a

Mời các bạn bấm vào cuối trang BÀI ĐĂNG CŨ HƠN để đọc tiếp. Những bài viết về trường Trung học Bán Công Định quán được đặt trong thư mục KÝ ỨC HỌC TRÒ.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

25 bài chụp ảnh đẹp (Từ 5 đến 8)

 

Bài 5: 21 tư thế tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em

21 tư thế tạo dáng trong chụp ảnh trẻ em
Trẻ em là chủ đề dễ thương, nhiều niềm vui ngộ nghĩnh, cảm giác ấm áp chân thành, và cũng là thể loại nhiều khó khăn nhất. Nhiều lúc, người chụp phải tập suy nghĩ, dự đoán phản ứng giống như con trẻ để biết chúng sẽ có hành động gì. Người chụp phải thật sự kiên nhẫn và thích nghi hoàn toàn với hoạt động của chúng. Trẻ em sẽ không bao giờ nghe theo lời bạn để có góc chụp chính xác. Vì vậy, 21 mẫu giới thiệu dưới đây cũng chỉ là tài liệu tham khảo cho việc lên kịch bản ý tưởng trước khi thực hiện một buổi chụp trẻ em vậy

 





[IMG]
Mẫu 1 – Chụp trẻ em, nên chụp ngang với tầm mắt của trẻ, vì với góc này, bạn có thể khai thác hết những biểu hiện cảm xúc tự nhiên của trẻ từ đôi mắt long lanh.

[IMG]
Mẫu 2 – Con trẻ nằm lăn xuống giường, nền nhà, bãi cỏ… và góc máy thật thấp.

[IMG]
Mẫu 3 – Biến thể của tư thế trên, hai tay chống cằm.

[IMG]
Mẫu 4 – Đặt trẻ trên giường, cùng một tấm chăn. Nên chọn màu sắc đồng bộ và phù hợp, thường người ta chụp màu sáng.

[IMG]
Mẫu 5 – Để cho trẻ thoải mái, cho trẻ ôm hoặc chơi với gấu bông yêu thích của trẻ, hoặc với một món đồ chơi nào đó mà trẻ tự lựa chọn.

[IMG]
Mẫu 6 – Hình ảnh sinh hoạt hàng ngày của con trẻ: ăn uống, chơi, ngủ nghỉ, học hành, làm bài tập ở nhà… gợi ý này là cảnh sơn màu nước.

[IMG]
Mẫu 7 – Cầm sách đọc là hình ảnh rất dễ thương. Chú ý ánh sáng tương phản từ sách lên mặt, tính toán ánh sáng chính phụ cho phù hợp.

[IMG]
Mẫu 8 – Những khoảnh khắc tự nhiên của trẻ như cười lớn, hét lên như kêu ai. Những khoảnh khắc đó rất ngộ nghĩnh và tình cảm. Không nên tập cho trẻ thể hiện cảm xúc giả tạo.

[IMG]
Mẫu 9 – Dùng một số loại thức ăn ngon (dĩ nhiên trẻ phải thích), như dưa, kem, trái cây, bánh kẹo để nắm bắt khoảnh khắc.

[IMG]
Mẫu 10 – Trò chơi thổi bong bóng xà phòng. Bạn nên tính hướng ánh sáng phù hợp thì sẽ có ảnh đẹp trong trò chơi này của trẻ.

[IMG]
Mẫu 11 – Trò chơi trốn tìm, ẩn nấp, sẽ tạo khoảnh khắc tự nhiên để chụp.

[IMG]
Mẫu 12 – Trò chơi với cát là trò mà hầu hết trẻ đều thích. Trẻ sẽ chăm chú với trò chơi này, bận rộn, và lúc đó bạn sẽ quan sát tìm khoảnh khắc tốt nhất.

[IMG]
Mẫu 13 – Một trò chơi vận động, chụp ở góc thấp.

[IMG]
Mẫu 14 – Trẻ và vật nuôi trong nhà, cảm xúc con trẻ sẽ tự nhiên thể hiện khi chúng trìu mến với vật nuôi chúng quý.

[IMG]
Mẫu 15 – Các trò chơi ở công viên, ngoài trời. Để cho trẻ chơi tự nhiên, và bạn tha hồ bấm máy.

[IMG]
Mẫu 16 – Nếu là trẻ nam, các môn thể thao bóng đá, bóng rỗ, cầu long… cũng là những đạo cụ để bạn chụp ảnh cho trẻ.

[IMG]
Mẫu 17 – Mẹ và em bé sẽ rất đẹp khi bạn lưu được khoảnh khắc ấp áp tình cảm đó.

[IMG]
Mẫu 18 – Mẫu đơn giản, đứa trẻ ngồi trên hông mẹ. Bạn hãy thử các vị trí khác, trong đôi tay, chân, và có thể ôm sau vai….

[IMG]
Mẫu 19 – Con trẻ ôm mẹ của nó, cảm xúc tự nhiên và vô giá.

[IMG]
Mẫu 20 – Đu trên lung và vai mẹ.

[IMG]
Mẫu 21 – Chân dung gia đình.

Con trẻ di chuyển rất nhanh. Không chỉ đôi chân trẻ di chuyển mà đầu, hướng mắt, khuôn mặt, biểu cảm… tất cả thay đổi liên tục và tức thời. Do vậy, bạn phải chọn tốc độ màn trập đủ nhanh để bắt dính khoảnh khắc, trừ khi bạn cố ý chụp mờ. Thứ hai là để máy ảnh ở chế độ chụp liên tục. Khoảnh khắc và sự thay đổi của trẻ giống như cái chớp mắt chớp mắt, thay đổi liên tục. Chúc bạn thành công và chia sẻ ảnh.

Bài 6: 21 TƯ THẾ CHỤP ẢNH CƯỚI

21 TƯ THẾ CHỤP ẢNH CƯỚI
Chụp ảnh cưới là một ngành thương mại lớn và là nghề nghiệp của nhiều nhiếp ảnh gia. Chụp ảnh cưới chuyên nghiệp là một chủ đề phong phú và đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật cũng như lý thuyết. 21 mẫu pose giới thiệu trong bài này chỉ là hướng dẫn nhập môn cho bạn nào thích chủ đề này thì có ý tưởng khởi đầu cho việc chụp thể loại ảnh này.
Mẫu 1 – Chụp cận cảnh cô dâu với mạng che mặt. Bạn có thể sử dụng ống kinh zoom lấy nét điểm vào mắt cô dâu; nếu bạn chọn chế độ nét đa điểm tự động, có thể máy sẽ lấy nét vào mạng che mặt.



Mẫu 2 – Chụp cô dâu chú rễ trong xe cưới cũng là một hình ảnh tuyệt vời.



Mẫu 3 – Nụ hôn lãng mạn của cô dâu chú rễ. Cố gắng thấy cả hai khuôn mặt và mắt.



Mẫu 4 – Hai má cô dâu chú rễ áp nhẹ vào nhau với nụ cười hạnh phúc và tô điểm them bằng bó hoa ngày cưới được đặt quay về hướng máy ảnh.



Mẫu 5 – Chú rễ ôm nâng cô dâu từ phía sau. Mắt họ nhìn nhau tình tứ vào nhau, hoặc nhìn xéo về phía máy ảnh, hoặc một nụ hôn lim dim.



Mẫu 6 – Chú rễ ôm cô dâu từ phía sau, áp sát đầu và cơ thể vào nhau và góc máy chụp hơi cao một chút.



Mẫu 7 – Cô dâu chú rễ ôm hôn nhau. Khoảnh khắc này nên sắp xếp vào một thời điểm thích hợp để tình cảm được thể hiện nồng nàn nhất, họ sẽ không phàn nàn gì bạn đâu!



Mẫu 8 – Một góc chụp xa ngoài trời, chú rễ vắt áo phong trần một chút, cô dâu bước đi sát cạnh, và chọn hậu cảnh phù hợp.



Mẫu 9 – Một khung ảnh tĩnh, cô dâu chú rễ nhìn về một hướng với biểu lộ đồng vai sát cánh.



Mẫu 10 – Chú rễ bồng cô dâu. Khoảnh khắc thật tự nhiên và tươi vui. Khung ảnh được chụp rộng, từ xa.



Mấu 11 – Cũng khung ảnh chú rễ bồng cô dâu, chụp cận cảnh. Chú ý không khí thật tự nhiên và tươi vui.



Mẫu 12 – Chụp cưới cần nhất là khoảnh khắc tự nhiên, đừng làm nghiêm trọng khi sắp đặt cảnh chụp quá, hãy làm cho không khí luôn vui vẻ.


Mẫu 13 – Tay cô dâu chú rễ xách giày dép cùng chạy một vòng và bạn tha hồ chụp khoảnh khắc đẹp nhất cho họ.



Mẫu 14 – Góc máy chụp từ sau vẫn là góc máy đẹp và nhiều ý nghĩa.



Mẫu 15 – Hãy chú ý đến váy cưới, trãi rộng và những nếp gấp tự nhiên cũng như chú ý nếp nhăm ở chân chú rễ. 1,2,3 chụp, để lâu họ mỏi.



Mẫu 16 – Chân dung cô dâu. Ngồi trên cát hoặc mặt cỏ, mặt đất hoặc trên một chiếc ghế thấp. Váy cưới sắp xếp xung quanh cô dâu và góc máy chụp cao xuống.



Mẫu 17 – Cô dâu chú rễ tay trong tay ly rượu champagne. Có thể chụp nét ly rượu và cô dâu chú rễ mờ.



Mẫu 18 – Chụp DOF mỏng 1 chút bằng cách mở khẩu ống kính lớn (chỉ số F nhỏ nhất) để khung ảnh nét cô dâu và chú rễ lững thững phía sau mờ mờ. Cô dâu thong thả trong tay bó hoa tươi.



Mẫu 19 – Sử dụng kỹ thuật DOF mỏng, nét căng tiền cảnh là bó hoa và mờ dần hậu cảnh là hình dáng cô dâu chú rễ. Hoặc ngược lại, rõ nét cô dâu chú rễ và mờ ảo bó hoa. Cô dâu chú rễ có thể nhìn về phía máy ảnh, có thể nhìn nhau.



Mẫu 20 – Tay cô dâu chú rễ đưa ra. Có thể lấy nét căng đôi tay và hơi mờ cô dâu chú rễ. Cũng có thể điểm nét đó là đôi nhẫn cưới, đồ trang sức, bó hoa, quần áo, ly rượu, xe cưới…



Mẫu 21 – Đặc tả cô dâu chú rễ, hoặc các đồ trang sức, đôi giày, bó hoa… kết hợp nhiều ảnh nhỏ thành khung ảnh vui nhộn.


 

Bài 7: 21 mẫu tạo dáng khi chụp ảnh nam giới

Đăng lúc: Thứ tư - 06/02/2013 16:36. Đã xem 8656 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
21 mẫu tạo dáng khi chụp ảnh nam giới21 mẫu tạo dáng khi chụp ảnh nam giới 
Nam giới thường ít thoải mái trong quá trình được chụp ảnh, vì vậy chụp mẫu nam điều quan trọng là làm sao để anh ta thật thoải mái trong quá trình chụp. 21 gợi ý sau giúp bạn và mẫu bắt đầu cho một buổi chụp, chính mẫu sẽ cảm thấy tự tin hơn khi biết rõ kế hoạch, những gì sẽ làm, và kết quả dự kiến. Bạn nên in các mẫu tư thế cho họ xem trước hoặc trao đổi trước buổi chụp về kế hoạch chụp.

 

  •  

  • [IMG]
     
  •  
  •  
  • Mẫu 1 – Tư thế đơn giản nhất để khởi đầu là chụp bán thân với đôi tay khoanh chéo. Chú ý đôi vai không gồng cứng, cơ bắp tay không lộ rõ.


  • [IMG]
  •  
  • Mẫu 2 – Bạn có thể mời anh ta đưa một chân lên phía trước vào chéo qua chân kia, trọng lượng cơ thể không chia đều trên hai chân, nên cố gắng giữ tư thế tự nhiên, vì dễ bị dồn trọng lượng và nghiêng người.
  •  


  • [IMG]
  •  
  • Mẫu 3 – Ngoại trừ chụp ảnh lực sĩ, còn lại chụp mẫu nam, đôi tay phải thật sự thoải mái, thả lỏng, hoặc chống bên hông, hoặc đặt vào túi, hoặc khoanh trước ngực…
  •  


  • [IMG]
  •  
  • Mẫu 4 – Vẫn là tư thế đứng và hai tay tạo nên dáng lịch lãm, đút một phần tay vào túi.
  •  


  • [IMG]
  •  
  • Mẫu 5 – Vắt áo trên vai, ngón tay cái đút túi, chân đặt chéo qua sát chân kia.
  •  


  • [IMG]
  •  
  • Mẫu 6 – Tư thế ngồi – gác mắt cá chân phải lên đầu gối chân trái thoái mái tự nhiên. Góc máy chụp hơi cao một chút.
  •  


  • [IMG]
  •  
  • Mẫu 7 – Từ tư thế đứng, biến thể tư thế dựa vào tường.
  •  


  • [IMG]
  •  
  •  
  • Mẫu 8 – Dựa ngang vào bức tường.
  •  


  • [IMG]
  •  
  •  
  •  
  • Mẫu 9 – Tay cầm Ipad, sổ sách hoặc thiết bị nào đó tô điểm thêm cho bức chân dung.
  •  


  • [IMG]
  •  
  •  
  • Mẫu 10 – Ngồi một phần góc bàn làm việc.
  •  


  • [IMG]
  •  
  • Mẫu 11 – Ngồi tại bàn.
  •  


  • [IMG]
  •  
  • Mẫu 12 – Ngồi tại bàn với dáng trẻ trung hơn.


  • [IMG]
  •  
  • Mẫu 13 – Chụp từ phía sau bàn.
  •  


  • [IMG]
  •  
  • Mẫu 14 – Tay vắt ngang qua đặt trên bàn.
  •  


  • [IMG]
  •  
  •  
  • Mẫu 15 – Sử dụng chiếc ghế, ảnh mang tính sáng tạo với khung cảnh hơn.
  •  

  • [IMG]
  •  
  •  
  • Mẫu 16 – Ngồi thoải mái trên ghế, phù hợp với chân dung doanh nhân, mẫu lớn tuổi.
  •  


  • [IMG]
  •  
  •  
  • Mẫu 17 – Tư thế ngồi này có rất nhiều góc máy để chụp.
  •  


  • [IMG]
  •  
  •  
  • Mẫu 18 – Thích hợp chụp ngoài trời.
  •  


  • [IMG]
  •  
  •  
  • Mẫu 19 – Biến thể của tư thế ngồi khi chụp ngoài trời.
  • [IMG]
  • Mẫu 20 – Dựa lung vào tường.

[IMG]

  • Mẫu 21 – Chân dung.

    21 tư thế gợi ý cho bạn bắt đầu. Hãy nhớ rằng không “cứng nhắc” trong một tư thế nào, 21 mẫu này chỉ là gợi ý cho bạn bước vào thế giới sáng tạo vô tận, không bị gò bó bất cứ điều gì khi sáng tác ảnh. Với mẫu nam, điều lưu tâm là khung cảnh, hậu cảnh đơn giản, quần áo đơn giản, kiểu cách đơn giản và tự nhiên. Chúc bạn thành công.
Nam giới thường ít thoải mái trong quá trình được chụp ảnh, vì vậy chụp mẫu nam điều quan trọng là làm sao để anh ta thật thoải mái trong quá trình chụp. 21 gợi ý sau giúp bạn và mẫu bắt đầu cho một buổi chụp, chính mẫu sẽ cảm thấy tự tin hơn khi biết rõ kế hoạch, những gì sẽ làm, và kết quả dự kiến. Bạn nên in các mẫu tư thế cho họ xem trước hoặc trao đổi trước buổi chụp về kế hoạch chụp. 

Bài 8: Cách xử lý màu trên máy ảnh

Nếu bạn có thói quen chụp ảnh kỹ thuật số ở định dạng ảnh thô RAW (.NEF) rất có thể bạn sẽ không cần để ý tới các chức năng điều chỉnh màu sắc ngay trên máy ảnh bởi với định dạng RAW, ảnh được lưu trữ không qua xử lý màu sắc trên máy ảnh và công việc chỉnh sửa màu sắc của ảnh sẽ được thực hiện chủ yếu bằng các phần mềm trên máy tính sau khi chụp.

09 05 Chế độ xử lý màu trên máy ảnh
Tuy nhiên, nếu bạn chụp ở định dạng ảnh nén JPEG/JPG, máy ảnh sẽ xử lý màu sắc ngay trên máy bằng các phần mềm cài cứng (firmware) và theo các chế độ do người chụp lựa chọn thông qua menu của máy ảnh. Lựa chọn và mặc định đúng chế độ màu sắc sẽ giúp ảnh có màu sắc đep hơn.


A. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MÀU SẮC CỦA ẢNH KTS

Với một màn hình máy tính được căn chỉnh màu sắc hiển thị trung thực, nhiều khi xem lại ảnh bạn thấy ảnh chụp không được trung thực hoặc có màu sắc quá lòe loẹt, v.v… Vậy các yếu tố nào ảnh hưởng tới màu sắc của một bức ảnh, đặc biệt ảnh kỹ thuật số?

1. Cảm biến quang (photo-sensor)

Mỗi thân máy KTS đều có một cảm biến thu nhận hình ảnh trong đó có màu sắc của ảnh. Các loại thân máy chất lượng cao thường được gắn các cảm biến loại tốt, thu nhận trung thực màu sắc hình ảnh. Kèm theo cảm biến là các phần mềm cài đặt trên thân máy có tác dụng “dịch” thông tin và lưu trữ thông tin của một bức ảnh. Khi mua máy DSLR, bạn nên tìm hiểu kỹ đánh giá các thân máy để tìm được loại máy tốt, cho màu sắc hình ảnh trung thực. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều tới màu sắc của ảnh, và người chụp cũng không thể can thiệp khi đã “chót yêu” một thân máy nào đó.

2. Ống kính (lens)

Sử dụng các loại ống kính khác nhau rất có thể làm thay đổi màu sắc của ảnh do mỗi loại ống kính đều có các lớp phủ bề mặt thấu kính khác nhau để đem lại các hiệu ứng nhất định. Dù mong muốn hay không, các lớp phủ bề mặt này cũng ảnh hưởng ít nhiều tới màu sắc của ánh sáng phản xạ từ chủ thể tới cảm biến thu nhận hình ảnh. Các hãng ống kính nổi tiếng như Canon hay Nikon thường sản xuất được các ống kính chất lượng cao, cho màu sắc trung thực – tuy không phải ống nào của các hãng này cũng có chất lượng như nhau. Các ống kính của các hãng thứ ba sản xuất ống kính có thể có chất lượng thua kém chút ít, ví dụ như các ống kính Tamron thường cho màu sắc sặc sỡ, hơi có phần cường điệu, trong khi đó, ống kính của hãng Sigma lại cho màu sắc hơi giảm tông màu, ảnh nhạt hơn đôi chút. Khi mua ống kính, bạn cũng nên tham khảo đánh giá với một ống kính cụ thể để lựa chọn tốt hơn.

3. Đo sáng và phơi sáng (metering & exposure)

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới màu sắc của ảnh chính là việc điều chỉnh phơi sáng cho tấm ảnh. Ảnh thừa sáng (overexposure) thường có màu sắc nhợt nhạt hơn; ngược lại, ảnh thiếu sáng (underexposure) thường cho màu sắc tối thẫm, cả hai trường hợp đều cho ra đời những tấm ảnh không trung thực về màu sắc. Để phơi sáng “đúng sáng”, bạn cần là người có nhiều kinh nghiệm chụp ảnh và biết cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ như thiết bị đo sáng (light meter) hay đơn giản hơn là tấm (bìa) xám (gray card) và biết cách sử dụng các chế độ căn sáng hợp lý trên máy ảnh KTS DSLR.

4. Cân bằng trắng (white balance / WB)

Cân bằng trắng là một chức năng rất quan trọng bảo đảm màu sắc trung thực khi chụp ảnh kỹ thuật số. Ghi chú: trong quay phim video, kèm với cân bằng trắng còn có khái niệm cân bằng đen (black balance) cũng rất quan trọng. Khác với ảnh chụp bằng phim nhựa có màu sắc được tạo bởi các lớp hóa chất phủ trên bản phim, ảnh kỹ thuật số được xác định màu sắc dựa vào cảm biến số và phần mềm cài đặt trên thân máy. Để máy qui chiếu màu sắc được chính xác, cảm biến và phần mềm trên máy cần “hiểu được” thế nào là màu trắng, từ đó qui chiếu các màu khác một cách trung thực nhất. Trên máy DSLR thường có nhiều chế độ cân bằng trắng (white balance mode / WB mode) khác nhau cho các môi trường ánh sáng khác nhau như: tự động (auto), đèn ảnh (flash), đèn neon (fluorescent), đèn sợi tóc (incandescent), trời có mây (cloudy), mặc định sẵn (preset) hay theo nhiệt độ màu Kelvin, v.v… Bạn nên tìm hiểu và thử nghiệm các chế độ cân bằng trắng khác nhau trên thân máy ảnh của bạn, cũng như sử dụng tấm bìa trắng (hay giấy trắng, v.v…) và đặc biệt sử dụng chế độ điều chỉnh theo nhiệt độ màu Kelvin để hỗ trợ cân bằng trắng hiệu quả.

5. Các chế độ xử lý màu sắc trên máy ảnh

Như đã nói ở phần đầu, ảnh chụp ở định dạng JPEG/JPG sẽ được máy ảnh KTS xử lý – trong đó có cân chỉnh màu sắc theo các giá trị do máy và người chụp mặc định. Một trong các chức năng của hầu hết các máy ảnh DSLR là chức năng hiệu chỉnh hình ảnh. Chức năng này có thể được gọi bằng các thuật ngữ khác nhau ở các hãng máy ảnh khác nhau, ví dụ như ở máy Canon thường được gọi là “các phong cách ảnh” (PIcture Styles) hay ở Nikon là “tối ưu hóa hình ảnh” (Optimize Image) hoặc “điều chỉnh hình ảnh”  (Picture Controls) nhưng tựu trung đều có chức năng hiệu chỉnh gam màu, tông màu kèm theo đó là độ tương phản và độ sắc nét của hình ảnh.

B. LỰA CHỌN VÀ MẶC ĐỊNH CÁC CHỨC NĂNG HIỆU CHỈNH HÌNH ẢNH

Sau đây,  hướng dẫn sơ bộ cách sử dụng chức năng hiệu chỉnh hình ảnh trên máy DSLR Canon và Nikon. Hướng dẫn tập trung vào các tính năng phổ biến nhất. Ở các loại máy cụ thể khác nhau có thể có một số tính năng hơi khác nhau đôi chút.
Canon DSLR: Lựa chọn phong cách ảnh (Picture Styles)
09 05 1 Chế độ xử lý màu trên máy ảnh 
Menu điều chỉnh chế độ xử lý hình ảnh trên Canon DSLR
1. Tìm tới menu Lựa chọn các chế độ xử lý ảnh (Picture Style) và nhấn SET để lựa chọn hoặc ấn định giá trị.
2. Chọn chế độ mong muốn bao gồm Tiêu chuẩn (Standard / S), Chân dung (Portrait / P), Phong cảnh (Landscape / L), Trung hòa (Neutral / N), Trung thực (Faithful / F), Đen trắng (Monochrome / M) hoặc một trong các chế độ do người sử dụng mặc định.
3. Ở mỗi chế độ, người sử dụng có thể vi chỉnh (Detail set) nhằm điều chỉnh độ Sắc nét (Sharpness), Tương phản (Contrast), Sắc màu (Saturation) và Tông màu (Color tone); các giá trị điều chỉnh đều có thể tăng hoặc giảm so với Mặc định ban đầu. Nếu muốn đặt lại theo chế độ Mặc định ban đầu, chọn Default set (Mặc định).
4. Chụp thử và điều chỉnh thêm nếu cần thiết.
Ghi chú: Hình minh họa của Canon EOS 550D. Các đời máy khác nhau có thể có menu và các chức năng hơi khác nhau.
Nikon DSLR: Điều chỉnh xử lý hình ảnh (Picture Control)

09 05 2 Chế độ xử lý màu trên máy ảnh 
Menu điều chỉnh chế độ xử lý hình ảnh trên Nikon DSLR
1. Tìm tới menu Điều chỉnh xử lý hình ảnh (Set Picture Control) hoặc Tối ưu hóa hình ảnh (Optimize Image) và nhấn OK.
2. Lựa chọn các chế độ xử lý ảnh mong muốn bao gồm: Tiêu chuẩn (Standard / SD), Trung hòa (Neutral / NL), Tươi sáng (Vivid / VI), Đen trắng (Monochrome / MC), Chân dung (Portrait / PT) hay Phong cảnh (Landscape / LS).
3. Kiểm tra và so sánh chế độ xử lý vừa lựa chọn với các chế độ khác bằng menu Sơ đồ điều chỉnh xử lý hình ảnh (Picture Control Grid).
4. Ở mỗi chế độ xử lý, người sử dụng có thể vi chỉnh chung bằng chức năng Vi chỉnh nhanh (Quick adjust) hoặc vi chỉnh từng yếu tố bằng cách lựa chọn và điều chỉnh từng yếu tố, bao gồm độ Sắc nét (Sharpness), Tương phản (Contrast), Sáng tối (Brightness), Sắc (Saturation) và Màu (Hue). Sau khi lựa chọn giá trị mong muốn (nhấn mũi tên phải / trái nút điều khiển trên thân máy), nhấn OK để lưu giá trị đã chọn. Nhấn Reset để quay về mặc định ban đầu.
5. Chụp thử và điều chỉnh thêm nếu cần thiết.
Ghi chú: Hình minh họa của Nikon D90. Các đời máy khác nhau có thể có menu và các chức năng hơi khác nhau.
Nguồn : Vinacamera


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét