AN GIANG QUÊ TÔI
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền Nam Việt Nam. Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên. Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên diện tích đứng thứ 4 trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An.
Thành phố Long Xuyên nằm bên bờ sông Hậu, có truyền thống văn hóa đặc sắc của một thành phố miền Tây với chợ nổi trên sông và nhiều di tích thắng cảnh khác. Thị xã Châu Đốc là thị xã biên giới xinh đẹp, nổi tiếng với cụm di tích và thắng cảnh ở núi Sam.
An Giang có một số thắng cảnh tiêu biểu như:
Châu Đốc: nổi tiếng với Lễ hội vía Bà Chúa xứ, núi Sam. Khu du lịch núi Sam có nhiều di tích lịch sử, tôn giáo quan trọng như: Lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, Chùa Phước Điền... Ngoài ra còn có các làng Chăm ven sông Hậu, làng bè Châu Đốc...
Thất Sơn: gồm 7 ngọn núi thuộc 2 huyện Tịnh Biên & Tri Tôn. Chùa Phật Lớn trên núi Cấm có tượng Phật Di Lặc được sách kỷ lục Việt Nam công nhận lớn nhất cả nước.
Rừng tràm Trà Sư là điểm du lịch sinh thái rộng trên 700 ha, nằm giữa lòng tứ giác Long Xuyên, thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên.
Hồ Thoại Sơn là một trong những hồ đẹp cách thành phố Long Xuyên 29 km theo đường tỉnh lộ 943.
Búng Bình Thiên (còn gọi là Hồ nước trời) là một hồ nước ngọt đặc biệt tại huyện An Phú, quanh năm xanh ngát cho dù xung quanh các kênh rạch bị vẩn đục phù sa.
Cù lao Giêng (Chợ Mới) nằm giữa sông Tiền với nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc.
Khu lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, v.v...
THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
Chợ Long Xuyên
Hồ NGuyễn Du
Hồ Nguyễn Du thuộc phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Hồ được hình thành từ một nhánh nhỏ của sông Hậu, bắt đầu từ đoạn cách đài Viễn thông An Giang khoảng 100 m, kéo dài gần 1.500 m xuôi về hạ lưu. Lâu dần, phù sa bồi đắp tách dần với sông Hậu. Về sau, người ta nạo vét và cải tạo thành hồ với chiều dài 350 m, rộng trên 50 m, diện tích mặt nước khoảng 1.750 m2.
Hồ nằm bên cạnh sông Hậu, ở một gốc đường Lê Lợi - con đường chạy giữa hai hàng cây xanh rợp bóng, có lẽ đây là con đường mát nhất thành phố Long Xuyên. Bên kia hồ là đường Nguyễn Du. Hồ nằm giữa hai con đường nhưng khung cảnh lại rất nên thơ và tĩnh lặng.
Hai bên bờ hồ, liễu rũ xanh um. Thật sự là nơi hẹn hò lý tưởng cho những đôi tình nhân trẻ. Gần hồ có nhiều hàng quán phục vụ cà phê, điểm tâm, giải khát. Gần hồ Nguyễn Du có một bến đò nhỏ qua Cồn Phó Ba - một địa điểm có thể khai thác du lịch vườn trong tương lai. Hồ Nguyễn Du cũng là địa điểm thường xuyên được chọn để tổ chức bắn pháo hoa vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán.
Nhà thờ Long Xuyên
Giáo
xứ Long Xuyên được thành lập trên 100 năm, có nhiều kênh rạch, ao hồ...
Cha sở tiên khởi là Cha Collot (MEP), sau đó là Cha Trần Ngọc Quý, Cha
Đức, Cha Piô Nguyễn Hữu Mỹ, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Cha Phaolô Lê
Thành Đạo, Cha Phêrô Lê Văn Kim. Giáo xứ Long Xuyên nằm ở trung tâm
Thành phố Long Xuyên, nhờ đô thị hoá, dân cư gia tăng theo thời gian,
nhờ đó giáo dân cũng tăng theo. Nhà thờ Long Xuyên đầu tiên được xây năm
1903, Nhà thờ Chánh Toà khánh thành năm 1973.
Nhà thờ Cái Đôi
Nhà thờ An Châu
Nằm
cạnh sông Hậu, nhà thờ được xây dựng từ 2001 và hoàn thành năm 2003
theo mô típ nhà thờ Phát Diệm, khoảng sân rộng, nhìn ra mênh mông sông
nước làm cho không gian nơi đây bình yên và mang lại cảm giác thanh thản
cho lữ khách.
Thánh đường Cù Lao Giêng
Giáo
xứ Cù Lao Giêng còn có tên gọi là họ Đầu Nước hay họ đạo Cù Lao Giêng,
được thành lập năm 1778, là một trong những giáo xứ lớn và lâu đời nhất ở
miền Tây Nam Bộ, nay thuộc Giáo phận Long Xuyên, tỉnh An Giang, Việt
Nam.
Tu viện thánh Franxicô, Tấn Mỹ, Chợ Mới
Núi Cấm - nóc nhà Miền Tây
Núi Cấm nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang, vì núi có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối luôn xanh tươi. Trên núi có các danh lam và danh thắng, như: Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm, v.v...
Ngoài ra, dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh núi có nhiều điểm tham quan như: suối Thanh Long [6], suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba, điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác Vật Lang, động Thủy Liêm. Dưới chân núi Cấm, về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên, với diện tích khoảng 100 ha, có cảnh quan đẹp, có đường tráng bê tông khá rộng lên đến đỉnh.
Bên cạnh các nguồn lợi từ du lịch, hành hương, cây trái... núi Cấm còn có các nguồn lợi khác từ tài nguyên, như đá xây dựng, cát núi, đất sét cao-lanh và nước khoáng thiên nhiên...
Rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật và thực vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam
Với diện tích gần 850 ha, phần lớn loài cây ở rừng tràm Trà Sư là tràm (trên 10 tuổi, cao 5 - 8 m). Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống nhiều loài động vật và thực vật. Theo thông tin trên website Du lịch Việt Nam, thì ở đây hiện có:
- 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi trong sách Đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điêng điểng (Anhinga melanogaster) [2]
-11 loài thú thuộc 4 bộ và 6 họ. Các bộ có số loài nhiều nhất là gặm nhấm (4 loài) và dơi (15 loài), trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm cũng đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam.
-25 loài bò sát và ếch nhái, gồm 2 bộ, 10 họ, trong đó có cả rắn hổ mang, rắn cạp nong.
-10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ [3].
Miếu bà chúa Xứ núi Sam
Tà Pạ
Tà Pạ là một ngọn đồi nhỏ nằm cạnh thị trấn Tri Tôn, tỉnh An Giang, trên núi có 1 cái hồ nước nhỏ là dấu vết còn sót của 1 hầm khai thác đá trước đây, trên đồi còn có ngôi chùa Chưn Num của người Khơme. Địa điểm này được dân chơi nhiếp ảnh biết đến nhiều vì lên trên đồi này ta có thể phóng tầm mắt nhìn xuống 1 cánh đồng tuyệt đẹp đầy nét đặc trưng của vùng An Giang với những cây thốt nốt chen lẫn và hậu cảnh là dãy núi Cô Tô hùng vĩ. Hồ nước trên núi cũng tạo nên cảnh quan lạ mắt vì luôn luôn trong xanh với những vách đá, cột đá soi bóng xuống hồ.
Khu du lịch lòng hồ Núi Sập
Búng Bình Thiên - An Phú
Từ trung tâm thị xã Châu Đốc, theo tỉnh lộ 956, qua Cồn Tiên có xóm Chăm Đa Phước, đến km 23+100 là ngã tư Quốc Thái, quẹo trái đi khoảng 2,5 km là đến Búng Bình Thiên. Đấy là dấu tích còn sót lại của một thời nơi vùng miền này hãy còn nhiều đầm trũng.
Theo sách Địa chí An Giang (tập 1), hồ Búng Bình Thiên gồm Búng Bình Thiên lớn và Búng Bình Thiên nhỏ, nằm giữa 2 sông Bình Di và sông Hậu tại các xã Khánh Bình, Nhơn Hội và thị trấn Long Bình (đều thuộc huyện An Phú). Trong đó, Búng Bình Thiên lớn có diện tích mặt nước trung bình là 193 ha, độ sâu trung bình là 6 m; Búng Bình nhỏ có diện tích mặt nước trung bình là 10 ha, độ sâu trung bình là 5 m[3]. Với diện tích như vậy, Búng Bình Thiên được coi là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây Nam Bộ[4].
Đến nay, hiện tượng nước hồ luôn trong xanh (trong khi các kênh rạch ở gần đó nước lại đục ngầu phù sa), và nước ở hồ cứ dâng lên rồi hạ xuống chứ không chảy, vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng.
Truyền thuyết kể rằng, ở cuối thế kỷ 18, vào một mùa khô hạn, một viên tướng của nhà Tây Sơn đã dâng lễ vật cúng trời đất để tìm nước cho binh sĩ. Khi ông rút gươm đâm xuống đất thì có một dòng nước trào lên đọng thành hồ nước trong vắt. Từ đó, hồ nước được người dân đặt tên là Búng Bình Thiên hay còn gọi là Hồ Nước Trời.
Chùa Sư Kết
Núi Két - Tịnh Biên
https://www.facebook.com/photo.php?f...type=3&theater
Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp - TT Nhà Bàng - Tịnh Biên - An Giang
Thành Hoa Tự (Chùa Đạo Nằm)
Chùa hang - Châu Đốc
Vị trí: Chùa nằm trên triền phía tây núi Sam, thuộc thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Đặc điểm: Chùa Hang là tên gọi dân gian của Phước Điền Tự, một trong bốn di tích văn hóa lịch sử của núi Sam.
Cầu Tha La, Châu Đốc đi Tịnh Biên
Cầu Xuân Tô, Tịnh Biên đi Campuchia
h
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét