a

Mời các bạn bấm vào cuối trang BÀI ĐĂNG CŨ HƠN để đọc tiếp. Những bài viết về trường Trung học Bán Công Định quán được đặt trong thư mục KÝ ỨC HỌC TRÒ.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

25 bài kỹ thuật chụp ảnh đẹp (Phần nâng cao)

25 bài kỹ thuật chụp ảnh đẹp (Phần nâng cao 1)

Bài 9: Mẹo chụp ảnh luôn nét

Mẹo chụp ảnh luôn nét
Ảnh nét luôn được người chụp chú ý tới, bài này giúp bạn giải quyết vấn đề này
Biết cách khai thác một số chức năng tiên tiến của máy, người chụp sẽ cải thiện được độ nét của bức ảnh.
Một trong những điều băn khoăn của không ít người chụp là sao những bức hình mình chụp lại không nét bằng những bức vẫn thấy trên Internet, dù đã thực hiện đủ các kỹ thuật cần thiết như cầm chắc máy, nâng tốc độ cửa trập, lấy nét đúng… Tuy nhiên, đó mới chỉ là những kỹ thuật khởi đầu để có một bức ảnh đẹp. Thực ra, ngay cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng có không ít những bức bị rung, bị mờ, chỉ là họ không công bố rộng rãi mà thôi.

Ngoài những kỹ thuật cơ bản ở trên, tạp chí nhiếp ảnh Digital Photography School đã tổng hợp thêm một số kỹ thuật khác giúp người chụp có thể khai thác để có được những bức ảnh thật sự nét của riêng mình.

Nút lấy nét phía sau thân máy

Để ảnh chụp luôn được 'nét'


Rất nhiều người chụp ảnh thực hiện các thao tác lấy nét bằng nhá nút chụp rồi ấn thẳng để chụp ảnh. Vấn đề ở chỗ nếu lấy nét và chụp theo cách thức này, mỗi khi bạn nhá nút chụp là một lần máy ảnh sẽ lấy nét lại. Nếu đối tượng ở quá xa hoặc khung cảnh có nhiều người, cách thức trên rất dễ dẫn tới hiện tượng khoảng nét liên tục bị thay đổi do máy lấy nhầm vào những đối tượng di chuyển xung quanh điểm nét đã chọn.

Giải pháp cho vấn đề này là trên hầu hết các máy DSLR, luôn có nút "AF-On" phía sau máy có thể chuyển thành nút lấy nét độc lập mà không cần phải bấm nhá nút chụp ảnh nữa. Khi kích hoạt tính năng này trong menu, mỗi lần bạn bấm nút AF-On, khoảng nét đã lấy sẽ được giữ nguyên (tương tự như chức năng khóa nét) và như vậy có thể bấm bao nhiêu ảnh tùy thích cho đến khi có được bức ưng ý mà không sợ khoảng nét bị thay đổi. Lúc này, nút chụp ảnh sẽ chỉ đơn thuần là nút chụp chứ không còn đóng vai trò là nút lấy nét nữa, giải phóng cho ngón tay bấm máy của bạn.

Nên nhớ luôn có sự khác nhau giữa việc để máy ảnh chọn điểm nét và tự mình chọn điểm nét. Do các máy DSLR càng ngày càng được cải tiến với các giải thuật tiên tiến nên rất nhiều người chọn cách để cho máy chọn điểm nét (bằng cách bật tất cả các điểm nét) thay vì tự chọn bằng tay. Không thể phủ nhận rằng về cơ bản, trong hầu hết các trường hợp máy lựa chọn khá chuẩn xác do đối tượng cần chụp luôn chiếm phần lớn khung hình. Nhưng vấn đề chỉ thực sự nảy sinh nếu như bạn sử dụng độ mở lớn dẫn tới khoảng nét hẹp.

Để ảnh chụp luôn được 'nét'


Ví dụ, nếu đối tượng đứng ở khoảng cách 3 mét và sử dụng tiêu cự tele 200mm, độ mở f/2.8, độ sâu trường ảnh chỉ khoảng 4cm. Điều này nghĩa là đối tượng của bạn chỉ nét từ khoảng 2,98m đến 3,02m, còn ngoài khoảng đó sẽ bị mờ. Với khoảng nét hẹp như vậy mà để cho máy ảnh tự quyết định điểm nét sẽ rất dễ dẫn đến trường hợp máy lấy đầu mũi làm điểm nét khiến cho phần mắt (phần biểu cảm chính của đối tượng) lại bị mờ.

Giải pháp cho vấn đề này là kích hoạt chế độ chọn điểm nét, dùng bánh xe hay joystick tùy thân máy để chọn chỉ một điểm nét (single-point) trong các điểm mà máy hỗ trợ. Nếu muốn lấy nét vào mắt đối tượng, hãy di chuyển điểm nét đã chọn vào vị trí mắt, bấm nút lấy và khóa nét AF-On. Khi điểm nét đã được khóa trên khung hình, chỉ cần lo việc tìm ra những khoảnh khắc thích hợp để bấm máy.

Chế độ bám nét liên tục

Ngoài chế độ lấy nét một lần, đừng quên máy ảnh còn có chức năng bám nét liên tục Servo focus.

Để ảnh chụp luôn được 'nét'


Chế độ AI Servo bắt đầu trở nên thông dụng và trở thành một trong những chức năng tiêu chuẩn trên máy ảnh từ những năm 80 do nhu cầu của các nhiếp ảnh gia thể thao muốn lấy nét chính xác hơn trên những đối tượng luôn chuyển động. Ở chế độ này, máy ảnh sẽ bám nét liên tục theo từng chuyển động. Ở một số máy, người chụp còn có thể điều chỉnh độ nhạy của chức năng bám nét này.

Ví như bức ảnh trên đây, chụp khoảnh khắc hạnh phúc của một người bố chơi với con trai mình. Do đối tượng đang chụp chuyển động nên tác giả đã sử dụng chế độ nét điểm vào cậu bé, bấm giữ nút AF-On vào khoảng vị trí này rồi kích hoạt chế độ bám nét AI-Servo mỗi lần cậu bé quay đến. Kết quả là một bức ảnh ấn tượng dù tác giả chụp với một khoảng nét khá hẹp.

Còn bức ảnh trên đây được chụp trong một phòng họp tại nhà hát Austin, Texas của ban nhạc Jars of Clay. Tác giả bức ảnh đã ngồi một chỗ cố định, chọn nét điểm rồi khóa nét vào gương mặt của ca sĩ hát chính. Lúc này, nhiếp ảnh gia chỉ việc chờ với ngón tay đặt trên nút chụp, đến thời điểm ca sĩ quay ra nhìn máy ảnh, anh ta bấm máy. Kết quả là một bức ảnh khá sống động thay vì những bức hội nghị vốn thường nhàm chán vì quá nhiều người.  

Bài 10:Kỹ thuật sử dụng flash rời để đánh dội sáng

Đăng lúc: Thứ tư - 05/02/2014 05:45. Đã xem 203 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Kỹ thuật sử dụng flash rời để đánh dội sángKỹ thuật sử dụng flash rời để đánh dội sáng 
Với mục tiêu là phát ra flash và khuếch tán đèn flash, tạo ra những ánh sáng nhẹ nhàng và mềm mại hơn cho bức ảnh của bạn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật đánh Flash dội sáng mà dân trong nghề vẫn gọi là Bounce Flash.

Phần I: Các bề mặt có thể hắt sáng.

Hắt sáng lên trần nhà

Đánh flash trực tiếp trong một căn phòng nhỏ không những tạo ra ánh sáng chói gắt trên chủ thể mà còn bị đổ bóng ở phông nền. Nếu bạn đang chụp chân dung nửa người, flash trực tiếp sẽ chỉ chiếu sáng được một bên mẫu, bên còn lại là bóng đen. Hãy quay đầu đèn Flash lên trần hoặc tường nhà màu trắng để loại bỏ bóng tối và tạo nên ánh sáng mềm mại, dễ chịu hơn. Hãy chắc chắn rằng chủ thể nhìn thẳng chứ đừng cúi thấp, không thôi sẽ xuất hiện quầng đen bên dưới mắt
Trong một căn phòng nhỏ, flash có thể hướng trực tiếp lên trần nhà một góc 90 độ. Ánh sáng sẽ phản chiếu từ trần nhà vừa cung cấp ánh sáng cho đối tượng vừa hắt đến những bức tường xung quanh, bổ sung thêm lượng ánh sáng cần thiết cho bức ảnh. Trong một căn phòng lớn nơi có những bức tường ở xa hơn, hãy hướng đèn flash một góc 1/3 đến đối tượng.Đừng dùng góc 1/2 vì một lượng ánh sáng từ flash sẽ bị lãng phí vào phần không gian đằng sau chủ thể.
Phơi sáng với flash nên để ở chế độ tự động, đôi khi bạn có thể sẽ cần một chút chỉnh sửa để phù hợp với kích cỡ của căn phòng và màu sáng của trần nhà.
Đánh Flash trực tiếp cho ánh sáng gắt trên chủ thể mà phông nền lại tối tăm
Hướng Flash thẳng lên trần nhà cho kết quả đỡ hơn, nhưng tạo vùng tối dưới quầng mắt
Hướng Flash 45 độ hướng lên trần nhà, lúc này ảnh chụp đã mềm mại và hài hòa hơn rất nhiều.

Hắt sáng lên tường

Trong khi chụp chân dung, một trong những bề mặt tốt nhất cho việc đánh đèn dội trần là bức tường. Nó sẽ phản chiếu ánh sáng lên gương mặt ngang tầm mắt, làm ánh sáng trong bức ảnh dễ chịu và hiệu quả hơn. Nó có xu hướng không tạo vệt tối dưới mắt, hiện tượng bạn có thể gặp nếu flash được đánh dội lên trần nhà.
Ánh sáng có thể được phản xạ bất kì lên ba bức tường, một là ở phía trước mẫu, hoặc là hai bên của đối tượng chụp ảnh. Bức tường trước mặt của đối tượng cần chụp nằm đằng sau nhiếp ảnh gia và thường không được xem như một thứ có thể phản chiếu được ánh sáng. Tuy nhiên, chỉ cần xoay flash 180 độ và ngửa nó khoảng từ 30 độ đến 45 độ để chắc rằng bạn không đứng trong vùng có ánh sáng lúc đang cầm máy ảnh. Hãy chắc chắn sẽ có một khoảng cách hợp lý giữa các bức tường và đèn Speedlites – nếu khoảng cách quá ngắn, diện tích của bức tường được sử dụng để phản xạ ánh sáng sẽ nhỏ, ánh sáng không đủ khuếch tán.
Nếu bạn sử dụng bức tường ở hai bên của đối tượng như là một màn phản xạ ánh sáng, bạn sẽ tạo nên nhiều chiều ánh sáng sáng tạo hơn. Với ánh sáng đến từ bên cạnh, phần nào của đối tượng nằm trong vùng sáng sẽ được cung cấp ánh sáng mượt mà, và ngược lại, ngoài vùng sáng sẽ tạo ra những vệt tối. Bạn sẽ tạo nên một hiệu ứng ba chiều tuyệt hơn khi sử dụng hiệu quả sự hài hòa giữa vùng sáng và vùng tối của flash dội trần. Thử nghiệm đánh flash ở các góc độ khác nhau trên tường để tìm thấy được hiệu ứng tốt nhất mà bạn thích. Bởi vì ánh sáng đến từ ngang tầm mắt nên đối tượng chụp ảnh có thể cúi xuống một chút nếu bạn muốn nhấn mạnh đôi mắt.
Một số hình ảnh minh họa cho kết quả Bounce Flash lên tường:
Hãy chọn bức tường có màu trắng để màu sắc bức ảnh không bị ảnh hưởng
Một tấm bounce flash khá chuẩn trong một bộ ảnh cưới

Phần II: Linh hoạt hơn với cáp nối dài đèn flash

Cáp nối dài đèn Flash

Cáp nối dài đèn Flash giúp cho việc đánh flash dội sáng linh hoạt hơn. Nó giống như một dây nối giữa máy ảnh với đèn Speedlites và giữ lại tất cả các tính năng tự động của cả hai. Với phụ kiện này, bạn có thể đặt Speedlite tại bất kì vị trí nào, ở các góc độ khác nhau dù cho máy chỉ đang hướng đến một đối tượng chụp ảnh nhất định. Điều này đặc biệt hữu ích nếu đèn Speedlites của bạn là loại không thể thay đổi góc đánh Flash.

Cáp nối dài đèn Flash cho phép đánh flash ngoài máy ảnh


Thiết bị giao tiếp không dây với đèn Flash Speedlite
Lúc đầu, bạn có thể nghĩ rằng thật khó để vừa giữ máy vừa dùng đèn Speedlites trên tay. Trong thực tế, phần lớn các nhiếp ảnh gia đã tìm được một cách giải quyết dễ dàng nếu bạn không sử dụng một máy ảnh quá nặng với một ống kính khổ dài.
Nếu bạn cần, đèn Speedlites được thiết kế để bạn có thể sử dụng với chân máy. Chiều dài dây khoảng 80cm có thể là tương đối ngắn, bạn không thể di chuyển quá xa với chân máy nhưng ít nhất bạn có thể sử dụng máy ảnh bằng cả hai tay. Trên các dòng máy EOS và Flash Speedlite mới, đèn flash và máy ảnh có thể kết nối với nhau bằng giao tiếp không dây mà vẫn giữ nguyên các tính năng đo sáng và phơi sáng tự động hiện đại nhất.
Thiết bị này chỉ có thể áp dụng cho kỹ năng đánh đèn dội trần khi chụp ảnh. Với đèn Speedlites gắn liền với các máy ảnh hot-shoe , gần trục ống kính đèn flash tích hợp sẽ cho ra một thứ ánh sáng khá chói. Di chuyển đèn Speedlites xa hơn một tí so với ống kính có thể làm ra chiều sâu của bóng đẹp hơn và có kết cấu chặt chẽ hơn đối với đối tượng chụp ảnh.
Thiết bị này cực hữu ích cho những bức ảnh chụp cận cảnh. Ánh sáng được chiếu từ một đèn flash tích hợp trong máy ảnh thường quá mạnh so với một đối tượng chụp ảnh đứng gần máy. Sử dụng đèn Speedlites được nối với dây linh hoạt có nghĩa là bạn đã hạ độ sáng đèn flash xuống một mức độ phù hợp với đối tượng chụp ảnh.

Gia đình Flash Speedlite của Canon – Tất cả đều cho phép ngửa đầu đèn để Bounce Flash


Speedlite 580 EX II và các dòng  flash cao cấp cho phép xoay đầu đèn rất linh hoạt



Các dòng Flash Speedlite trung cấp cũng cho phép hắt sáng nghiêng và thẳng đứng
Hãy thực hành đánh flash dội sáng cùng Speedlite và EOS ngay trong nhà với những người mẫu dễ thương là thành viên của gia đình bạn. Chúc các bạn và gia đình cùng nhau ghi lại những phút giây đầm ấm đáng nhớ bằng những góc chụp độc đáo cùng ánh sáng hài hòa.

Bài 11: Kinh nghiệm cách chụp ảnh phong cảnh sắc nét

Đăng lúc: Thứ ba - 04/02/2014 08:09. Đã xem 711 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
Kinh nghiệm cách chụp ảnh phong cảnh sắc nétKinh nghiệm cách chụp ảnh phong cảnh sắc nét
Bài này giúp bạn hiểu cách chụp ảnh phong cảnh sắc nét
Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều yêu thích ảnh phong cảnh vì nó cung cấp cho bạn một cơ hội để hòa nhập với thiên nhiên. Để có bức ảnh phong cảnh đẹp có nhiều lớp cảnh không phải là dễ, một bức ảnh phong cảnh đẹp phải có tính chủ quan của người chụp với độ nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh. Nó không đơn giản là thiết lập một khẩu độ nhỏ và sử dụng chân máy, nó phức tạp hơn và bạn cần phải kiểm soát được độ sâu trường ảnh trước khi bấm máy. Trong ảnh phong cảnh này, chúng tôi sẽ giải thích từng bước một cách làm thế nào để có hình ảnh sắc nét.
How to take sharp landscape photos: a simple tutorial for getting your scene in focus every time you shoot
Độ sâu trường ảnh là một khái niệm mô tả khoảng cách nét tính từ phía trước chủ đề và sau chủ đề chính của bạn. Với chiều sâu ảnh trường mỏng sẽ làm phần nền mờ nhòe còn chủ đề chính rõ nét.
Độ sâu ảnh trường mỏng là rất tốt cho chụp chân dung, khi bạn muốn tập trung sự chú ý vào chủ đề của bạn. Tuy nhiên, trong thể loại ảnh phong cảnh, gần như toàn bộ khung cảnh sẽ là chủ đề của bạn, và bạn muốn nhiều chiều sâu càng tốt, để làm cho tất cả mọi thứ trong hình ảnh sắc nét, từ những bông hoa (tiền cảnh) đến ngôi nhà nhỏ (trung cảnh) và bầu trời (hậu cảnh).
Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh mà các bạn nên biết. Độ dài của tiêu cự ống kính ống kính tele sẽ có chiều sâu ảnh mỏng hơn các ống kinh wide nếu bạn có ống kinh zoom thì việc chọn chụp ở tiêu cự dài sẽ có chiều sâu mỏng hơn tiêu cự ngắn. Thiết lập tiêu cự ống kính có góc rộng (nhỏ hơn 50mm) sẽ cho chiều sâu ảnh trường sâu hơn, trong khi một thiết lập tele (lớn hơn 85mm) sẽ cho ít hơn. Khẩu độ ống kính là một yếu tố có tác động mạnh hơn tiêu cự. Dù bạn dùng tiêu cự ống kính là góc rộng nhưng sử dụng khẩu độ mở lớn (khoảng 1.2) thì chiều sâu trong ảnh cũng mỏng, sử dụng khẩu độ nhỏ (khoảng 22) cho chiều sâu tốt hơn.
Một yếu tố cực kì quan trọng tác động đến chiều sâu ảnh trường là khoảng cách đến chủ đề. Nếu chủ đề của bạn gần với máy ảnh, độ sâu của ảnh trường sẽ được khá cạn, nhưng nếu nó xa hơn, độ sâu của ảnh trường sẽ tăng lên. Như rất nhiều lý thuyết chụp ảnh, tất cả bắt đầu có ý nghĩa hơn khi bạn thực sự thử nó và bạn có thể xem kết quả trong hình ảnh của bạn.
Hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chiều sâu trường ảnh sẽ giúp bạn hiểu cách tạo ra độ sâu trường ảnh phục vụ cho việc chụp ảnh phong cảnh. Và đó là một cách để làm cho độ sâu trường ảnh đơn giản hơn nhiều khi bạn đang chụp ảnh phong cảnh.
How to take sharp landscape photos: step 1

01 hiệu ứng zoom

Nếu chúng ta chụp cảnh này với ống kính kit tiêu chuẩn tại tiêu cự rộng nhất 17mm của nó, có vẻ vấn đề chiều sâu ảnh trường không xuất hiện ở đây – tất cả mọi thứ rất sắc nét.
How to take sharp landscape photos: step 1b
Nhưng nếu chúng ta zoom in vào chủ đề với tiêu cự tối đa 55mm của ống kính, chúng ta có thể thấy rằng chỉ có chủ đề của chúng tôi là sắc nét, cả nền và tiền cảnh bị mờ.
How to take sharp landscape photos: step 2

02 Chuyển sang chế độ A (ưu tiên khẩu độ)

Chúng tôi thích chế độ này, và việc sử dụng tiêu cự ống kính dài thì chỉ có lựa chọn này là hay nhất. Chúng ta cần một chiều sâu ảnh trường tốt chúng ta cần ưu tiên khẩu độ mở nhỏ nên mode A là lựa chọn tốt. Nếu bạn đang chụp ở chế độ P, máy ảnh sẽ tự chọn độ mở ống kính và tốc độ màn trập một cách tự động mode P sẽ không hiểu là bạn cần một khẩu độ nhỏ để có chiều sâu ảnh.
How to take sharp landscape photos: step 3

03 Thay đổi độ mở ống kính (khẩu độ)

Bây giờ hãy hiệu chỉnh thiết lập lựa chọn khẩu độ. Chúng tôi thiết lập khẩu độ f/16 cho chiều sâu ảnh trường tốt và tốc độ của nó sẽ được máy ảnh tính toán cân bằng.
How to take sharp landscape photos: step 4
f/5.6

04 Thấy sự khác biệt


Trong cùng một tiêu cự tại f/5.6, cả nền và các ngôi nhà mất nét, nhưng ở f/16, khoảng cách nét nới rộng ra rất đáng kể
How to take sharp landscape photos: step 4
f/16
Nhưng chúng ta có thể mở rộng chiều sâu hơn nữa bằng cách điều chỉnh mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây…
How to take sharp landscape photos: step 5
Foreground

05 Tối đa hoá độ sâu trường ảnh

Bí quyết là không lấy nét vào một trong hai mặt trước và sau của cảnh. Nếu bạn lấy nét vào tiền cảnh, nền sẽ không nét, và nếu bạn lấy nét vào một chi tiết trong nền, tiền cảnh sẽ bị mờ.
How to take sharp landscape photos: step 5
Background
Để làm cho cả hai trở nên sắc nét, bạn cần phải lấy nét giữa chúng
How to take sharp landscape photos: step 6

06 Chọn điểm tập trung của bạn

Có hai cách để làm điều này. Một là thiết lập máy ảnh tự động lấy nét, nhưng bạn chọn đặt lại vị trí điểm lấy nét. Bạn có thể tìm thấy nó dễ dàng khi chuyển sang chế độ Live View và sử dụng lấy nét đa điểm để chọn đặt các điểm lấy nét nơi bạn muốn – nó phải là gần một phần ba của lên khung (tham khảo nguyên tắc 1/3 phía trước và 2/3 phía sau của DOF).
How to take sharp landscape photos: step 7

07 Tính toán và lấy nét bằng tay

Hoặc bạn có thể chuyển sang lấy nét bằng tay và sử dụng một ứng dụng như phần mềm tính chiều sâu ảnh trường để tính toán ra các “khoảng cách hyperfocal”. Ở tiêu cự 55mm và khẩu độ f/16, ứng dụng của chúng tôi nói rằng chúng ta cần phải lấy nét tại 9.5m
How to take sharp landscape photos: step 8
 

  

Bài 12: CÁCH CHỤP ẢNH ĐẸP KHI BẠN ĐI DU LỊCH

Đăng lúc: Thứ hai - 03/02/2014 07:58. Đã xem 652 - Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng
CÁCH CHỤP ẢNH ĐẸP KHI BẠN ĐI DU LỊCHCÁCH CHỤP ẢNH ĐẸP KHI BẠN ĐI DU LỊCH 

1. Nguyên tắc một phần ba trong nhiếp ảnh

Nguyên tắc này sẽ giúp bạn có những tấm ảnh đẹp, nhất là khi bạn chụp những ảnh có bầu trời, khi đó đường chân trời sẽ nằm ở quãng ngang 1/3 của ảnh. Đường chân trời được hiểu là một “ranh giới” giữa bầu trời và mặt ngang của đất hoặc biển.  Trong tấm ảnh dưới đây, chúng ta có thể nhìn thấy đường chân trời là một vạch ngang giữa biển và trời, tuy nhiên không nằm ở quãng 1/3.

anh_1_chup_anh__hanoi_redtours
Đường chân trời trong ảnh không nằm chính xác ở quãng “một phần ba”

Trong nhiều trường hợp, người cầm máy thường không chú ý đến nguyên tắc này, hoặc là đưa đường chân trời vào giữa ảnh, hoặc là đường chân trời đặt gần đúng 1/3 nhưng lại bị nghiêng. Nguyên tắc này sẽ cho một bức ảnh phong cảnh trở nên đẹp một cách nghệ thuật, nhưng khi chụp ảnh du lịch có người thì bạn có thể bỏ qua nguyên tắc này

2. Góc chụp

Góc chụp ảnh quyết định cái đẹp và sự độc đáo của bức ảnh, thay vì chụp trực diện bạn có thể thử một góc chụp khác hấp dẫn và lạ hơn. Nếu chụp các tòa nhà, kiến trúc nhà cửa bạn nên chụp từ dưới lên để thấy được sự uy nghi và nét đẹp của kiến trúc. Nếu chụp phong cảnh bạn nên chọn lúc trời xanh trong, có mây đẹp, lúc hoàng hôn hoặc bình minh…

anh2_nhatho_duc_ba_hanoiredtours
Nhà thờ Đức Bà được chụp từ dưới chụp lên

Hoặc nếu bạn là người thích sự ngộ nghĩnh, bạn có thể sáng tạo một góc chụp lạ mắt bằng cách áp dụng “phương pháp xa gần”. Theo đó, ảnh sẽ được chụp trong khung cảnh bình thường nhưng được nhân vật đứng ở một vị trí gần với máy chụp, hoặc nếu chụp 2 người thì một người sẽ đứng gần, một người sẽ đứng xa… Như hai tấm ảnh dưới đây là một ví dụ về sáng tạo ảnh.

anh3_aicap_hanoiredtours
Một bức ảnh được chụp bằng phương pháp xa gần


anh4_thapnghieng_pisa
Trong bức ảnh, người đàn ông đứng gần máy ảnh, Tháp nghiêng ở khá xa

3. Sử dụng tốt nguồn sáng mặt trời

Ánh sáng trời vẫn là một yếu tố quyết định cho một tấm ảnh đẹp. Không nên chụp ảnh khi ngược sáng, ngay cả khi có đèn flash trợ sáng, trừ khi ánh sáng trời tạo nên một sự đặc sắc như tấm ảnh chân dung dưới đây. Người hay nhóm người được chụp phải đứng hướng về phía mặt trời, đẹp hơn nữa là chụp với ánh sáng chếch, nghĩa là ánh sáng sẽ chiếu ngang với đối tượng được chụp thay vì chiếu thẳng.

anh5_chupanhdep_hanoiredtours
Ánh sáng chiếu từ phía sau cho màu sắc trên tóc thật lung linh, chụp ngược sáng có đánh flash.

Tuy nhiên, với những dạng ảnh chụp lúc hoàng hôn thì lại khác, trong tình huống đó không cần người được chụp cứ phải hướng vào ánh sáng mặt trời, nhưng ảnh sẽ đẹp và đặc sắc hơn khi chụp ngược sáng tạo sự tương phản nhưng hòa hợp giữa người và cảnh, tối và sáng.

4. Luôn sẵn sàng để bắt những khoảnh khắc đẹp

Khó có thể bắt những khoảnh đẹp nhất nếu bạn không để máy ở tư thế luôn luôn sẵn sàng. Bằng việc đeo máy ảnh bên mình hoặc để gọn trong túi theo cách mà bạn chỉ mất từ 2-5 giây để thực hiện thao tác lấy máy và bấm máy.

anh6_hanoiredtours
Những bức ảnh không sắp đặt mang đến vẻ đẹp tự nhiên
 

5. Chụp ảnh ở mọi lúc mọi nơi

Không phải cứ là cảnh đẹp thì ảnh mới đẹp, máy xịn thì ảnh sẽ đẹp. Ảnh đẹp còn phải phụ thuộc vào ý nghĩa, khả năng sáng tạo.  Nếu bạn đang đi du lịch, một cơn mưa đổ xuống và buộc bạn phải vào một quán cafe hay một nơi khô ráo nào đó để trú mưa thì đừng bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp, một tấm ảnh ghi lại cơn mưa, đường phố lớp người vội vã, hay thậm chí đơn giản chỉ là một mái hiên với lá cây và giọt mưa tí tách… thì đừng bỏ lỡ, hãy cầm máy và ghi lại những khung cảnh đẹp ấy.

anh_7_-_giot_mua_-_hanoiredtours
Những giọt mưa nhỏ bên hiên cũng làm nên một tấm ảnh đẹp

Một lưu ý trong phần này là bạn cũng không nên chỉ chú ý đến các địa điểm đã quá nổi tiếng. Chẳng hạn như khi bạn đến Hà Lan, bạn cũng nên lưu ý tới những địa điểm khác để làm phong phú các bức ảnh về du lịch của mình. Ảnh du lịch đẹp là ảnh hài hòa và mô tả một cách khá bao quát khung cảnh và con người.


anh8_halan_hanoiredtoursBố cục hài hòa tạo nên một bức ảnh đẹp
 

6. Chụp ảnh đêm nên lưu ý những gì?

Trong điều kiện ánh sáng yếu như cảnh đêm thì bạn nên lưu ý đến cách cầm máy, nếu dùng máy compact với chế độ tự động thì tốc độ của máy sẽ giảm, do đó chỉ cần một sơ suất trong cách cầm máy tại khoảnh khắc bấm thì ảnh sẽ không nét, tệ hơn nữa là nhòe ảnh nặng. Để khắc phục điều này, bạn nên cầm máy cho chắc hoặc đặt trên một “điểm tựa” chắc chắn không bị rung. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là dùng chân máy. Các ảnh chụp đêm đẹp là các ảnh có ánh đèn đường, sự phản chiếu trên mặt nước, ảnh phơi sáng có xe cộ chạy như những tia sao xẹt…

anh9_sapa_hanoiredtours
Mở khẩu càng lớn thì độ “sao” của đèn đường càng rõ.

Một lưu ý trong tình huống này đối với người dùng compact là nên sử dụng các chế độ auto được dành riêng chup chụp đêm như: Chụp cảnh đêm có người, chụp cảnh đêm không có người, chụp cảnh đêm có đèn đường, sánh sáng nến, chụp cảnh đêm trong buổi tiệc…  Các chức năng này thực sự hữu dụng cho các trường hợp đêm.

Với những chia sẻ trên, chúc  bạn sẽ có những bộ ảnh đẹp trong những chuyến du lịch của mình..


Nguồn tin: CAFE1.VN 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét