a

Mời các bạn bấm vào cuối trang BÀI ĐĂNG CŨ HƠN để đọc tiếp. Những bài viết về trường Trung học Bán Công Định quán được đặt trong thư mục KÝ ỨC HỌC TRÒ.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

25 bài kỹ thuật chụp ảnh đẹp (phần nâng cao 3)

Bài 16: Bí quyết chụp ảnh gia đình đẹp

Bí quyết chụp ảnh gia đình đẹpBí quyết chụp ảnh gia đình đẹp 
Ảnh chân dung gia đình sẽ được trưng bày và lưu giữ nhiều năm nên khi chụp, những nhân vật trong ảnh cần giữ được tư thế thoải mái, khuôn mặt biểu lộ tình cảm, còn người chụp phải tìm được những góc chụp độc đáo.

1. Tạo tư thế thoải mái

Hãy sáng tạo bằng cách sắp xếp vị trí mọi người khi chụp ảnh chân dung gia đình, việc này tùy thuộc vào số người sẽ chụp và không gian có được. Với một gia đình 4 người, bạn có thể sắp xếp cho cả gia đình nằm đối đầu theo vòng tròn, mọi người nằm dưới đất, nắm tay nhau. Người chụp dùng ống kính chuẩn hay ống kính góc rộng từ 17-50mm, đứng chồm qua họ hay đứng lên thang để chụp. Lấy nét ở giữa hình, dùng độ sâu trường ảnh DOF (depth of field) vừa phải, lý tưởng là f/9 đến f/16.
 

2. Đứng thành nhóm

Nếu chụp gia đình đông người, hãy bảo họ đứng với nhau thành nhóm. Những người cao, trẻ hơn đứng phía sau, người già ở giữa và trẻ em phía trước. Những người cao hơn nên đứng ở 2 bên ảnh. Để ảnh trông tự nhiên, đừng nên áp dụng nguyên tắc “thấp đến cao” cứng ngắt vì ảnh sẽ có vẻ bị sắp xếp trước. Dùng đèn flash rời để chiếu sáng vùng bị tối, giúp khuôn mặt trông bớt lạnh nhạt, và dùng độ sâu DOF rộng hơn để mọi người đều được sắc nét.

3. Biểu lộ tình cảm

Bức ảnh gia đình nên thể hiện tình cảm và tình thân, do vậy, hãy để các thành viên khoác vai hay ôm nhau. Bạn cũng có thể sắp xếp để cho thấy rõ những khác biệt giữa các thế hệ, ông bà, tiếp theo là con cái và cuối cùng là thế hệ cháu chắt. Thường thì khác biệt về tuổi tác sẽ được thấy rõ. Hãy chụp ảnh kiểu này với ánh sáng tự nhiên và tốc độ trập nhanh để bắt kịp những nụ cười bất chợt. Nếu bảo mọi người giữ nguyên nụ cười thì ảnh sẽ trông mất tự nhiên.

4. Trang phục thích hợp

Về trang phục, các thành viên trong nhà nên chuẩn bị mặc cùng màu hay cùng kiểu để có hiệu ứng thú vị. Mọi người cũng có thể mặc quần áo hợp tông với nhau hay pha trộn và phối màu để có hiệu ứng khác nhau. Cũng có thể chọn trang phục trang trọng, tuy nhiên, nên tránh màu quá đỏ. Cũng nên thử pha trộn và phối hợp các màu để ảnh trông tự nhiên hơn.

5. Lấp đầy khung hình

Cận cảnh là cách tốt nhất để biểu lộ tình cảm. Hãy để 2 người thân (có thể là vợ chồng, anh chị em hay cha mẹ và con cái) kề sát với nhau càng gần càng tốt. Dùng ống kính chuẩn hay ống kính chụp cận cảnh (macro) và cắt cúp cho sát. Hãy đợi một chút, có thể họ sẽ cười hay nhìn nhau thì lúc đó mới chụp. Dùng đèn flash để bắt được khoảnh khắc đó, và chỉnh độ DOF cạn để làm hậu cảnh mờ đi.

6. Góc cạnh độc đáo

Hãy thử chụp với các góc cạnh khác nhau. Hình ảnh loại này sẽ mang lại thích thú cho người xem và thể hiện được nhiều điều. Một kỹ thuật tuyệt vời là bạn hãy nằm xuống đất và chụp lên với chủ thể đứng phía trên. Bạn sẽ phải dùng đèn flash để chiếu sáng các khuôn mặt trên bầu trời sáng chói. Hãy bảo mọi người hơi cúi mặt xuống để khỏi thấy quá rõ mũi của họ.

Một số chú ý khác

Các thiết lập nên dùng
Thiết lập phơi sáng cho ảnh chân dung gia đình thường khác nhau dù bạn luôn muốn có được hình ảnh cân bằng và sắc nét. Vì thế, nên dùng đèn flash nếu cần và tốc độ trập hợp lý ít nhất là 1/125 giây. Điều chỉnh DOF sâu hơn (f/11-f/22) nếu bạn chụp cả nhóm để mọi người được rõ nét. Tuy nhiên, nếu chụp dưới 3 người, hãy dùng độ DOF cạn hơn (f/2-f/5.6) để phần hậu cảnh bị mờ đi.
Thiết bị nên có
Chụp ảnh gia đình thường cần nhiều thời gian và hầu hết mọi người sẽ sẵn sàng dùng nhiều thời gian để có được bức ảnh đẹp. Dùng ống kính loại góc rộng để chụp được hết mọi người và nên dùng giá 3 chân, đèn flash rời nếu cần. Các tấm phản sáng cũng giúp chiếu dội ánh sáng vào nhóm nhiều người, nhưng bạn phải có giá để hay nhờ người cầm giúp khi chụp ngoài trời.
Hãy sáng tạo khi chụp ảnh gia đình. Các hình ảnh hiện đại ngày nay được chụp ngoài trời với ánh sáng tự nhiên, tư thế và cách tạo dáng tự nhiên. Đừng để các thành viên ăn mặc quá diện và hãy giữ mọi việc vui vẻ, tự nhiên và nhẹ nhàng. Một yếu tố chủ yếu cần phải lưu ý là bạn sẽ chụp bao nhiêu người. Nếu cần, bạn nên tách ra để chụp từng cặp. Phương pháp này có thể tạo được những bức ảnh đẹp tuyệt vời và cũng có thể phối hợp trình bày cùng với nhau trong ảnh dựng sau này.

Bài 20: Bí quyết làm mờ hậu cảnh trong chụp ảnh chân dung

LÀM MỜ HẬU CẢNH khi chụp ảnh chân dung BẰNG KỸ THUẬT CHỤP là một kỹ thuật không khó nhưng nó đòi hỏi người chụp phải có trải nghiệm tốt để có được bức ảnh đẹp. Bài viết sẽ giới thiệu một vài bí quyết nhỏ để giúp bạn dễ nắm bắt được kỹ thuật này.
Làm mờ hậu cảnh
Làm mờ hậu cảnh
Ba yếu tố ảnh hưởng đến độ sắc nét của hậu cảnh là:
  • khẩu độ
  • chiều dài tiêu cự của ống kính
  • khoảng cách giữa chủ thể và hậu cảnh
Để chứng minh các yếu tố này có tác động như thế nào, bạn có thể xem các hình ảnh minh họa dưới đây.

Ảnh hưởng của ống kính

Loạt ảnh đầu tiên được thực hiện khi cô bé trong ảnh đang đứng ở trước cửa nhà và cách cửa nhà khoảng 0,6 m. Các ống kính được sử dụng cho tất cả các bức ảnh này là: 16mm, 35mm, 70mm, 150mm. Tất cả các bức ảnh này đều được chụp với cùng một khẩu độ như nhau, thông số khẩu độ sẽ được tiết lộ sau khi bạn xem ảnh.
*** Lưu ý: tác giả sử dụng một chiếc Canon 5D MarkIII có cảm biến full-frame, do đó nếu bạn sử dụng một máy ảnh có cảm biến nhỏ hơn (ví dụ máy có hệ số crop là 1.5x), thì các ống kính bạn cần là : 11mm, 24mm, 50mm, 100mm

các yếu tố làm mờ hậu cảnh trong chụp ảnh chân dung
Tất cả các ảnh đều được chụp với cùng một khẩu độ

Ảnh hưởng của khoảng cách

Loạt ảnh thứ hai được chụp với ở khoảng cách hơn 6 m so với cửa ngôi nhà. Mỗi lần thay đổi ống kính, tác giả di chuyển xa hơn khỏi bé gái để làm sao cho hình ảnh cô bé vẫn ở trong một khung hình tương đương.
 làm mờ hậu cảnh trong chụp ảnh chân dung
Tất cả các ảnh đều được chụp với cùng một khẩu độ, giống với các ảnh phía trên
Lưu ý, trong loạt ảnh thứ hai này, hình ảnh hậu cảnh trông mềm hơn, đặc biệt là khi chụp với ống kính dài nhất. Bạn đã thấy sự tương quan ở đây chưa? Lưu ý là, tất cả 8 hình ảnh trên được chụp với cùng một khẩu độ. Điều duy nhất được thay đổi trong loạt ảnh đầu tiên là tiêu cự của ống kính. Yếu tố duy nhất thay đổi ở loạt ảnh thứ hai chính là khoảng cách tới hậu cạnh, bằng cách để đối tượng đi xa hơn khỏi ngôi nhà.

Ảnh hưởng của khẩu độ

Vậy còn khẩu độ thì sao?
Tác giả đã cố tình không cho bạn biết khẩu độ nào đã được sử dụng trước khi bạn nhìn thấy những hình ảnh. Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng, tất cả các bức ảnh trên đều được chụp ở khẩu độ f5.6? Vâng, đó là sự thật! Tất cả các hình ảnh ở trên đã được thực hiện với một khẩu độ f5.6. Không phải là khẩu độ đầu tiên bạn nghĩ đến khi ai đó nói về "mờ hậu cảnh" đúng không? Các bạn có khẩu độ f5.6 trên ống kính kit lens của bạn chứ? Nếu vậy, hẳn bạn từng nghĩ rằng bạn không bao giờ có được bức ảnh có hậu cảnh mờ tốt mà không cần đầu tư hàng trăm, hay hàng ngàn USD cho một ống kính với khẩu độ lớn hơn? Hãy nghĩ lại, và đọc tiếp!
Một so sánh bằng cách sử dụng f2.8
Để tiếp tục chứng minh, mời bạn xem tiếp hai loạt ảnh khác đều chụp ở khẩu độ f2.8. Đầu tiên với cô bé đang ở gần ngôi nhà, loạt ảnh thứ hai với cô bé ở xa ngôi nhà. Chú ý xem ống kính và khoảng cách ảnh hưởng nhiều hơn đến hiện tượng mờ trên hậu cảnh như thế nào, so với khẩu độ rộng hơn. Bạn sẽ thấy không có nhiều sự khác biệt giữa các loạt ảnh này với các ảnh được chụp ở thiết lập đầu tiên tại f5.6.
Bí quyết làm mờ hậu cảnh trong chụp ảnh chân dung
Tất cả các ảnh này được chụp ở khẩu độ f 2.8
làm mờ hậu cảnh
Tất cả các ảnh này được chụp ở khẩu độ f 2.8, nhưng với khoảng cách xa hơn so với khung nền hậu cảnh
Chúng ta có thể học được gì từ điều này?
Mặc dù sử dụng một khẩu độ rộng là một yếu tố trong việc tạo ra hậu cảnh mờ, nó không phải là yếu tố duy nhất, và theo ý kiến của tác giả, nó không phải là quan trọng nhất. Nếu bạn đang định chụp một bức chân dung thì bạn nên cố gắng tìm một vị trí mà có thể đặt các đối tượng ở một khoảng cách đủ xa so với hậu cảnh, và bạn cần sử dụng các ống kính có tiêu cự từ 85mm hoặc hơn để chụp ảnh. Tuy nhiên cũng hết sức chú ý là, nếu bạn dùng một ống kính quá dài, bạn sẽ phải đi băng qua bên kia đường để có thể chụp ảnh và phải hét lên để đối tượng của bạn có thể nghe thấy. Một ống kính có tiêu cự 300mm có thể là quá nhiều cho chụp ảnh chân dung, nhưng nếu dùng để chụp ảnh động vật hoang dã hoặc đi du lịch, bạn có thể tạo ra một số hậu cảnh mờ độc đáo, mà bây giờ bạn đã biết phải làm thế nào rồi.
Xem thêm một số ảnh chụp cũng với phương pháp tương tự:
Bí quyết làm mờ hậu cảnh trong chụp ảnh chân dung
Chụp với một ống kính 200mm f2.8
Bí quyết làm mờ hậu cảnh trong chụp ảnh chân dung
200mm f2.8
Bí quyết làm mờ hậu cảnh trong chụp ảnh chân dung
200mm f5.6

Thực hành nhiều hơn
Hãy đi ra ngoài và thử thực hành bài tập này. Tìm một người mẫu cho bức ảnh của bạn và bắt đầu chụp ở khoảng cách gần với hậu cảnh, tiếp đó giãn dần khoảng cách với các thay đổi ống kính và khẩu độ khác nhau, bạn sẽ thấy những hiệu ứng khác biệt trên bức ảnh của bạn. Thực hành thật nhiều, và bạn sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm quý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét