a

Mời các bạn bấm vào cuối trang BÀI ĐĂNG CŨ HƠN để đọc tiếp. Những bài viết về trường Trung học Bán Công Định quán được đặt trong thư mục KÝ ỨC HỌC TRÒ.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

25 bài kỹ thuật chụp ảnh đẹp (Phần nâng cao - 4)

Bài 21: Những lỗi khi chụp ảnh chân dung

Những người chụp ảnh mới vào nghề thường lựa chọn chụp chân dung, bởi đây là chủ đề có thể khai thác được rất dễ dàng, hơn nữa còn thỏa mãn được cả nhu cầu … sinh lý của người chụp ảnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chụp ảnh chân dung dễ, trái lại nó cũng yêu cầu sự sáng tạo và những kỹ thuật nhất định. Nhiều người chụp ảnh nghiệp dư đã mắc nhiều lỗi khi chụp thể loại ảnh này.
Techz sẽ giới thiệu những lỗi thường gặp và cách tránh chúng trong chụp ảnh chân dung.

Sử dụng lens ở tiêu cự góc rộng

Đây là một trong những sai lầm cơ bản nhất của những người chụp ảnh, vì máy ảnh phổ thông được bán ở Việt Nam thường kèm theo ống kit 18-55, một ống góc rộng thực sự.
Thủ-thuật-chụp-ảnh
Chụp chân dung bằng ống góc rộng thường tạo ra những "thảm họa"
Khi chụp với ống kính có tiêu cự khoảng tầm từ 35mm trở xuống, hiệu ứng của ống kính góc rộng sẽ rất rõ ràng: những chủ thể gần (thường là người được chụp) sẽ to hơn những chủ thể ở xa, đồng nghĩa với việc xuất hiện hiện tượng “mũi to” hay “trán lồi”, “mắt trợn”. Tất cả những hiệu ứng không mong muốn này đều rất tệ nếu xuất hiện trên một bức ảnh chân dung.
Khắc phục: để đảm bảo tình trạng này không xảy ra, bạn hãy sử dụng một ống kính có tiêu cự tối thiểu là 50mm, và tốt nhất là khoảng từ 70-85mm để đảm bảo loại bỏ hiện tượng méo hình. Những ống tele kiểu như 135, 200 hay 70-200 cũng thường được sử dụng để chụp ảnh chân dung, do khả năng “xóa phông” tốt hơn, nhưng chúng có giá thành cao và những người mới tập chụp không nên thử sức ngay với những ống kính này.
Một khởi đầu tốt cho chụp ảnh chân dung có thể là ống kính 50 f1.8 rất thông dụng và giá thành rất dễ chịu.
Mặc dù bạn có thể tạo ra những shot ảnh cực kỳ hiếu động với góc chụp rộng, nhưng rất ít trong số

Lấy nét sai/DOF quá mỏng

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, câu nói tưởng như chỉ có trong thơ ca, nhưng với nhiếp ảnh, nó là một câu nói thực sự rất ý nghĩa. Cảm xúc, suy nghĩ, thần thái của cả bức ảnh chân dung hầu hết đều được “hiểu” thông qua đôi mắt, và không gì tệ hơn nếu như bạn lấy nét vào một điểm khác và “out” mất nét khỏi đôi mắt của người được chụp hình. Điều này là rất tệ, vì lúc này người xem ảnh sẽ tập trung vào những thứ khác trên khuôn mặt (rất có thể là những khuyết điểm mà người chụp chưa xóa đi được qua quá trình hậu kỳ).

Chú ý tới đôi mắt, "cửa sổ tâm hồn"
Lỗi này thường xảy ra với những người chưa có kinh nghiệm, hoặc khi sử dụng ống kính có khẩu độ quá lớn, dẫn đến 1 mắt thì nét, còn 1 mắt thì “out”.
Một lỗi khác mà những người mới chụp cũng gặp, đó là lấy nét sai điểm cần thiết. Ví dụ, cần lấy nét vào mẫu thì lại lấy nét vào … người bên cạnh. Điều này hay xảy ra với chế độ AF tự động hoàn toàn (không chọn điểm lấy nét), hoặc khi lấy nét trong điều kiện thiếu sáng.
Khắc phục: Đơn giản thôi. Cách dễ dàng nhất là bạn hãy đóng khẩu của ống kính lại một chút, sử dụng nút DOF Preview mà bất kỳ máy ảnh DSLR nào cũng được trang bị để kiểm tra xem cả 2 mắt của người được chụp đã đủ nét chưa. Có thể sử dụng lấy nét bằng tay để điều chỉnh DOF theo đúng ý định, tránh hiện tượng “dở khóc dở cười” khi nhân vật phụ lại trở thành chính trong bức ảnh của bạn.

DOF quá dày

Tuy nhiên, khi đóng khẩu quá sâu để lấy được một DOF dày, người chụp chân dung sẽ lại mắc phải một lỗi khác: không tách biệt được chủ thể với hậu cảnh.

Với một DOF dày, người xem bị phân tán khỏi chủ thể
Đây là lý do chính mà các ống kính với khẩu độ lớn, tiêu cự dài rất được ưa chuộng để chụp ảnh cưới, hay nói cách khác là chụp chân dung. Vì chúng có trường nét rất mỏng, có khả năng phân tách chủ thể ra khỏi hậu cảnh, làm mờ hậu cảnh rất tốt.
Nguyên nhân của việc phải xóa mờ hậu cảnh là vì, những chi tiết “gai góc” ở phía sau chủ thể có thể làm người xem hình phân tâm và không chú ý đến nhân vật trong bức ảnh. Mặt khác, những chi tiết ở phía sau có thể dẫn đến lỗi ở dưới đây.
Khắc phục: tốt nhất khi chụp chân dung, bạn nên lựa chọn các ống kính có tiêu cự dài, và để ở khẩu độ lớn nhất có thể (nên là 5.6 trở lên). Tất nhiên, nếu mục đích của bạn là chụp ảnh kiểu “chân dung du lịch”, vừa muốn đưa cả người chụp và thắng cảnh vào trong khuôn hình thì không cần để ý đến hướng dẫn này.

Có vật lạ “đâm xuyên” vào đầu mẫu

Đây là lỗi rất hay xuất hiện với những người thiếu kinh nghiệm, chỉ chú ý tới mẫu mà không để  ý tới hậu cảnh. Cho dù chụp ảnh chân dung với ống kính tiêu cự dài, khẩu độ lớn có thể xóa mờ được hậu cảnh, nhưng những vật thể ở hậu cảnh mà ở gần với mẫu thì cho dù có khẩu độ lớn và tiêu cự dài đến đâu cũng rất khó tách ra được.

"Cây mọc từ đầu", lỗi khó chấp nhận
Tệ nhất trong số những lỗi không chú ý hậu cảnh là để một đường thẳng xuất hiện “đâm xuyên” qua đầu mẫu, hoặc có một cái cây hay cột điện “mọc ra” từ đầu mẫu. Những vật thể này nhiều khi làm ra những khung hình rất “tức cười”, và làm người xem ảnh không còn chú ý vào chủ thể, mà chú ý tới hậu cảnh nhiều hơn.
Khắc phục: Sử dụng khẩu độ lớn, tiêu cự dài để xóa mờ hậu cảnh. Ngoài ra, hãy chú ý góc chụp để tránh những đường thẳng “vô duyên” đu cắt ngang qua đầu người chụp.

Chụp sai độ cao

Có những quy tắc nhất định khi chụp mẫu ở các góc độ khác nhau. Thường thì một bức ảnh chân dung đẹp sẽ được chụp ngang tầm mắt với chủ thể. Ở độ cao này, sẽ không xuất hiện các hiệu ứng “hai cằm” hay lộ góc cạnh của khuôn mặt, hoặc dễ thấy nhất là không lộ 2 lỗ mũi của mẫu.

Hãy lưu ý độ cao khi chụp
Khắc phục: Chụp với người lớn, ta có thể chụp với độ cao từ vai mẫu trở lên , hoặc nếu cần một góc chụp toàn thân, có thể chụp thấp hơn và yêu cầu mẫu hơi cúi đầu để tránh lộ những khuyết điểm trên khuôn mặt.
Với trẻ em, có thể sử dụng góc chụp từ trên cao để nhấn vào đôi mắt của chủ thể, hoặc chống 2 tay để chụp ngang tầm mắt của chúng.

Đổ bóng nặng

Còn gì tệ và khó chỉnh sửa hơn (nếu bạn chưa quen với việc hậu kỳ) nếu khuôn mặt của mẫu loang lổ khoảng sáng, khoảng tối.

Đổ bóng nặng làm hình ảnh mất tự nhiên
Lỗi này thường bị bắt gặp khi mẫu đứng dưới nắng mạnh, và phần tóc tạo ra bóng trên khuôn mặt, hoặc khi đứng trong bóng râm nhưng ánh nắng vẫn xuyên qua được 1, tạo ra các khoảng sáng trên mặt.
Cách khắc phục: Đừng chụp mẫu khi nắng quá mạnh. Nếu bắt buộc phải chụp, hãy sử dụng flash để “Fill” sáng lên mặt mẫu, tránh những khoảng sáng tối không đều, hoặc sử dụng tấm hắt sáng với mục đích tương tự.

Hiện tượng mắt đỏ

Sử dụng Flash luôn là một cách tốt nhất để kiểm soát một cách chủ động ánh sáng, tuy nhiên nó cũng dễ gây ra một lỗi mà dường như ai từng chụp ảnh (kể cả với máy ảnh du lịch) cũng từng gặp: mắt đỏ.

"Mắt đỏ" là hiện tượng thường gặp khi chụp ảnh với flash
Khắc phục: Hầu như máy ảnh nào cũng có chế độ chống mắt đỏ, hãy bật nó lên nếu bạn chưa thực sự làm chủ được flash trên máy của mình. Cũng có thể yêu cầu mẫu hơi cúi một chút để tránh ánh sáng phản chiếu từ mắt mẫu đi vào máy ảnh. Cách giải quyết triệt để hơn, là sử dụng flash ngoài, không cắm trực tiếp trên máy.

Nét “gai”

Không như nhiều thể loại khác, chụp ảnh chân dung không cần bức hình phải quá nét. Thậm chí nhiều lens chuyên chụp chân dung còn có thêm khả năng soft focus, tức nét “mềm”.

Độ nét cao là không cần thiết đối với chụp ảnh chân dung
Sai lầm này thường gặp ở những người sử dụng máy chưa lâu, luôn tinh chỉnh thông số Sharpness lên cao nhất, hoặc những người sử dụng những lens có độ nét cao như lens macro để chụp chân dung. Độ nét của những lens này có thể làm rõ những khuyết điểm trên khuôn mặt mẫu như nốt ruồi, mụn, tàn nhang.
Khắc phục: Không nên sử dụng lens có độ nét quá cao như những lens macro để chụp chân dung. Nếu bắt buộc phải mua 1 lens cho cả 2 mục đích đó, hãy chọn một lens có tiêu cự dài, ít nhất là 100mm. Trong thiết lập parameter của máy ảnh, hãy để mức sharpness xuống 0 hoặc -1. Các thông số Color Tone và Saturation cũng nên giữ ở mức 0 hoặc cùng lắm là +1. Quan trọng nhất, sau khi chụp, hãy bớt chút thời gian để hậu kỳ bức ảnh.
 

Bài 22: Các bí quyết giúp nàng 'ăn ảnh'

Có một nghịch lý rằng: những cô nàng ăn ảnh thường có nhan sắc không quá nổi bật, còn nhiều người ngoài đời rất xinh đẹp và nóng bỏng nhưng lại kém sắc khi chụp hình. Để đẹp khi lên ảnh không chỉ cần ngoại hình vốn có của bạn mà còn cả nhiều yếu tố quan trọng khác như nụ cười thu hút đặc trưng, điều kiện ánh sáng, trang phục và đặc biệt là cách tạo dáng.
Chụp ảnh cho nàng
Chụp ảnh cho nàng

1. Nghĩ đến những điều tích cực

Nghe có vẻ sáo rỗng nhưng cách để có biểu cảm khuôn mặt tốt là suy nghĩ về những điều tích cực khi chụp ảnh: một kỉ niệm đặc biệt, những khoảnh khắc đáng nhớ hay những điều ngọt ngào mà người thân bạn bè từng làm cho bạn. Nhiếp ảnh gia kiêm stylist nổi tiếng Anna Naphtali đã từng nói: "Nghĩ về những điều hạnh phúc khi chụp giúp tạo dáng tự nhiên và cười chân thật hơn, đồng thời cũng xóa bỏ những biểu cảm khiên cưỡng".
9 bí quyết giúp nàng 'ăn ảnh'
Nghĩ về những điều hạnh phúc khi chụp giúp tạo dáng tự nhiên và cười chân thật hơn, đồng thời cũng xóa bỏ những biểu cảm khiên cưỡng.

2. Luyện biểu cảm khuôn mặt

Hãy tìm hiểu ưu khuyết trên khuôn mặt bạn để khắc phục chúng khi chụp ảnh, ví dụ như: Môi bạn mỏng, hãy khép hờ môi và thổi nhẹ trong khi chụp để tạo cảm giác môi dày hơn. Siêu mẫu quốc tế Sarah Ingle từng khuyên rằng: "Những người có khuôn mặt đầy đặn nên tránh hướng mặt vào thẳng ống kính máy ảnh mà nên hơi ngả đầu sang một bên". Cằm nhọn và mũi tẹt ư? Sarah cũng gợi ý rằng nên hếch cằm về phía trước khi chụp nghiêng để khuôn mặt trông cân đối hơn.
Và hãy thử cầm lấy điện thoại và 'tự sướng' liên tục cho tới khi tìm góc mặt hay nụ cười làm bạn ưng ý nhất.
Thật tự tin trước ống kính và từ từ xoay người theo từng góc. Việc này sẽ giúp bạn thể hiện những tố chất tiềm năng đáng kinh ngạc của mình.
9 bí quyết giúp nàng 'ăn ảnh'
Chuyên gia tư vấn thẩm mỹ đồng thời là cựu mẫu quốc tế Tiffany Hendra lưu ý rằng: "Hãy cầm lấy điện thoại và 'tự sướng' liên tục cho tới khi tìm ra nụ cười đặc trưng mà bạn hài lòng nhất". Có công mài sắc có ngày nên kia mà !
9 bí quyết giúp nàng 'ăn ảnh'
Trái ngược với suy nghĩ thông thường, góc mặt xấu không hề tồn tại.
9 bí quyết giúp nàng 'ăn ảnh'
Nhiếp ảnh gia và cựu người mẫu Nigel Barker chia sẻ: "Tập trung toàn bộ năng lượng vào việc nhìn thật tự tin trước ống kính và từ từ xoay người theo từng góc. Việc này sẽ giúp bạn thể hiện những tố chất tiềm năng đáng kinh ngạc của mình".

3. Nâng máy ảnh lên cao

Khi chụp, luôn luôn đặt máy ảnh từ ngang mắt trở lên hoặc cao hơn. Việc này giúp tạo ra đường viền cằm hoàn hảo cho người bạn chụp.
9 bí quyết giúp nàng 'ăn ảnh'

4. Ánh sáng là chìa khóa vàng


Theo như nhiếp ảnh gia chuyên chụp chân dung Aaron Gil, bí quyết quan trọng nhất giúp bạn đẹp khi lên ảnh là cách bắt ánh sáng thích hợp bổ sung cho gương mặt bạn: "Nên tránh những ánh sáng gắt làm lộ rõ nhược điểm trên mặt bạn và tạo ra những vùng tối dưới mắt và mũi. Cách lấy sáng thích hợp nhất là từ đỉnh đầu cho tới cằm và từ gò má này sang gò má kia".
9 bí quyết giúp nàng 'ăn ảnh'

5. Đơn giản hóa mọi thứ

Đừng quá cố tạo dáng phức tạp, hãy thả lỏng cơ thể, tạo dáng đơn giản, tự nhiên. Jamie McCarthy, nhiếp ảnh gia kiêm quản lý trang web chia sẻ ảnh lớn Getty Images, có lời khuyên quý báu rằng: "Đừng tạo dáng gượng ép, cứng nhắc, hãy thoải mái và thư giãn. Cố gắng không để cơ thể và gương mặt bị 'đơ' , luôn đứng thẳng và đôi khi hơi cong lưng chút". Và giống như Tiifany đã nói ở trên, luyện tập, luyện tập và luyện tập!
9 bí quyết giúp nàng 'ăn ảnh'
Đứng dáng đơn giản, nhưng cơ thể thoải mái, tự nhiên là đủ để bạn có dáng đẹp trong bức hình.

6. Chống tay vào hông

Chống tay vào hông luôn là cách cổ điển nhưng hữu hiệu. McCarthy nói rằng: " Việc đặt tay vào hông không chỉ nhấn vào vòng eo của bạn mà còn tạo cho bạn cảm giác bản thân gầy hơn, thậm chí giúp cho bức ảnh trông tự nhiên và sống động hơn thay vì việc buông lỏng tay ". Khi tạo dáng này, bạn nên đặt ngón cái ra ngoài, lòng bàn tay hướng vào trong để tạo điều kiện " khoe ra " những chiếc nhẫn hay trang sức khác và đồng thời để bản thân trông thoải mái, tự nhiên hơn.
9 bí quyết giúp nàng 'ăn ảnh'

7. Giữ dáng khi ngồi

"Bạn hoàn toàn có thể bị mờ nhạt giữa khung cảnh nếu bạn không điều chỉnh cách tạo dáng khi ngồi" Nigel chia sẻ tiếp. "Luôn ngồi thẳng và vuông góc với mặt ghế. Nó sẽ giúp tạo cảm giác thân trên của bạn dài hơn và đảm bảo rằng nhiếp ảnh gia có thể chụp được những dáng đẹp nhất của bạn".
9 bí quyết giúp nàng 'ăn ảnh'
Tạo dáng thanh lịch, dáng ngồi vuông góc với mặt ghế.

8. Mặc trang phục phù hợp

Mặc quần áo phù hợp sẽ giúp bạn trông nhẹ hơn 3 - 5 cân, Aaron Gil lưu ý: "Tông màu tối sẽ giúp dáng người cùng bắp chân, bắp tay bạn trông nhỏ hơn. Nên tránh những chiếc áo phông hay cộc tay vì chúng sẽ tố cáo bắp tay to của bạn". Họa tiết kẻ ngang thì tạo cảm giác hông bạn to hơn bình thường. Bạn có thể tham khảo các gợi ý chọn những trang phục phù hợp với dáng người sau: Khéo tôn dáng cùng "Đen- trắng", Bí quyết 'tôn dáng' cùng kẻ sọc, Chọn váy xòe 'hoàn hảo' cho từng vóc dáng, Chọn sơ mi trắng theo dáng người, Chọn sóoc hè hoàn hảo theo dáng người ...
9 bí quyết giúp nàng 'ăn ảnh'
Chọn quần áo thích hợp giúp bạn có dáng đẹp hơn khi lên hình.

9. Nắm rõ những kiểu trang điểm

Amanda Belluco, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đến từ New York đã từng nói: "Nếu khách hàng của tôi chuẩn bị trang điểm, tôi sẽ luôn nhắc họ rằng không nên sử dụng phấn nền hoặc kem che khuyết điểm chứa SPF vì chúng sẽ phản chiếu ánh sáng. Khi bị phản sáng cùng với đèn flash, da mặt bạn sẽ trông nhợt nhạt và bóng nhờn. Tốt nhất nên trang điểm tự nhiên và nhớ rằng khi lên ảnh, màu môi, màu phấn má và đặc biệt là màu phấn mắt hay bị làm nhạt đi nên đừng ngại trang điểm đậm ở những vùng này".
9 bí quyết giúp nàng 'ăn ảnh'
Tốt nhất nên trang điểm tự nhiên và nhớ rằng khi lên ảnh, màu môi, màu phấn má và đặc biệt là màu phấn mắt hay bị làm nhạt đi nên đừng ngại trang điểm đậm ở những vùng này"
 

Bài 23: 9 cách để chụp chân dung với một nguồn sáng


9 cách để chụp chân dung với một nguồn sáng9 cách để chụp chân dung với một nguồn sáng 
Bài này hướng dẫn 9 cách đặt 1 đèn flash để bạn có thể áp dụng khi chụp chân dung.

Những dụng cụ cần thiết

Để hoàn thành bài hướng dẫn này, bẽ sẽ cần đủ những dụng cụ sau:
- Máy chụp hình và lens để bắt đầu (tất nhiên rồi ). Những tấm hình trong bài này sử dụng 24mm, 50mm hay 85mm lens.
- Một cái flash rời (stadn-alone flash) để có thể tự cài đặt.
- Một thiết bị để bạn có thể điều khiển cái đèn flash đó, có thể là một thiết bị wireless điều khiển.
- Một cái Ô (dù) hắt sáng – cái dù phía trong có thể hắt sáng (màu bạc).
- Bạn có thể tùy biến bằng một cái đĩa bạc, hoạc một tấm xốp (Bọt biển) chúng rất hữu dụng ở một số nơi.
- Hai cái chân để giữ đèn flash và cái dù hắt sáng.

Ngoài trời và Trong nhà

Bài hướng dẫn này gồm 2 phần. Một là ngoài trời, nên bạn có thêm nguồn sáng là ánh sáng mặt trời, còn trong nhà thì chỉ có 1 nguồn sáng mà thôi. Bởi vậy hãy bắt đầu ở ngoài trời nơi bạn có 2 nguồn sáng là ánh sáng thiên nhiên và ánh sáng flash.
Ví dụ 1. Một đèn Flash
Trong ví dụ đầu tiên, trời đã vào chiều, mặt trời ở phía bên trái cô gái. Như hình bạn thấy dưới đây, một nửa mặt của cô gái ở trong tối còn ánh sáng thì rất phẳng. Nền đằng sau cô gái rất nhiều chi tiết phức tạp. Bức hình này chỉ ra chúng tôi để đèn flash ở vị trí hướng thẳng vào đối tượng.

Hoàn thành
Để sử dụng đèn Flash chính xác, tôi đo ánh sáng tự nhiên, sau đó để độ phơi sáng hơi tối đi, và hướng flash vào cho chính xác. Điều này sẽ giúp cho đối tượng tách khỏi nền vì nền sẽ tối hơn. Hàng rào cũng được làm sáng, vì flash khá xa với đối tượng nên nó sẽ chiếu vào một vùng rộng.
Ánh sáng từ đèn flash sẽ chiếu phần tối của mặt, phần còn lại là việ của ánh sáng mặt trời. Kỹ thuật này khá dễ thực hiện và có hiệu quả. Có thể nhìn rõ đối tượng thậm chí khi in khổ lớn.

Ví dụ 2: Chụp RIM Light
RIM Light là thuật ngữ dùng cho những tấm ảnh có ánh sáng từ phía sau khiến vùng viền của đối tượng rất sáng. Bạn để ý rằng tôi để flash ở phía sau đối tượng.
Mặt trời làm sáng đối tượng, nhưng với đèn flash chiếu từ phía sau để tạo Rim light. Rim light chiếu sáng vùng viền của đối tượng và thường phải sáng hơn ánh sáng chính (trường hợp này là Mặt trời).
Không như kỹ thuật trước, tôi không để thiếu sáng so với ánh sáng xung quanh. Thực tế tôi còn chỉnh sáng hơn chút để cùng với flash tạo highlights.

Hoàn thành
Hiệu ứng tập trung đặc biệt vào tóc và áo cô gái. Những phần bên phải hầu hết đều sáng, vì đèn Flash phía sau bên phải của đối tượng, nhung không trực tiếp, ánh sáng chỉ chiếu vào phần viền.  Bạn có thể thấy sự tác động của ánh sáng lên hàng rào phía sau, chi sáng hơn chút ở bề mặt.

Ví dụ 3: Rembrandt Lighting
Rembrandt lighting là kỹ thuật phổ biến trong các studio. Với việc sử dụng một đèn flash một phía làm ánh sáng chính với góc 45 độ, và một tấm phản quang (hoặc một đèn flash khác) ở phía ngược lại – cũng -45 độ – để làm ánh sáng phụ.
Kỹ thuật này được đặt theo tên và dựa trên ánh sáng những bức tranh của danh họa nổi tiếng Rembrandt người Hà Lan – Những bức họa chân dung của ông được vẽ theo ánh sáng như vậy.
Cho lần chụp này, tôi gắn thêm một cái dù. Đèn flash được bắn thẳng vào dù để ánh sáng lấy được từ sự phản chiếu của cái dù rất êm và tỏa rộng hơn, tuy nhiên nó cũng khiến ánh sánh yếu đi vì thế bạn thấy chiếc dù đặt ngay gần với mặt cô gái.

Hoàn thành
Như bạn thấy, gương mặt và cơ thể (từ góc nhìn chúng ta) được chiếu sáng bằng mặt trời, nhưng mặt trời không phải là nguồn sáng chúng ta tự thêm vào. Đèn Flash đã làm sáng phần tối gương mặt, nhưng cũng đã làm sáng cả những thanh gỗ hàng rào.
Mặt trời đã tạo nên một sắc ấm trên tóc và đôi chân của cô gái. Để lấy đo sáng trong trường hợp này, tôi đo sáng phần được chiếu sáng bởi mặt trời, và một chút phần tối. Sau đó chỉnh Flash đến khi bức ảnh được như ý muốn.


Ví dụ 4: Ánh sáng trong nhà
Bây giờ hãy di chuyển vào trong nhà. Trong các ví dụ còn lại, tất cả ánh sáng cung cấp cho đối tượng đều từ đèn Flash. Trong khi tôi sử dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ để set up những thứ cần thiết. Ánh sáng của sổ không có tác động tới đối tượng trong trường hợp này.
Cường độ từ đèn Flash sáng hơn ánh sáng từ cửa sổ. Trong cách sắp xếp dưới đây, bạn có thể thấy tôi đã đề nghị cô gái đeo kính râm và nhìn trực tiếp vào đèn Flash, tôi đã để phía trên.

Hoàn thành
Bức ảnh cuối cùng nhìn có vẻ giống một ngôi sao nhạc rock. Sự phản chiếu của cái dù lên chiếc kính râm tạo khiến tấm ảnh rất thú vị, Màu sắc tấm ảnh rất nhẹ nhàng.

Ví dụ 5: Flash phía sau và phản quang phía trước.
Cần nói rõ trường hợp này. Chiếc đù đặt trước mặt đối tượng không có đèn flash, nó chỉ để dùng phản quang. Sẽ tốt hơn nếu sử dụng một cãi đĩa bạc hay tấm bạt trắng (hoặc bọt biển).
Đèn flash đặt ở phía sau sẽ bắn vào tấm phản sáng tạo nên nguồn sáng chính, đồng thời nó cũng tạo RIM light ở phía sau đối tượng.

Hoàn thành
Như bạn thấy tấm hình ở dưới. Ánh sáng phản chiếu trở thành nguồn sáng chính, còn đèn flash tạo Rim light ở tóc cô gái. Trong ví dụ này có vẻ vị trí đèn Flash phía sau không tốt lắm, nên tôi không hài lòng về tấm hình này. Hy vọng bạn sẽ làm tốt hơn.

Ví dụ 6: Flash phía trên
Đây là một kỹ thuật khá đặc biệt. Tôi thích dùng nó bởi vì tấm hình sẽ có hiệu quả về màu sắc, hơn nữa nền bị tối đi rất nhiều. Trong kỹ thuật này bạn để đèn phía trên đầu – hơi nhô ra phía trước một chú so với đầu cô gái. Cô gái nhìn lên, sao cho bóng của cái mũi không quá nhiều.

Hoàn thành
Với tấm hình dưới đây, bạn thấy phần mặt cô gái hoàn toàn nổi bật, nền phía sau bị tối đi rất nhiều càng làm cô gái thêm nổi bật. Với kỹ thuật này bạn có thể làm cho một phần đối tượng chìm trong tối. Bạn cũng có thể thử nghiệm bằng cách để dù hắt sáng phía dưới.


Ví dụ 7: Nhìn kiểu…Mỹ
Trong cách chụp này bạn sẽ để đối tượng đứng sát tường. Đèn Flash để hơi cao quá mặt và bắn thắng vào dù hắt sáng. Tất cả để gần với đối tượng, bởi vậy bạn cũng nên đặt đèn Flash yếu đi một chút.


Hoàn thành
Kết quả chụp bạn thấy quanh tấm hình có vignette rất mượt – đó chính là phạm vi hắt sáng của dù hắt sáng – đồng thời phạm vi rộng của dù hắt sáng phủ lên hết mặt cô gái vì thế toàn bộ mặt được chiếu sáng nên không có phần tối. Gọi là nhìn kiểu Mỹ vì góc độ chụp khiến ta liên tưởng tới những tấm hình cảnh sát bên Mỹ chụp các đối tượng.
Ví dụ 8: Chụp gần
Về cơ bản cách sắp xếp đèn lần này giống như ở Ví dụ 5. Tuy nhiên bạn để mọi thứ (tường, đèn, đối tượng, dù) gần nhau hơn, giống như ví dụ trên. Trong lần chụp này tôi sử dụng Lens 50mm. Bạn đứng chụp chéo như ở hình dưới.

Hoàn thành
Kết quả chụp cho một tấm hình có ánh sáng tốt. Cường độ ánh sáng của dù đủ để mặt và mái tóc cô gái được làm rõ. Đèn Flash phía sau giúp đường viền đối tượng được làm rõ.
Kỹ thuật này cũng cho ánh sáng nền ngược lại với kỹ thuật để đèn flash phía trên. Nền ở lần chụp này hoàn toàn trắng. Tuy nhiên bàn tay cô gái bị trắng quá, nếu chụp lại tôi sẽ để bàn tay ở vị trí khác.


Ví dụ 9: Chụp đối diện bức tường
Trong cách chụp này, bạn không cần dù hắt sáng, bạn để Flash và đối tượng đứng như hình dưới, một bên sát tường, còn phía sau lưng thì xa tường ra. Cách xếp này giúp cho tường hắt chút ánh sáng vào vùng tối của đối tượng.


Hoàn thành
Như bạn thấy, gương mặt rất đẹp còn nền thì tối hoàn toàn. Với cách chụp này bạn có thể sử dụng ở bất cứ nới đâu. Bạn có thể giảm tốc độ chập xuống từ 1 hoặc 2s để có thể nhìn thấy nền lại. Điều này giúp cho tấm hình chân dung có thêm chất liệu nền. Bạn cũng có thể di chuyển đối tượng tới góc tường để tạo nền trắng.
 
 

Bài 24: Chụp chân dung bằng ánh sáng tự nhiên


Chụp chân dung bằng ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng tự nhiên hoàn hảo giúp bạn chụp ảnh đẹp mà không cần flash
Trong bài viết của tác giả Véronique da Silva trên trang web www.dasilvafoto.com, cô chia sẽ những kinh nghiệm về cách chụp chân dung với nguồn sáng xung quanh.

Tôi thường hỏi "Bạn có sử dụng đèn flash?". Và câu trả lời là "tôi thì không ". Tôi được đào tạo nhiếp ảnh chuyên nghiệp theo phương diện thương mại, nên thường sử dụng các loại đèn flash và thiết bị tốt nhất trên thế giới, và tôi biết rõ làm thế nào để sử dụng chúng. Tôi dùng nó trong phần lớn công việc của mình.

Nhưng, xung quanh cuộc sống chúng ta còn có vô vàn những nguồn sáng đẹp khác và nó mang lại cho chúng ta những thách thức khó có thể đoán để tìm và sử dụng nó hiệu quả. Là một nhiếp ảnh gia hay dùng ánh sáng tự nhiên, tôi thường dùng những tấm hắc sáng và thiết bị khuyếch tán để tận dụng cũng như hướng nguồn sáng có sẵn theo ý thích của tôi.


Hình 01

Tôi thích chụp ảnh chân dung và tôi đã nhận thấy rằng một người bình thường không cảm thấy thoải mái trong phòng studio với nhiều thiết bị và đèn flash nhấp nháy. Nó lấn áp không gian và dễ vướng vào trong bức ảnh. Nguyên tắc của tôi là nếu có thể chụp ảnh bằng nguồn sáng xung quanh, dù điều kiện sáng có khó khăn thế nào, tôi cũng sẽ cố tận dụng. Kết quả chắc chắn sẽ được tốt hơn khi dùng với đèn flash.

Dưới đây là một số mẹo để chụp với ánh sáng tự nhiên!

Khi chụp dưới ánh sáng chói chang ban ngày, nhiều người cảm thấy khó khăn hoặc sẽ sử dụng đèn flash khi chụp ngược sáng hoặc đưa đối tượng vào trong bóng râm. Vâng, đúng là như vậy, trong bóng râm ánh sáng dịu hơn, thú vị hơn, tạo bóng đổ nhẹ nhàn, chủ đề nổi bật trong nguồn sáng của mặt trời! Tuy nhiên, hãy bỏ những cảm giác này sang một bên và bước ra khỏi bóng râm và thử chụp! Bức ảnh của bạn sẽ tràn ngập ánh sáng, đó là thời điểm tuyệt nhất trong ngày. Chụp lúc giữa trưa sẽ rất khó khăn, nhưng đầy sức sáng tạo! Hãy tìm những nơi có thể làm nên bóng đổ và tạo hình tốt để chụp. Dừng lại và phân tích cảnh quan trước mặt, xem xét điểm mạnh để ánh sáng có thể tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp.


Hình 02

Khi chụp ảnh chân dung trong ánh sáng ban ngày, bạn nên chụp sao cho hướng sáng mặt trời nằm ở sau lưng của đối tượng. Hầu hết mọi người sẽ nheo mắt khi ánh sáng chiếu vào trước mặt. Bằng cách đặt ánh sáng sau lưng đối tượng, bạn sẽ làm họ thoải mái hơn và đổi lại họ chắc chắn sẽ hợp tác tốt với bạn trong công việc!

Điều gì xảy ra với bầu trời đầy gió? Câu trả lời là "chẳng có vấn đề gì cả"! Nó không ảnh hưởng gì đến độ phơi sáng của bức ảnh và cứ để mọi thứ bay theo cơn gió một cách tự nhiên. Bức ảnh hoàn hảo là có thể thấy được các chi tiết trong vùng sáng và vùng tối. Nhưng tôi thấy, đôi khi yêu cầu này không thực sự cần thiết khi chụp chân dung.

Hình 03

Tôi dùng tấm hắc sáng để giảm sự tương phản và để thấy rõ hơn một số chi tiết trong phần nền. Một tấm hắc sáng bạc sẽ làm độ nét của hình ảnh rõ ràng hơn, nhưng hãy nhớ rằng, nó làm ánh sáng độ phản chiếu rất mạnh và chủ đề của bạn có thể bị “cháy sáng”! Tôi sử dụng một tấm hắc sáng đơn giản chỉ toàn màu trắng, chủ yếu để hạn chế phần tối trên chủ đề, nhưng vẫn giữ được sức hấp dẫn của phần sáng phía sau. Tôi cũng thích chơi với vòng sáng lóe hiện lên trên tấm ảnh do hiệu ứng ánh sáng đi vào trực tiếp ống kính! Chúng ta hoàn toàn không thể đoán trước chúng sẽ như thế nào, nhưng có thể nói là  nó sẽ rất đẹp! Để có thể sử dụng tấm hắc sáng trong khi chụp, bạn cần có người phụ giúp và đây là sự trợ giúp rất cần thiết

Nhưng nếu phải sử dụng đèn flash, tôi chỉ dùng nó như nguồn sáng phụ và luôn để nguồn sáng môi trường xung quanh đóng vai trò chính. Khi chụp nội thất, tôi luôn hướng đèn flash lên trần nhà hoặc cho phản xạ ra qua tấm hắc sáng của tôi, nó sẽ tạo ra một ánh sáng mềm và tự nhiên hơn khi hướng thẳng trực tiếp vào đối tượng. Nó cũng tạo ra một nguồn sáng huyền ảo. Tôi thường trừ sáng khoảng 1.5 đến 3 stop và chụp tốc độ chậm để tất cả ánh sáng có thể đi vào trong bức hình

Giống như tất cả mọi thứ khác, bạn cần thực hành thật nhiều! Tận dụng môi trường sáng xung quanh, đừng để các giới hạn ảnh hưởng đến quyết định của bạn, bạn sẽ ngạc nhiên với chính mình và chắc chắn kỹ năng của bạn sẽ được cải thiện! Đó mới là điều quan trọng nhất, chúc thành công nhé!

Hình 04

Bài 25: 5 bí quyết chụp ảnh chân dung đẹp


Chụp chân dung có nhiều kiểu và mỗi kiểu đều có mục đích nhằm để trình bày chủ thể trong một loại ánh sáng khác nhau. Có thể đó là kiểu chụp chân dung mà bạn có khả năng kiểm soát vị trí chụp, chiếu sáng và bố cục. Nhưng cũng có kiểu chụp ngẫu hứng không được sắp đặt trước, trong đó chủ thể trông có vẻ tự nhiên và ít gò bó hơn
Không có nguyên tắc cứng nhắc và sít sao nào trong việc chụp chân dung, nhưng sau đây là vài điều quan trọng và cách chụp chân dung cơ bản có thể áp dụng được. Chụp chân dung có nhiều kiểu và mỗi kiểu đều có mục đích nhằm để trình bày chủ thể trong một loại ánh sáng khác nhau. Có thể đó là kiểu chụp chân dung mà bạn có khả năng kiểm soát vị trí chụp, chiếu sáng và bố cục. Nhưng cũng có kiểu chụp ngẫu hứng không được sắp đặt trước, trong đó chủ thể trông có vẻ tự nhiên và ít gò bó hơn.
Sau đây là vài điều quan trọng và cách chụp chân dung mà bạn có thể áp dụng được:

Vị trí

Quan trọng là phải chuẩn bị trước. Bạn nên đi tiền trạm các vị trí trước khi chụp ảnh. Khi đã chọn được vị trí, bạn cần phải chọn khu nào có nền đẹp hơn cho chủ thể. Khi chụp chân dung, bạn hãy dùng ống kính góc rộng để lấy được cảnh vật xung quanh chủ thể, có thể tạo nên một câu chuyện và làm hình ảnh trông hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng hậu cảnh lộn xộn thỉnh thoảng sẽ làm chủ thể bị chìm đi, làm bố cục không còn có điểm trọng tâm nữa.



Gợi ý: Bạn nên luôn có kế hoạch dự phòng trong trường hợp thời tiết xấu, ví dụ như một vị trí gần đó để chụp trong nhà.

Ánh sáng

Khi chụp ảnh chân dung trong ánh sáng tự nhiên, hầu hết các nhiếp ảnh gia luôn chờ đến “giờ vàng”, thường là vào buổi sáng sớm hay chiều tối khi có ánh sáng ấm, đẹp mắt chiếu lên da. Tuy nhiên, nếu không chờ được thời gian này, bạn cũng có thể chụp ảnh đẹp trong một ngày có mây. Bầu trời phủ đầy mây có thể ví như một hộp khuếch tán ánh sáng (softbox), cho ánh sáng dịu và đẹp hơn. Nếu chụp trong nhà, hãy đặt chủ thể gần một cửa sổ lớn để có ánh sáng dịu gián tiếp. Đồng thời, vị trí này cũng có thể cho ánh sáng phản chiếu đẹp trong mắt của chủ thể.



Gợi ý: Dùng một gương phản xạ hay một miếng bìa cứng màu trắng lớn để giúp thêm ánh sáng cho những vùng thiếu sáng của chủ thể.

Ánh mắt

Ngạn ngữ có câu “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Điều này cũng đúng đối với ảnh chân dung, trong đó điểm chỉnh nét lý tưởng là đôi mắt của chủ thể. Tuy nhiên, nếu chủ thể của bạn được chụp nghiêng và không nhìn thẳng vào bạn, bạn nhớ hãy chỉnh nét vào bên mắt của chủ thể gần bạn nhất. Để chụp ảnh cả nhóm, hãy dùng chức năng chụp theo chế độ chụp nhiều ảnh liên tục để đảm bảo không ai trong ảnh bị nhắm mắt.



Gợi ý: Khi chụp ảnh trẻ em, hãy dùng một món đồ chơi mà trẻ thích để thu hút ánh mắt của chúng.

Độ sâu trường ảnh

Độ sâu trường ảnh thấp áp dụng tốt nhất cho ảnh chân dung. Thường thì nó làm cho phần hậu cảnh thành một cảnh mờ đẹp trong khi vẫn giữ sắc nét chủ thể. Người dùng máy ảnh ống kính rời DSLR có thể chọn ống kính khẩu độ rộng, ví dụ như ống kính tiêu cự cố định 50mm F1.8, để tập trung chú ý của người xem vào chủ thể và giấu đi các chi tiết gây rối trong phần hậu cảnh. Người dùng máy ảnh ngắm chụp PnS có thể dùng trị số khẩu độ F3.5 hay thấp hơn, hay có thể dùng các chế độ chụp chân dung của máy để tạo hiệu ứng tương tự.



Gợi ý: Đối với người dùng máy ảnh PnS, hãy mở rộng hết zoom và thử chụp ở chế độ zoom gần tối đa để có được độ sâu trường ảnh và tách biệt chủ thể với hậu cảnh.

Tạo bố cục

Nếu bạn tránh không được các cảnh vật chung quanh thì hãy khai thác nó! Dùng các cảnh thường ngày như khung vòm, ô cửa, hành lang, ban công, nhánh cây… là những cách sáng tạo để tạo bố cục cho cảnh vật chung quanh chủ thể và đồng thời tạo được sự chú ý thị giác nhiều hơn. Bạn cũng có thể dùng những người xung quanh để tạo bố cục cho chủ thể chính. Ví dụ đàn cháu vây quanh người bà trong bữa tiệc sinh nhật của bà có thể dùng làm bố cục tốt, trong đó biểu lộ tình cảm của các cháu nói lên được niềm vui và trân trọng của buổi tiệc.



Gợi ý: Hãy nhớ xem các bên khung hình và loại bỏ các chi tiết gây rối như bụi cây hay một cột đèn lạc lõng.
 
 Người đăng bài viết: Phạm Hải Đăng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét