mot-nguo-c8e64ee.html
Trịnh Vĩnh Trinh là em gái út, cũng là người đưa thư của Trịnh Công Sơn (TCS) đến tận tay Dao Ánh trong một thời gian dài. Chị đã chia sẻ với Báo Thanh Niên về mối tình đẹp này.
1. Dao Ánh là em ruột của Ngô Vũ Bích Diễm (người mà nhạc sĩ TCS từng yêu và viết tặng Diễm xưa). Mối tình của anh Sơn với Bích Diễm không sâu nặng như với Dao Ánh. Khi Bích Diễm vào Sài Gòn học đại học, như do trắc trở gì đó không rõ lắm nên hai người đã gần như không có ước hẹn lâu bền. Có dạo Bích Diễm từ Sài Gòn ra Huế nghỉ hè và ghé thăm anh Sơn. Lúc ấy Trinh còn rất nhỏ, khoảng 6-7 tuổi, nhưng vẫn nhớ một chi tiết rất ấn tượng. Đó là một bữa anh Sơn bị ốm, đang nằm dưỡng bệnh trong nhà, bỗng nhiên nghe có mùi thơm của hoa dạ lan tỏa ngát phòng. Anh gắng đứng dậy bước ra và thấy có một bó hoa dạ lan thật lớn đặt sẵn trước cửa, trong hoa có một lá thư của Bích Diễm viết chia tay mình. Anh buồn bã quay vào và sau này khi Trinh đã lớn, anh Sơn nhiều lần kể lại với Trinh về bức thư ấy...
Trịnh Công Sơn có 7 người em :
2 trai: Trịnh Xuân Tịnh, Trịnh Quang Hà và
5 gái: Trịnh Vĩnh Thúy, Trịnh Vĩnh Tâm, Trịnh Vĩnh Ngân, Trịnh Hoàng Diệu và Trịnh Vĩnh Trinh.
Trịnh Công Sơn và em gái út Trịnh Vĩnh Trinh
Ảnh do gia đình TCS cung cấp
4. Không chỉ có Trinh mà những ai gặp chị Ánh đều nói chị Ánh đẹp, cao, duyên dáng, sang trọng và tính tình rất dịu dàng. Chị không thích ồn ào, không thích đám đông và sống nội tâm, kín đáo, rất hợp với anh Sơn. Dao Ánh trước đó là bạn của chị Trịnh Vĩnh Thúy, nhưng người thường được Dao Ánh nhờ đưa thư ở trường là Trịnh Vĩnh Ngân (học cùng trường nhưng nhỏ hơn chị Ánh). Cũng như bao cuộc tình khác, khi yêu nhau cả hai cũng có những lúc giận hờn nhau. Song anh Sơn vốn là người hiền lành, từ tốn, nên khi giận cũng hết sức nhẹ nhàng.
5. Về nguyên nhân chia tay, anh Sơn cũng nhiều lần nói với Trinh là anh nhận phần lỗi về mình. Anh nói thời đó anh chưa thể đem lại cho người mình yêu một cuộc sống hôn nhân trọn vẹn, nên anh chưa nghĩ đến việc lập gia đình. Còn phía chị Dao Ánh không thể chờ lâu được. Theo Trinh thì ai cũng buồn mỗi khi người yêu đi lấy chồng, nhưng nỗi buồn của anh rất lạ và rất nhân từ. Chúng tôi từng nói với nhau không phải vì anh Sơn là anh mình mà mình ca tụng, song rõ ràng anh là một con người đặc biệt, chúng tôi cứ tự hỏi vì sao có một con người nhân từ đến thế, cái gì anh cũng nhẹ nhàng. Ngay cả cách dạy dỗ em út trong nhà, mỗi khi ai đó có lỗi, anh thường bày tỏ ý trách giận bằng cách để thư trên gối của người đó. Mỗi lần thấy thư trên gối là chúng tôi sợ lắm, không cần anh phải la mới sợ. Cái cách mà anh giận cũng rất khác người, mọi thứ nhẹ nhàng. Thời trước chưa có điện thoại di động nên mỗi khi đi đến đâu anh thường lấy điện thoại bàn gọi về nhà và cho biết anh đang ở chỗ ấy cùng với số điện thoại ấy. Sau này chúng tôi cũng học anh cách đó. Anh Sơn tập cho chúng tôi thói quen là làm gì thì làm, nhưng đến buổi trưa mọi người phải quây quần bên nhau để ăn uống, còn chiều tối ai muốn đi đâu cứ đi.
6. Dao Ánh sang Mỹ tiếp tục học và lập gia đình. Chị vẫn giữ liên hệ rất thân thiết với những người trong nhà của chúng tôi. Sau này mỗi khi có dịp dù ở trong nước hay ở ngoài nước, Trinh và chị Ánh vẫn thường đi chơi với nhau vào cuối tuần. Sống ở Mỹ chị làm ngân hàng và có hai người con. Hiện chị đã chia tay chồng. Còn những lá thư chị Ánh trao cho gia đình chúng tôi vào một dịp chị về VN và chị nói với gia đình chúng tôi rằng những lá thư này giờ đã nằm trong tâm tưởng của chị. Chị muốn đưa ra để mọi người cùng biết thêm về anh Sơn thời trẻ, thời yêu thương say đắm dẫn đến sự ra đời của những bản tình ca mượt mà. Mới đây, trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của anh Sơn, gia đình đã mời chị Ánh xuất hiện trước công chúng, nhưng vốn là người không thích có mặt trước đám đông nên chị đã cám ơn và xin khất lại…
(còn tiếp)
Thủ bút Trịnh Công Sơn trong thư gửi Dao Ánh 19.9.1965
Tiết lộ mối tình bí ẩn của Trịnh Công Sơn với cô gái 15 tuổi
Thứ ba, 29/03/2011 08:49
Những ngày ở B'lao, Trịnh Công Sơn đã ấp ủ mối tình với cô bé Dao Ánh, em ruột một "bóng hồng" khác của chàng nhạc sỹ trẻ.
Khi mới ra trường, Trịnh Công Sơn đã chọn B'lao, một thị trấn chênh vênh giữa những tầng mây của Lâm Đồng để sống và giảng dạy. Trong những tháng ngày ở B'lao, Trịnh Công Sơn đã ấp ủ một mối tình với cô bé Dao Ánh - em ruột một "bóng hồng" khác của chàng nhạc sỹ trẻ này.
Công bố mối tình bí ẩn
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn (1/4/2001 - 1/4/2011), gia đình nhạc sỹ và bà Ngô Vũ Dao Ánh đã quyết định cho xuất bản cuốn sách công bố những bức thư tình của Trịnh Công Sơn gửi cho bà Dao Ánh. Nhà thơ Nguyễn Duy - bạn của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn được gia đình nhạc sỹ tin tưởng nhờ biên tập cuốn sách này cho biết: Gia đình Trịnh Công Sơn và bản thân bà Dao Ánh muốn công bố những bức thư này không phải vì muốn kể một câu chuyện đời tư của Trịnh Công Sơn mà thông qua những bức thư, họ muốn mang đến cho người đọc những cảm xúc đẹp, những tình cảm trong sáng. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận thêm một mảng cuộc đời của Trịnh Công Sơn và hiểu được lý do người nhạc sỹ này có những nhạc phẩm bất hủ.
Nhà thơ Nguyễn Duy cho biết, cuốn sách gồm trên 300 trang với khoảng hơn 100 bức thư tình "một chiều" của Trịnh Công Sơn gửi cho một người con gái xứ Huế, Ngô Vũ Dao Ánh. Theo nhà thơ Nguyễn Duy, đây là những bức thư được bà Dao Ánh cất giữ nhiều năm nay. Mới đây, bà Dao Ánh đã mang những lá thư này từ Mỹ trở về Việt Nam và ủy nhiệm cho Trịnh Vĩnh Trinh cất giữ. Số lượng thư trên thực tế nhiều hơn số công bố nhưng có một số bức bị thất lạc và một số bức bị hỏng.
Nhà thơ Nguyễn Duy dự đoán có thể còn có những bức thư khác giữa hai người nhưng bà Dao Ánh giữ lại cho riêng mình. Đa số thư được Trịnh Công Sơn viết từ năm 1964 đến 1967, còn nhiều bức khác viết sau khi bà Dao Ánh trở lại Việt Nam vào những năm 1980. Những bức thư giai đoạn đầu chan chứa những tình cảm yêu đương, còn ở những bức thư sau tình cảm ấy đã chuyển sang một trạng thái khác. Dường như tình yêu chưa dứt nhưng giữa hai người chỉ hoàn toàn là bạn bè. Cuốn sách "Trịnh Công Sơn, thư tình gửi một người" dự kiến sẽ xuất bản vào ngày 8/4 tới đây nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông.
Mối tình trong mơ
Căn cứ vào ngày tháng ghi trên những bức thư thì lá thư đầu tiên được viết vào năm 1964, còn tình cảm của Trịnh Công Sơn dành cho Dao Ánh bắt đầu từ bao giờ thì không rõ (bà Dao Ánh sinh năm 1949). Nhà thơ Nguyễn Duy cho biết, Dao Ánh là em ruột của bà Ngô Vũ Bích Diễm. Đây chính là "bóng hồng" trong nhạc phẩm Diễm xưa. Trước khi yêu Dao Ánh, Trịnh Công Sơn từng dành tình cảm với cô chị gái Bích Diễm nhưng tình cảm ấy không thành.
Các tác phẩm như: Phúc âm buồn, Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh, Như cánh vạc bay, Chiều một mình qua phố… của Trịnh Công Sơn gắn liền với giai đoạn diễn ra mối tình này. "Người đẹp" Dao Ánh còn giữ lại nguyên vẹn bản viết tay đầu tiên của Mưa hồng, Tuổi đá buồn…với lời đề tặng "bản của Ánh đó". |
Trịnh Công Sơn dạy tại B'lao chỉ ba năm, từ 1964 đến 1967, ba năm đều đặn với hơn ba trăm trang thư tình gửi Dao Ánh. Bức thư đầu tiên ghi ngày 17/9/1964, với những lời mở đầu như một tiếng reo vui: "Dao Ánh, Dao Ánh, Dao Ánh... Anh cảm ơn Ánh nghìn lần đã yêu thích thiên đàng sương mù của anh. Anh sẽ cố gắng yêu thích lấy nó đến bao giờ không thể. Ở đây có cái tự do của con người mỗi ngày chỉ thấy mình và trời đất...".
Còn bức thư chính thức nói lời chia tay là năm 1967 viết: "Bây giờ đã quá khuya, chương trình chuyên đề về tình yêu còn để lại một vị đắng rất mỏng. Mọi người cũng đã ngủ từ lâu và anh cũng phải quyết định một lần cho Ánh lẫn cho anh. Một quyết định thật khó khăn và chẳng ai trong cuộc dám dứt khoát với chính mình. Quyết định nào cũng có sự khổ sở của nó. Anh cam đành là kẻ bội bạc để mở ra cho Ánh sự ngạt thở bấy lâu trong đó người này hay kẻ kia đã cố gắng đóng cho trọn vai trò của mình. Cho đến phút này anh vẫn cảm thấy chỉ riêng mình anh đã sống thật hồn nhiên trong tình yêu đã qua. Chúng mình chấm dứt tình yêu đó ở đây. Hãy xem mọi lầm lỗi đều ở anh cả và sau quyết định này là một lối ngỏ thênh thang trên đó Ánh hãy đi vào những phiêu lưu mới đừng ăn năn, đừng băn khoăn gì cả. Tất cả đã rõ như một khoảng trắng. Cũng đành vậy thôi. Anh đã nhìn tình yêu ở một độ cao nhất của thuỷ triều. Quyết định như không thuộc về anh. Anh xin cảm ơn bốn năm ròng rã nâng niu tình yêu đó. Cũng xin cảm ơn những buổi đợi chờ thật dịu dàng không bao giờ còn có được...".
Một trong số những bức thư Trịnh Công Sơn gửi cho Dao Ánh
Sau hơn 20 năm xa cách, Dao Ánh đã trở lại Việt Nam, gặp lại Trịnh Công Sơn. “Xin trả nợ người” đã được ông viết liền một mạch vào đêm mùng 3 Tết năm ấy. Dưới bản nhạc ông viết tặng Dao Ánh là một tiếng thở dài đau nhói: "Nỗi buồn xin lỗi bàn tay/Tấm thân hiu quạnh ngồi say một mình...". Dao Ánh đã ly dị chồng ngay sau cuộc hội ngộ buồn bã này.
Những lời cuối cùng Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh là những ngày ông nằm trên giường bệnh. Ông không thể cầm bút được, nên phải đọc cho một người bạn viết giùm mình và gửi qua email. Vẫn là những lời an ủi thật dịu dàng: "Ánh cố gắng tìm được những niềm vui nhỏ nhắn trong cuộc sống bình thường là quý giá lắm rồi. Chúc Ánh một cái Tết thú vị dù chỉ một mình hay với người khác...".
Nhà thơ Nguyễn Duy cho biết, ông không thể biết mình ấn tượng với bức thư nào nhất vì ông có quá nhiều ấn tượng với chúng. Toàn bộ những bức thư của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh chỉ có thể gói gọn trong 2 chữ "Quá hay!". Nhà thơ Nguyễn Duy không khỏi ngạc nhiên bởi một người thanh niên 25 tuổi lại có được những tư tưởng, tình cảm sâu sắc đến thế. Những lời trong thư ông thể hiện một lối văn phong tuyệt vời của một người có kiến thức và phong thái trí thức. Những lời thư ấy khác rất nhiều so với những người 25 tuổi bây giờ. Theo nhà thơ, việc gia đình và bà Dao Ánh công bố những bức thư không phải là việc "khoe" một mối tình mà muốn công bố một sự đóng góp của Trịnh Công Sơn cho văn học thông qua những bức thư của ông.
* * *
Đêm
29/03/2011 tại sân vườn khách sạn Saigon Morin Huế, một bữa tiệc buffet
ấm áp đi đôi với chương trình ca nhạc toàn các sao biểu diễn nhạc Trịnh
có tên "Một cõi đi về". Các ca sỹ nổi tiếng tham gia có: Mỹ Linh, Quang
Dũng, Đức Tuấn, Thu Minh, Phương Linh, Lân Nhã.Đêm kỷ niệm 10 năm ngày mất cố nhạc sỹ tại 3 miền Huế - Sài Gòn - Hà Nội sẽ diễn ra cuối cùng ở thành phố Huế vào ngày 30/3. Tại Cung An Định vào ngày này sẽ diện kiến những ca sĩ nổi tiếng với vé được phát miễn phí cho sinh viên.
Tiếp đến là buổi triển lãm tranh của Trịnh Công Sơn tự vẽ và những bức vẽ chân dung nhạc sĩ tại khách sạn Saigon Morin Huế từ 15-20/4. Tối 1/4, những quán café có nhạc sống mỗi đêm ở Huế, kể cả các quán bar-disco cũng để dành đất cho những ca khúc nhạc Trịnh chơi bằng nhiều thể loại khác nhau. Ngoài ra, theo kế hoạch đã định, hàng trăm hội nhóm yêu nhạc Trịnh sẽ hẹn gặp ở nhà, công viên hay bên bờ sông Hương để đàn hát trong đêm 1/4.
NGUỒN: http://2sao.vn/p0c1000n20110329085155828/tiet-lo-moi-tinh-bi-an-cua-trinh-cong-son-voi-co-gai-15-tuoi.vnn
THƯ TÌNH GỬI MỘT NGƯỜI
1.4.2011, đúng mười năm sau ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm để rong chơi chốn vĩnh hằng, bà Dao Ánh – người tình đầu tiên – một trong những người tình đã mãi mãi bất tử bằng những ca khúc của ông se cho công bố hơn 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn gửi cho bà.
Trịnh Công Sơn đã nói tiếng yêu em bằng ngôn ngữ thật đẹp, là bản chúc thư ca ngợi tình yêu, là thân phận, là những dằn vặt triền miên về kiếp người. Người ta nói nghệ thuật là đời sống riêng biệt, hiếm hoi. Trong trường hợp này, dường như tình yêu đã làm nên những cảm xúc để từ đó ra đời những tình khúc huyền thoại để lại cho cuộc đời. Xin cảm ơn bà Dao Ánh và gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cho phép Giai phẩm xuân Tân Mão Sài Gòn Tiếp Thị lần đầu tiên công bố những di bút rất riêng tư này.
Sau gần nửa thế kỷ, hơn ba trăm bức thư tình mới được chủ nhân của nó tiết lộ, hé mở phần sâu thẳm trong trái tim một nhạc sĩ tài hoa, gắn với một thời đoạn khai sinh những ca khúc bất hủ về tình yêu và thân phận...
25 tuổi, tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn, Trịnh Công Sơn đã chọn B’lao, một thị trấn chênh vênh giữa những tầng mây để sống như một kẻ ẩn dật, ôm theo mối tình si với người con gái xứ Huế mang tên Dao Ánh.
Bức thư đầu tiên anh gửi ngày 17.9.1964, với những lời mở đầu như một tiếng reo vui “Dao Ánh, Dao Ánh, Dao Ánh…”
Nét chữ của anh hồi ấy nắn nót như những nốt nhạc: “Anh cảm ơn Ánh nghìn lần đã yêu thích thiên-đàng-sương-mù của anh. Anh sẽ cố gắng yêu thích lấy nó đến bao giờ không thể.
Ở đây có cái tự do của con người mỗi ngày chỉ thấy mình và trời đất…”.
B’lao bỗng hiển hiện thật rõ nét với hình ảnh một người đàn ông mơ mộng trầm tư ngày ngày chỉ có một niềm vui duy nhất là ra bưu cục đón nhận những bức thư.
Anh viết về những ngày dài hoang vu, những buổi sáng thức dậy trong im lặng, những buổi tối trăng non… Anh gọi tên Dao Ánh không biết bao nhiêu lần trong thinh không… Anh dệt lên trong tâm tưởng một hình ảnh thật trinh nguyên, một Dao Ánh với “mái tóc thật dài, với tâm hồn lá non và tiếng cười hồn nhiên như một buổi sáng mùa xuân…”.
Bắt gặp đâu đó trong những cuộc hẹn hò bất thành của anh là những giận hờn, trách cứ như biết bao người đàn ông khác trong tình yêu. Nhưng trách cứ của anh sao mà dịu dàng, sao mà ngọt ngào, yêu thương.
Những kỷ niệm đẹp nhất giữa hai người đã trở thành cái cớ cho những suy tư về thân phận, về chiến tranh, về tình yêu của Trịnh Công Sơn tuôn trào.
Hay có lẽ cái khoảng cách vời vợi giữa một tình yêu quá mộng mị đã giúp anh soi rọi một cách trầm tĩnh nhất vào cái hố thẳm của riêng mình, để gọi tên những cảm xúc cho Phúc âm buồn, Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh, Như cánh vạc bay, Chiều một mình qua phố…
Dao Ánh còn giữ lại nguyên vẹn bản viết tay đầu tiên của Mưa hồng, Tuổi đá buồn với lời đề tặng “bản của Ánh đó”. Suốt cả mùa hè năm 1965, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lơ lửng giữa sự sống và cái chết, với những cơn hôn mê trước giấc ngủ của một kẻ tuyệt vọng cùng cực.
ca khúc phản chiến, kêu gọi hoà bình rúng động lòng người đã ra đời chính trong thời điểm này, như Ca dao mẹ, Lại gần với nhau, Người con gái Việt Nam da vàng...
Những ca khúc tranh đấu quyết liệt để giành lại quyền sống, để được làm người.
Thủ bút Trịnh Công Sơn.
Trịnh Công Sơn dạy tại B’lao chỉ ba năm, từ 1964 đến 1967, ba năm đều đặn với hơn ba trăm bức thư tình. Quả thật anh là người viết thư tình lãng mạn nhất của thời đại.
Bức thư đầu tiên anh nói lời cảm ơn, và bức thư chia tay cuối cùng, anh cũng nói lời cảm ơn. Mỗi lá thư của anh như một đoản văn đầy chất thi ca, chứa đựng tâm trạng lo âu, dằn vặt triền miên về kiếp người, lòng tin vào những điều tốt đẹp đang dần mất đi trong cõi nhân gian.
Đây thực sự là mảng văn chương ấn tượng trong cuộc đời nghệ thuật của Trịnh Công Sơn, bên cạnh gia tài đồ sộ về âm nhạc của anh.
Năm 1993, Dao Ánh đã trở lại Việt Nam, và gặp lại Trịnh Công Sơn. Xin trả nợ người đã được anh viết liền một mạch vào đêm mùng ba tết năm ấy.
Dưới bản nhạc anh viết tặng Dao Ánh là một tiếng thở dài đau nhói: “Nỗi buồn xin lỗi bàn tay/Tấm thân hiu quạnh ngồi say một mình…”
Dao Ánh đã ly dị chồng ngay sau cuộc hội ngộ buồn bã này.
Những lời cuối cùng anh viết cho Dao Ánh là những ngày anh nằm trên giường bệnh. Anh không thể cầm bút được, nên phải đọc cho người bạn Sâm Thương viết giùm mình, và gửi qua email.
Vẫn là những lời an ủi thật dịu dàng: “Ánh cố gắng tìm được những niềm vui nhỏ nhắn trong cuộc sống bình thường là quý giá lắm rồi. Chúc Ánh một cái tết thú vị dù chỉ một mình hay với người khác…”.
Hơn bốn mươi năm đã qua, bao tao loạn, thăng trầm, chiến tranh liên miên, rồi lấy chồng, sang Mỹ... vậy mà Dao Ánh vẫn cất giữ nguyên vẹn những bức thư tình, những chiếc phong bì, kể cả từng chiếc lá dã quỳ anh ép trong thư, cả những giọt nến anh đốt lên để viết tên chị...
Nhưng có một điều ít ai biết, là lúc đó Ngô Vũ Dao Ánh, em gái của Ngô Vũ Bích Diễm (nhân vật của Diễm xưa), chỉ mới… mười lăm tuổi.
Không ít người thắc mắc tại sao đến giờ này, Dao Ánh mới chịu công bố những bức thư tình. Chính chị đã phải trải qua những ngày dài đắn đo, nên mười năm sau ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng ta mới được chiêm ngưỡng nó.
Trong thư gửi Trịnh Vĩnh Trinh, em gái Trịnh Công Sơn, Dao Ánh viết: “Hãy nghĩ về anh Sơn không phải chỉ để dành riêng cho một con người, một gia đình, một thành phần cụ thể nào cả… Dù cho mình có yêu thương anh Sơn thế nào đi nữa thì anh đã là một vĩ nhân rồi, và theo hướng nhìn đó anh đã là của tất cả mọi người."
" Dao Ánh đã tập nghĩ cho mình như thế, để có thể giao phó tập thơ này cho gia đình xuất bản, như một món quà để lại cho thế hệ đời sau và văn chương Việt Nam…”
Nhà thơ Nguyễn Duy, người được gia đình Trịnh Công Sơn tin cậy giao phó việc biên tập và xuất bản tác phẩm Thư tình gửi một người, thổ lộ: “Đọc hết ba trăm hai mươi bức thư tình, tôi gần như choáng váng. Cảm ơn những người tình như Dao Ánh đã biết gìn giữ tình yêu của anh Sơn trong bốn mươi sáu năm qua, tức là gần nửa thế kỷ."
"Dao Ánh vừa là một tình yêu rất cụ thể, đồng thời là một tình yêu biểu tượng. Một tình yêu cụ thể đã chấm dứt, nhưng biểu tượng tình yêu thì bất tử với thời gian…”.
Thủ bút Trịnh Công Sơn.
Bà Dao Ánh chụp chung cùng gia đình nhạc sĩ trong đêm nhạc Trịnh Công Sơn ở Vũng Tàu năm 2008. Ảnh: Nguyệt Vy
Kim Yến
Bà Ngô Vũ Dao Ánh lần trở lại mười năm sau. Ảnh: Nguyệt Vy
B’lao, Ngày 25/Mars/1967
Bây giờ đã quá khuya, chương trình chuyên đề về tình yêu còn để lại một vị đắng rất mỏng. Mọi người cũng đã ngủ từ lâu và anh cũng phải quyết định một lần cho Ánh lẫn cho anh.
Một quyết định thật khó khăn và chẳng ai trong cuộc dám dứt khoát với chính mình. Quyết định nào cũng có sự khổ sở của nó. Anh cam đành là kẻ bội bạc để mở ra cho Ánh sự ngạt thở bấy lâu trong đó người này hay kẻ kia đã cố gắng đóng cho trọn vai trò của mình.
Cho đến phút này anh vẫn cảm thấy chỉ riêng mình anh đã sống thật hồn nhiên trong tình yêu đã qua.
“Chúng mình chấm dứt tình yêu đó ở đây”
Hãy xem mọi lầm lỗi đều ở anh cả và sau quyết định này là một lối ngỏ thênh thang trên đó Ánh hãy đi vào những phiêu lưu mới đừng ăn năn, đừng băn khoăn gì cả. Tất cả đã rõ như một khoảng trắng. Cũng đành vậy thôi.
Anh đã nhìn tình yêu ở một độ cao nhất của thuỷ triều. Quyết định như không thuộc về anh. Anh xin cảm ơn bốn năm ròng rã nâng niu tình yêu đó.
Cũng xin cảm ơn những buổi đợi chờ thật dịu dàng không bao giờ còn có được. Để vĩnh biệt nhau trong tình yêu đó anh chỉ muốn khuyên Ánh, trong tương lai hãy tự tin hơn và bớt suy tính.
Anh đã bất lực không cứu vãn gì được cho tình yêu của mình. Thêm một lần đánh mất và thất lạc những vàng son.
Đã viết quá dài ngoài ý muốn nhưng nói một lần mà cho tất cả về sau.
Cầu mong thật nhiều bình an cho Ánh và đời đời hạnh phúc trong những dự tính mới ở tương lai.
Thân yêu
Trịnh Công Sơn
nguồn:
http://vn.news.yahoo.com/sgtt/20110126/ten-trinh-cong-son-thu-tinh-gui-mot-nguo-c8e64ee.html
Trịnh Công Sơn - Dao Ánh qua hồi ức của Trịnh Vĩnh Trinh
Giao Hưởng - Dạ Ly, thanhnien.com.vn, 03/04/2011
Trịnh Vĩnh Trinh là em gái út, cũng là người đưa thư của Trịnh Công Sơn (TCS) đến tận tay Dao Ánh trong một thời gian dài. Chị đã chia sẻ với Báo Thanh Niên về mối tình đẹp này.
1. Dao Ánh là em ruột của Ngô Vũ Bích Diễm (người mà nhạc sĩ TCS từng yêu và viết tặng Diễm xưa). Mối tình của anh Sơn với Bích Diễm không sâu nặng như với Dao Ánh. Khi Bích Diễm vào Sài Gòn học đại học, như do trắc trở gì đó không rõ lắm nên hai người đã gần như không có ước hẹn lâu bền. Có dạo Bích Diễm từ Sài Gòn ra Huế nghỉ hè và ghé thăm anh Sơn. Lúc ấy Trinh còn rất nhỏ, khoảng 6-7 tuổi, nhưng vẫn nhớ một chi tiết rất ấn tượng. Đó là một bữa anh Sơn bị ốm, đang nằm dưỡng bệnh trong nhà, bỗng nhiên nghe có mùi thơm của hoa dạ lan tỏa ngát phòng. Anh gắng đứng dậy bước ra và thấy có một bó hoa dạ lan thật lớn đặt sẵn trước cửa, trong hoa có một lá thư của Bích Diễm viết chia tay mình. Anh buồn bã quay vào và sau này khi Trinh đã lớn, anh Sơn nhiều lần kể lại với Trinh về bức thư ấy...
Trịnh Công Sơn có 7 người em :
2 trai: Trịnh Xuân Tịnh, Trịnh Quang Hà và
5 gái: Trịnh Vĩnh Thúy, Trịnh Vĩnh Tâm, Trịnh Vĩnh Ngân, Trịnh Hoàng Diệu và Trịnh Vĩnh Trinh.
2. Và
cũng chính từ khi biết chị mình (Diễm) đã chia tay anh Sơn, Dao Ánh
viết thư nhờ Ngân (em gái TCS học cùng trường Đồng Khánh với Dao Ánh)
đem về cho TCS, thư nói lên tình cảm thân thương của chị Ánh đối với anh
Sơn trước những ngày không vui đang bủa vây anh. Anh Sơn viết thư trả
lời. Từ đó anh với chị Ánh thư từ qua lại thường xuyên. Năm ấy, vào
1963, chị Ánh mới 15 tuổi.
3. Chị
Ánh là người gốc Bắc, gia đình chuyển vào sống tại Huế từ lâu và ở cách
nhà chúng tôi một cây cầu, đó là cầu Phú Cam. Ba của chị Ánh là giáo sư
dạy tiếng Pháp. Chị nói giọng Bắc và là người rất kiệm lời. Gia đình
chị rất gia giáo, nghiêm khắc, thường dạy dỗ và kiểm soát sinh hoạt của
con cái rất chặt chẽ. Vì thế việc “nhận” và “gửi” thư của chị Ánh không
thể lộ liễu, thường chỉ gửi vào lúc chạng vạng tối khi bắt đầu học bài.
Người đưa thư anh Sơn đến với chị Ánh là Trinh và hai người chị kế của
mình. Ba chị em thay phiên nhau “xin” anh Sơn cho được mang thư qua nhà
chị Dao Ánh. Như đã nói, nhà chị Ánh chỉ cách nhà mình có cây cầu thôi,
nên mỗi khi đưa thư là mấy chị em thay nhau đạp xe đi. Lúc đó vì quá nhỏ
nên cả ba chị em còn chưa ngồi đến chiếc yên xe đạp cao hơn mình nữa,
mà chỉ… đứng và đạp đi. Hình ảnh đó đến giờ Trinh vẫn không thể nào
quên. Nhà chị Ánh trồng rất nhiều hoa dạ lan nên mấy chị em rất thích
qua đó để được thấy hoa nở, hoa thơm, đôi lúc được chị Ánh hái đưa cho
một vài cành thơm ngát. Mỗi khi tới nơi Trinh thường lấp ló ngoài cổng
hoặc núp sau gốc cây một lát. Chị Ánh thì đã quen với khoảng thời gian
có người “đưa thư” cuối ngày, khi trời sập tối, nên chị cứ canh giờ ấy
là đảo mắt nhìn xem có ai ngoài cửa hay không. Khi biết Trinh hoặc chị
Ngân đã tới, thì chị Ánh lẻn ra bằng cửa bên hông để nhận thư và giấu
vào người...
Trịnh Công Sơn và em gái út Trịnh Vĩnh Trinh
Ảnh do gia đình TCS cung cấp
4. Không chỉ có Trinh mà những ai gặp chị Ánh đều nói chị Ánh đẹp, cao, duyên dáng, sang trọng và tính tình rất dịu dàng. Chị không thích ồn ào, không thích đám đông và sống nội tâm, kín đáo, rất hợp với anh Sơn. Dao Ánh trước đó là bạn của chị Trịnh Vĩnh Thúy, nhưng người thường được Dao Ánh nhờ đưa thư ở trường là Trịnh Vĩnh Ngân (học cùng trường nhưng nhỏ hơn chị Ánh). Cũng như bao cuộc tình khác, khi yêu nhau cả hai cũng có những lúc giận hờn nhau. Song anh Sơn vốn là người hiền lành, từ tốn, nên khi giận cũng hết sức nhẹ nhàng.
5. Về nguyên nhân chia tay, anh Sơn cũng nhiều lần nói với Trinh là anh nhận phần lỗi về mình. Anh nói thời đó anh chưa thể đem lại cho người mình yêu một cuộc sống hôn nhân trọn vẹn, nên anh chưa nghĩ đến việc lập gia đình. Còn phía chị Dao Ánh không thể chờ lâu được. Theo Trinh thì ai cũng buồn mỗi khi người yêu đi lấy chồng, nhưng nỗi buồn của anh rất lạ và rất nhân từ. Chúng tôi từng nói với nhau không phải vì anh Sơn là anh mình mà mình ca tụng, song rõ ràng anh là một con người đặc biệt, chúng tôi cứ tự hỏi vì sao có một con người nhân từ đến thế, cái gì anh cũng nhẹ nhàng. Ngay cả cách dạy dỗ em út trong nhà, mỗi khi ai đó có lỗi, anh thường bày tỏ ý trách giận bằng cách để thư trên gối của người đó. Mỗi lần thấy thư trên gối là chúng tôi sợ lắm, không cần anh phải la mới sợ. Cái cách mà anh giận cũng rất khác người, mọi thứ nhẹ nhàng. Thời trước chưa có điện thoại di động nên mỗi khi đi đến đâu anh thường lấy điện thoại bàn gọi về nhà và cho biết anh đang ở chỗ ấy cùng với số điện thoại ấy. Sau này chúng tôi cũng học anh cách đó. Anh Sơn tập cho chúng tôi thói quen là làm gì thì làm, nhưng đến buổi trưa mọi người phải quây quần bên nhau để ăn uống, còn chiều tối ai muốn đi đâu cứ đi.
6. Dao Ánh sang Mỹ tiếp tục học và lập gia đình. Chị vẫn giữ liên hệ rất thân thiết với những người trong nhà của chúng tôi. Sau này mỗi khi có dịp dù ở trong nước hay ở ngoài nước, Trinh và chị Ánh vẫn thường đi chơi với nhau vào cuối tuần. Sống ở Mỹ chị làm ngân hàng và có hai người con. Hiện chị đã chia tay chồng. Còn những lá thư chị Ánh trao cho gia đình chúng tôi vào một dịp chị về VN và chị nói với gia đình chúng tôi rằng những lá thư này giờ đã nằm trong tâm tưởng của chị. Chị muốn đưa ra để mọi người cùng biết thêm về anh Sơn thời trẻ, thời yêu thương say đắm dẫn đến sự ra đời của những bản tình ca mượt mà. Mới đây, trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày mất của anh Sơn, gia đình đã mời chị Ánh xuất hiện trước công chúng, nhưng vốn là người không thích có mặt trước đám đông nên chị đã cám ơn và xin khất lại…
(còn tiếp)
Thủ bút Trịnh Công Sơn trong thư gửi Dao Ánh 19.9.1965
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét